Tham vấn giá hải quan tiếng anh là gì

Tham vấn giá là gì? Và tại sao phải tham vấn? Đây có lẽ là câu hỏi chắc chắn bạn sẽ gặp nếu làm trong một doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Khi nhập khẩu một lô hàng về, việc xác định trị giá tính thuế là một việc rất quan trọng vì nó sẽ quyết định doanh nghiệp cần phải đóng bao nhiêu thuế cho một đơn hàng.

Dĩ nhiên, doanh nghiệp nhập khẩu luôn thích nộp thuế ít hơn [giảm chi phí]. Thế nên trong nhiều trường hợp, đặc biệt là đôi với các mặt hàng nhập khẩu có thuế suất cao như hàng cá đông lạnh, điện tử, sữa, ô tô, rượu, bia, … doanh nghiệp cố tình khai báo giá trị đơn hàng thấp hơn thực tế [khai man] bằng cách tạo bộ chứng từ giả. Ngược lại, cơ quan hải quan muốn thu đủ thuế để đạt chỉ tiêu nhà nước giao cho. Và khi cơ quan hải quan nghi ngờ doanh nghiệp khai man, cần xác định lại trị giá hàng hóa, hải quan sẽ tiến hành biện pháp gọi là tham vấn giá.

Vì vậy khi bị tham vấn giá, DN cần đưa ra các thông tin, bằng chứng để bảo vệ mức giá mà mình đã khai trên tờ khai.

Một điều may mắn là: thời điểm hiện nay, doanh nghiệp được phép lấy hàng trước, sau đó mới tham vấn, và có phải đóng thêm thuế hay không thì tùy vào kết quả tham vấn. Điều này cũng giảm áp lực cho doanh nghiệp khi được lấy hàng ra sớm, tránh phát sinh chi phí và đền hợp đồng.

2. Các chứng từ cần thiết khi tham vấn giá.

Sau khi có quyết định tham vấn, Hải quan tiếp nhận sẽ làm hồ sơ chuyển về phòng có chức năng tham vấn giá của Cục Hải quan. Tại chi cục Hải quan Cát Lái, phòng tham vấn giá sẽ nằm tại lầu 1, ngay trên khu vực tiếp nhận hồ sơ Hải quan. Phòng này sẽ gửi Giấy mời hoặc gọi điện mời đại diện của chủ hàng đến làm việc vào ngày giờ hẹn trước.

Thời hạn tham vấn là trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai.

Đến ngày giờ hẹn trước, chủ hàng hoặc đại diện chủ hàng sẽ mang bộ hồ sơ như bên dưới đến cơ quan Hải quan để tham gia quá trình tham vấn giá:

- Hợp đồng, Invoice, Packing list

- CO

- Tờ khai

- Chứng từ thanh toán

- Giấy ủy quyền [nếu là người được ủy quyền]

- CMND

- Một số chừng từ và điều kiện khác phù hợp với từng lô hàng và yêu cầu của Hải quan tham vấn. ß chỗ này rất quan trọng, mọi người nên nhờ các đơn vị chuyên làm về sản phẩm của mình để có thể đảm bảo giữ được mưc giá ban đầu.

Trong suốt quá trình tham vấn giá, doanh nghiệp phải chứng minh và thuyết phục hải quan rằng giá mà doanh nghiệp khai trên tờ khai là giá thực tế.

Về phía Hải quan, họ cũng đưa ra những lý lẽ để bắt người tham vấn phải chấp nhận mức giá mà họ mong muốn bằng cách sử dụng danh mục quản lí rủi ro và cơ sở dữ liệu sẵn có, đưa ra giá tham khảo của những lô hàng giống hệt hoặc tương tự của những nhà nhập khẩu khác trước đó.

Như vậy, buổi tham vấn thực chất là quá trình tranh luận giữa người tham vấn và cán bộ Hải quan vì ai cũng muốn bảo vệ quan điểm của mình. Nếu doanh nghiệp đưa ra được các bằng chứng và lí lẽ thuyết phục thì Hải quan cũng sẽ chấp nhận giá mà người tham vấn mong muốn. Ngược lại, họ phải chịu mức giá mà Hải quan đưa ra hoặc một mức giá nào đó mà hai bên thỏa thuận.

3. Một số câu hỏi sẽ được hỏi trong quá trình tham vấn giá

Trong suốt quá trình, người tham vấn sẽ được cán bộ Hải quan hỏi một số câu hỏi như bên dưới:

  • Ông/bà đã nghe và sẵn sàng trả lời các câu hỏi của chúng tôi liên quan đến lô hàng này chưa?
  • Ông/bà là người được giám đốc Công ty ủy quyền. Vậy ông/bà có quyền thay giám đốc quyết định và chịu trách nhiệm về toàn bộ các nội dung liên quan về việc giải trình trị giá khai báo đối với lô hàng trên phải không?
  • Đề nghị doanh nghiệp xuất trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan đến lô hàng để cơ quan hải quan kiểm tra.
  • Doanh nghiệp đã thanh toán cho lô hàng này chưa?
  • Một số câu hỏi khác phụ thuộc vào mặt hàng, thời điểm tham vấn mà cán bộ Hải quan sẽ hỏi người tham vấn.

4. Quyết định giá trị tính thuế sau tham vấn

Kết thúc buổi tham vấn, cán bộ Hải quan sẽ làm biên bản tham vấn, trong đó sẽ thể hiện những câu hỏi và câu trả lời trong suốt buổi làm việc. Đồng thời, họ sẽ ra Thông báo nêu rõ ý kiến của của đại diện cơ quan hải quan: chấp nhận hay không chấp nhận trị giá khai báo đối với hàng hóa nhập khẩu, hoặc áp đặt ở mức cụ thể nào đó.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ đóng thêm thuế hoặc không đóng thêm thuế tùy kết quả tham vấn.

5. Các trường hợp được miễn tham vấn cho những lần sau:

Theo quy định, Doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan hải quan áp dụng Thông báo trị giá hải quan 1 lần để sử dụng cho những lần tiếp theo, chỉ cần thỏa mãn điều kiện hàng hóa và mức giá không thay đổi so với lần trước đó đã tham vấn. Cụ thể như sau:

Căn cứ Điều 1 khoản 14 mục 6 điểm a Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định điều kiện để xác định Thông báo trị giá hải quan một lần, sử dụng nhiều lần có mức giá không thay đổi. Cục Hải quan TP.HCM đã báo cáo Tổng cục Hải quan đề nghị thống nhất cách hiểu mức giá không thay đổi như sau:

- Có cùng nhà sản xuất, người xuất khẩu;

- Có cùng mức giá giao dịch [đã thỏa thuận, ghi trên hợp đồng và hóa đơn]; cùng phương thức thanh toán;

- Có cùng cấp độ số lượng - cấp độ thương mại [căn cứ cấp độ số lượng mà nhà sản xuất, người xuất khẩu chào bán công khai và quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính];

- Có cùng điều kiện vận chuyển từ nước xuất khẩu đến Việt Nam;

- Gía thị trường của hàng hóa giống hệt không có biến động trong thời gian sử dụng Thông báo tham vấn một lần, sử dụng nhiều lần.

Chủ Đề