Thai nhi đạp thúc xuống cửa mình

Trong suốt hành trình 40 tuần thai, thai nhi đạp gần cửa mình gây đau buốt có thể là một dấu hiệu vui nếu mẹ đang ở tháng cuối thai kỳ: Bé yêu sắp chào đời. Nhưng nếu đang ở tam cá nguyệt thứ hai mẹ đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe.

Thai nhi đạp gần cửa mình khi mang thai trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba là hiện tượng hình thường và hầu hết phụ nữ mang thai đều có triệu chứng này. Chỉ trừ những trường hợp mẹ đau tới mức không thể chịu đựng, cộng thêm dấu hiệu xuất huyết hoặc bất thường ở cửa mình mẹ mới cần đến thăm khám bác sĩ.

Thai nhi thúc xuống cửa mình

Mang thai từ tháng thứ 5 trở đi, tức là bụng bầu nhô lên rõ rệt, cơn gò tử cung xuất hiện và biểu hiện rõ rệt hơn. Dù thai nhi đạp gần cửa mình chỉ là thoáng qua (khoảng 10-15 giây khi dài nhất cũng chỉ 1 phút) nhưng mẹ đã có thể cảm nhận.

Thai nhi đạp thúc xuống cửa mình

Mẹ nào mà lại không mong muốn được cảm nhận những cú đạp của con

Những cử động của thai nhi như thai máy hay đạp mạnh về đêm thì bà bầu cũng nhận thấy rõ ràng hơn. Thời điểm 3 tháng cuối cơn gò sinh lý, dấu hiệu chuyển dạ giả khiến mẹ cảm thấy đau nhẹ.

Một số thai phụ cũng có thể cảm thấy hơi đau khi thai máy mạnh Vì vậy biểu hiện gò cứng bụng hay thai nhi đạp ngay cửa mình trong 3 tháng cuối thai kỳ là hoàn toàn bình thường.

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ bà bầu khó cảm nhận đau nơi cửa mình vì lúc này thai nhì còn khá khiêm tốn. Chỉ từ khi bước sang giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, tử cung to ra và chèn vào một số cơ quan trên cơ thể như bàng quang, trực tràngkhiến cho thai phụ thấy tức vùng cửa mình, thậm chí còn đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt.

Lúc này cách tốt nhất là mẹ bầu cứ ăn uống, nghỉ ngơi và khám thai theo đúng lịch hẹn. Chú ý trong 3 tháng cuối cần tránh ngồi xổm, hay ngồi bệt, nên ngồi ở những ghê có chỗ tựa giúp cho lưng đỡ đau mà bụng đỡ tức hơn.

Thai nhi đạp gần cửa mình tháng cuối

Đau nhức cửa mình khi mang thai là hiện tượng bình thường. Hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình có thể kéo dài trong một khoảng thời gian, mức độ đau cũng không ổn định, mẹ có thể đau âm ỉ hoặc đau nhói, đau dữ dội.

Khi thai nhi càng lớn, kích thước của tử cung mở ra, chèn ép lên vùng xương chậu khiến cho mẹ bầu có cảm giác đau cửa mình khi mang bầu.

Đồng thời ở 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể thai phụ sẽ sản xuất ra lượng hormone Relaxin làm các cơ ở vùng chậu giãn nở để thích nghi với sự phát triển của bé yêu.

Thai nhi lúc này quậy mẹ hơn cộng với những thay đổi của hormone khiến mẹ đau buốt cửa mình. Áp lực dồn lên vùng chậu quá tải sẽ dẫn tới tình trạng bị đau lưng, chuột rút, đau nhức mình mẩy, gồm cả đau vùng kín.

Trường hợp chị em đang ở tháng cuối của thai kỳ và bị đau buốt cửa mình tất nhiên một số phát hiện như đau bụng theo từng cơn, ra máu âm đạo thì rất có thể đó là dấu hiệu sắp sinh, cần đến bệnh viện ngay.

Thai nhi đạp ở bụng dưới

Bên cạnh vấn đề thai nhi đạp gần cửa mình, nếu bé cưng tích cực đạp bụng dưới, mẹ sẽ không cần quá lo lắng nếu điều đó lặp lại trong những trường hợp sau:

  • Mẹ ăn no: Đa phần thai nhi sẽ đạp nhiều hơn nếu dạ dày của mẹ được nạp quá nhiều thức ăn. Điều này là do bé đã được bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng hơn.
  • Môi trường bên ngoài quá ồn: Mẹ di chuyển ngoài đường, ngồi nói chuyện nơi công cộng, nghe nhạc quá lớn cũng khiến bé khó chịu hoặc muốn ra ngoài để hòa nhập với những âm thanh tươi vui đó.
  • Tư thế nằm của bà bầu: Khi mẹ nghiêng sang bên trái, bé sẽ đạp nhiều hơn. Vì tư thế này làm tăng lượng máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Bé đạp nhiều hay ít có thể thông báo nhiều vấn đề khác nhau nhưng chủ yếu nếu đạp nhiều là thể hiện tình trạng thai khoẻ mạnh

Thai nhi đạp thúc xuống cửa mình

Nằm ngủ đúng tư thế giúp mẹ bầu hạn chế những cơn đau buốt cửa mình

Mẹo giảm đau buốt khi mang thai

Nếu thường xuyên bị đau buốt cửa mình khi mang thai mẹ có thể áp dụng một số mẹo giảm đau ngay lập tức sau:

  • Tắm nước ấm (không phải nước nóng), dành khoảng 5 phút massage khuông xương chậu mỗi lần đi tắm
  • Lúc ngủ nên kê chân cao hơn hoặc gác chân lên gối mềm để tăng lưu thông máu tới khu vực xương chậu
  • Nằm nghiêng sang bên trái để giảm áp lực lên xương chậu
  • Tập thiền, yoga, đi dạo nhẹ nhàng trong suốt thai kỳ để tăng lưu thông máu
Thai nhi đạp thúc xuống cửa mình

Mẹ bầu có được tắm nước nóng?Với rất nhiều phụ nữ, việc ngồi trong bồn tắm nước nóng là một lựa chọn tuyệt vời để thư giãn và giải tỏa những cơn đau mỏi. Tuy nhiên, với các mẹ bầu thì việc ngâm mình trong bồn nước nóng lại không được khuyến khích. Nguyên nhân do đâu? Mẹ có phải kiêng hoàn toàn việc tắm nước ấm ngay cả khi...

Thai nhi đạp gần cửa mình mỗi ngày trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là dấu hiệu bình thường. Mẹ chỉ cần lo lắng khi có các triệu chứng bất thường đi kèm mà thôi!

Lâm An

Tham vấn y khoa:Bác sĩ chuyên khoa Sản  Thẩm mỹ TẠ TRUNG KIÊN

Thai nhi đạp thúc xuống cửa mình
  • Quá trình học tập:Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại Đại học Y Dược TP. HCM, học phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tại Đại học Y Phạm Ngọc Thạch
  • Thâm niên công tác:Khoa sản bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đồng Nai 3 năm
  • Hiện đang cố vấn chuyên môn của phòng khám Sản nhi, cố vấn chuyên môn cho chuỗi phòng khám G-link về các bệnh đường tình dục và công tác tại phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ Thẩm mỹ viện Keangnam Korea TP. HCM.
  • Các chứng chỉ về y khoa bác sĩ Kiên đã đạt gồm:
    Chứng chỉ hành nghề sản phụ khoa do Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cấp
    Chứng chỉ siêu âm tổng quát do trường Phạm Ngọc Thạch cấp
    Chứng chỉ tập huấn an toàn tiêm chủng, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ vùng mặt Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM.
    Hiện tại, bác sĩ Kiên đang nghiên cứu sâu về phẫu thuật thẩm mỹ tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và hợp tác tham vấn chuyên môn cho các bài viết về mẹ và bé của MarryBaby

Nguồn:

  • Baby Movements
    https://www.dremeilkamel.com.au/patient-resources/obstetrics/baby-movements/
  • Why Do Babies Move So Much in the Womb?
    https://www.toplinemd.com/blog/why-do-babies-move-so-much-in-the-womb/
  • Fetal Movement
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470566/
  • Your Babys Development: The Third Trimester
    https://familydoctor.org/your-babys-development-the-third-trimester/
  • Fetal movement in late pregnancy
    https://bmcpregnancychildbirth.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12884-016-0922-z
  • Baby movements in pregnancy
    https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-symptom-checker/baby-fetal-movements
    Truy cập ngày 30/7/2021

Video liên quan