Thần đất là ai

Ngày nay, Thổ Địa và Thần Tài được thờ tự khá phổ biến trong nhiều gia đình. Các vị gia thần này thân thiết và gần gũi với tín chủ đến nỗi gần như không có một quy thức nào cần phải tuân thủ khi thờ cúng.

Lệ cúng Thổ Thần - Thổ Địa vào ngày 10 âm lịch năm tháng đầu năm có nhiều nơi tuân theo, nhất là ngày 10/3 âm lịch. Theo Đại Nam quấc âm tự vị thì "Mồng chín vía trời, mồng mười vía đất" tức mồng chín sinh ra trời nên cử hành lễ vía Ngọc Hoàng, và mồng mười là ngày cúng Đất, gọi là vía Đất. Ngày mồng chín, mồng mười tháng Giêng, thói tục hay cúng Trời cúng Đất, hiểu là ngày Trời, Đất sinh.

Tượng Thần Tài. 1. Chất liệu composite hiện đại; 2. Gốm men màu Lái Thiêu.

Còn lệ cúng đất vào ngày mồng 10 cả 5 tháng đầu năm như vậy bắt nguồn từ quan niệm cho rằng mồng 10 tháng Giêng là ngày vía sinh, tức cúng mừng "sinh nhật" của Đất và đến tháng 5, có ngày Địa lạp tức ngày ky lạp [giỗ kỵ] của Đất, tức nghĩa là ngày "địa chết". Có lẽ bắt nguồn từ một chu kỳ canh tác cổ xưa hay một tín lý nào đó mà ngày nay đã biến đổi khiến khó có thể truy cứu được. Việc cúng vào ngày mồng 2 và 16 hàng tháng âm lịch vốn là các ngày cúng cô hồn cốt để chúng không quấy phá việc làm ăn buôn bán cũng hàm chức năng cầu công việc làm ăn hanh thông, buôn may bán đắt nên được thế nhân coi đó là lệ cúng... Thần Tài.

Nói chung, tập tục thờ cúng Thần Tài ra đời và phổ biến rộng cùng với sự phát triển của lực lượng doanh thương. Bởi vậy, trong những thập niên vừa qua tập tục thờ Thần Tài, cầu tài lộc nói chung cũng gia tăng và theo đó. Lệ cúng trở nên đa tạp như vậy là do sự tích hợp nhiều tín lý của một tập thành tín ngưỡng đa dạng do tiến trình phát triển của lịch sử, đặc biệt là sự hội nhập các thần tài lộc từ nhiều nguồn khác nhau vào hệ thống gia thần xứ ta.

Ngày nay, việc thờ Thần Tài bên cạnh Ông Địa đã trở nên rất phổ biến, không chỉ ở các đền, miếu, đình, chùa và gia đình, tiệm, quán mà còn ở các trụ sở công ty, xí nghiệp, văn phòng... Đi kèm với sự sùng tín vị thần này là sự đa tạp về các tín lý cũng như các loại tranh tượng thờ liên quan.

Cặp đôi Thổ Địa - Thần Tài.

Thần Tài xứ ta là một vị thần ý niệm, biểu trưng cho tiền tài, sự giàu có, tức không có thần tích, thần phả gì cả. Còn xét về hình tướng, chúng ta dễ nhận ra ông Thần Tài xứ ta về cơ bản giống Thổ Địa Phước Đức chính thần của người Hoa chỉ khác là một tay vuốt râu và tay kia cầm xâu tiền điếu [hay thoi vàng xuồng]. Đây là hình tướng Thần Tài phổ biến nhất. Kế đó là loại Thần Tài tay ôm bó bông lúa, tay cầm xâu tiền điếu; hoặc tay cầm bó bông lúa, tay vuốt râu. Cá biệt cũng có loại Thần Tài giống ông Thọ [trong bộ Phúc - Lộc - Thọ] với cái đầu hói đặc trưng, tay cầm quạt ba tiêu, cổ đeo xâu tiền điếu quanh bụng, dài quá rốn...

Thần Tài: 1. Dạng ôm bó lúa; 2. Dạng xách xâu tiền điếu

Để hiểu rõ hơn về các khái niệm Thần đất, ông Địa và Thần Tài, Thần Tài xuất hiện vào thời điểm nào, thường xuất hiện ở nước nào... độc giả sẽ tìm thấy câu trả lời trong cuốn sách của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng.

Bìa sách

Lý giải về ngày vía Thần Tài, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng chia sẻ thêm: "Sở dĩ, người dân mình thường hay chọn mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài vì muốn gửi gắm ước mong và niềm tin vào tiền tài sẽ sinh sôi nảy nở với sự phấn đấu làm ăn kinh tế trong năm mới. Thường thấy người kinh doanh hay mua vàng trong ngày này, niềm tin mua vàng hy vọng về một năm sẽ làm ăn phát đạt. Niềm tin này cần được đặt ở chánh tín, đặt vào ngày mai tươi sáng hơn. Cuộc sống vốn luôn tồn tại niềm tin và hy vọng vào ngày mai tươi sáng hơn. Dĩ nhiên, ước muốn cần luôn đi kèm với phấn đấu làm việc không ngừng".

Khánh Vân

Vì Sao Mọi Người Thờ Thần Tài Thổ Địa. Trong mỗi gia đình người Việt Nam, đặc biệt là những người làm kinh doanh, hầu như đều có thờ thần tài thổ địa trong nhà, ở công ty hoặc ở cửa hàng. Vậy Ông Thần Tài và Ông Thổ Địa là ai và vì sao mọi người lại thờ hai ông này như vậy.

Thần Tài, Thổ Địa gỗ hương

Thần Tài tay cầm ngọc như ý tượng trưng cho: Vạn sự như ý

Thổ Địa: Bụng tròn ngồi chéo chân

Ông Thần Tài và Ông Thổ Địa là 2 vị thần rất gần gũi trong văn hóa Á Đông, và ở mỗi một nước, mỗi một vùng miền thì lại có những hình ảnh khác nhau để thể hiện 2 vị thần này. Tuy nhiên về ý nghĩa tâm linh thì hoàn toàn giống nhau cả.

Thổ Địa là vị Thần cai quản đất đai


- Câu nói mà ông bà ta từ xa xưa đã lưu lại: “Đất có thổ công, Sông có hà bá” chính là nói đến Ông Thổ Địa, vị thần cai quản đất đai, trạch thổ. Gia đình nào sống ở đâu thì ở đó có những vị Thổ Địa riêng cai quản. 

Thần Tài, Thổ Địa gỗ cẩm

- Thổ Địa vừa cai quản công việc các công việc trên đất như xây dựng, đào ao, làm vườn… đồng thời còn là người bảo vệ cho mảnh đất đó khỏi bị quấy nhiễu phá phách, phò hộ cho gia đình được buôn may bán đắt, công việc thuận lợi.

Thần Tài Thổ Địa bằng gỗ hương

Thần tài là vị thần cai quản tiền bạc, đem tài lộc đến cho gia chủ

Thần Tài chính là vị thần cai quản tiền bạc và của cải, đem đến tài lộc cho mọi nhà, mọi người. Trước khi làm một công việc gì đó, mọi người thường cầu Thần Tài phò hộ cho công việc được suôn sẻ, thuận buồn xuôi gió, tài lộc hanh thông. Thần tài có rất 

Đốc lịch Thần Tài

Trong tín ngưỡng thờ phụng của người Việt Nam luôn tin rằng: “có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Bởi vậy tín ngưỡng thờ phụng 2 vị Thần này sẽ luôn trường tồn trong suốt chiều dài của văn hóa tâm linh mọi người.

Thần Tài bằng gỗ

Tham khảo thêm các mẫu Thần Tài Thổ Địa bằng gỗ : Tại Đây

Video Thần Tài, Thổ Địa bằng gỗ

≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈

XƯỞNG GỖ AN PHÁT

Fanpage: Tượng gỗ An Phát

An Phát: Mang bình An và Phát lộc tới mọi nhà!

Hotline: 0919057227 / 0919587227 / 0942057227 / 0917937227

Giao hàng TOÀN QUỐC thanh toán sau khi nhận và kiểm tra hàng.

Xuất phát từ nhiều tích truyền xưa, hình tượng nhân vật Thổ Địa – Thổ Công và Thần Tài đã trở nên quá quen thuộc trong văn hóa thờ cúng của nhân dân khắp mọi miền. Thế nhưng, không phải ai cũng có cách phân biệt 3 vị thần được rõ mà chỉ ước chừng, thậm chí là chưa từng để ý thấy. Vậy nên, trong bài viết này, Copsolution sẽ đem đến cho các bạn cái nhìn gần gũi và rõ ràng hơn trong việc phân biệt Thổ Địa – Thổ Công, Thần Tài nhé!

Trong bất cứ bàn thờ của gia đình nào, đặc biệt là những gia đình kinh doanh chúng ta cũng sẽ thấy ngoài bàn thờ gia tiên sẽ có thêm bàn thờ Thổ Công và ông Thần Tài. Bởi người Việt ta có câu:” Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” nên những việc liên quan đến đất đai, ta sẽ thường thấy lễ động thổ. Vậy, Thổ Công hay còn gọi là Thổ Địa hoặc Thổ Thần là một vị thần trong tin ngưỡng thờ phụng của người Châu Á, nghĩa là một vị thần cai trị một vùng đất đai có phạm vi nhất định. 

Theo quan niệm người Việt, đây là một vị thần rất quan trọng trong gia đình cùng với Táo Quân, trông coi đất đai nhà cửa và đem phúc đến cho gia chủ. Trong tiềm thức chúng ta, Thổ Địa có phong thái rất bình dị với chiếc bụng phệ và khuôn mặt luôn cười, trên tay cầm quạt.

Cùng với Thổ Địa – Thổ Công, Thần Tài cũng là một vị thần trong tín ngưỡng thờ cúng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều các nước phương Đông. Đúng như tên gọi của ông, đây là vị thần mà theo dân gian là sẽ đem lại may mắn, tài lộc. Hình tượng của thần xuất hiện trên những pho tượng, bức tranh thờ là một người có bộ râu dài, rậm rạp, tay cầm thỏi vàng nguyên khối hay ngọc ngà châu báu. 

Nguồn gốc của ông Thổ Địa – Thổ Công, Thần Tài

✅ Xem thêm : Những mẫu thiết kế nhà thờ họ đẹp

Khi tìm hiểu về nguồn gốc của Thổ Địa –  Thổ Công, có vô vàn những giai thoại, giả thuyết được đưa ra. Nhưng chúng tôi sẽ chắt lọc và đem đến những thông tin có tính chính xác cao nhất với các bạn. Về nguồn gốc của vị thần này, có giả thuyết cho rằng ông là một trong ba vị Táo Quân xuất hiện trong truyện “Sự tích Táo Quân” hay còn gọi là “Sự tích ba ông đầu rau” được lưu truyền hàng ngàn đời nay.

Câu chuyện kể về 1 người phụ nữ với 2 người đàn ông gặp phải những uẩn khúc không đáng có trong chuyện yêu đương mà chết một cách bi thương rồi được Ngọc Hoàng biến thành 3 vị Táo Quân có trách nhiệm trông coi công việc của một gia đình. Trong đó, người chồng đầu tiên là Thổ Địa trông coi việc đất đai, người chồng thứ 2 là Thổ Công trông coi việc bếp núc. Còn người vợ là Thổ Kỳ trách nhiệm mua bán và sinh sản. 

Bên cạnh đó, còn có một số câu chuyện khác cho rằng Thổ Địa – Thổ Công là người chuyên trách về việc đất đai, nhà cửa còn Táo Quân phụ trách việc bếp núc gia đình. Tuy không câu chuyện nào được chứng minh rõ ràng nhưng ta vẫn thấy được nguồn gốc gần gũi và sự quan trọng của vị thần Thổ Địa – Thổ Công trong đời sống tâm linh. 

Còn về nguồn gốc của Thần Tài, cũng có rất nhiều những giai thoại khác nhau liên quan đến những sự kiện lịch sử của Trung Quốc. Được lưu truyền nhiều nhất về vị thần này là câu chuyện về trung thần Phạm Lãi dưới thời Việt Vương Câu Tiễn theo lịch sử Trung Hoa. Sau khi hết lòng trong việc phò tá vua dẹp tan hoạn nạn, giữ yên nước nhà thì ông đã cùng mỹ nhân Tây Thi lui về ở ẩn. 

Sau đó, ông trở thành thương lái giàu có sau những cuộc chinh chiến vì nhân dân với tên Đào Công. Ông được tôn là Thần Tài với hy vọng của mọi người rằng nếu chịu khó nỗ lực, hy sinh hết mình thì thành công chắc chắn sẽ đến sớm. 

Ý nghĩa của việc thờ Thổ Địa – Thổ Công, Thần Tài

Việc thờ phụng bất cứ ai, bất cứ vị thần nào cũng có ý nghĩa riêng của nó. Và việc thờ Thổ Địa – Thổ Công, Thần Tài còn mang nhiều sự đặc biệt hơn.

Với vai trò cao cả của mình, thờ cúng Thổ Địa – Thổ Công giúp cho chúng ta tin vào sự yên ổn trong cuộc sống. Ông Công, ông Địa sẽ giúp cho công việc liên quan đến đất đai như đào ao, cất nhà, mở vườn, … gặp nhiều may mắn về sau. Thờ cúng Thổ Thần cũng giúp chúng ta yên tâm về mặt tâm linh, sống trong phạm vi được thần cai quản sẽ không gặp ma quỷ, sẽ không bị tà ác quấy rối. 

Thờ cúng Thần Tài, nhất là đối với gia đình kinh doanh giống như việc cầu may, mang lại sự thịnh vượng, phát triển và phú quý giàu sang cho gia chủ. Niềm tin vào sự độ trì của vị thần này thường giúp cho gia chủ yên tâm làm ăn, nỗ lực để được phù hộ. 

✅ Xem thêm : Cách sắp mâm cúng gia tiên

Cách phân biệt Thổ Địa – Thổ Công, Thần Tài 

Điểm giống nhau

Thổ Địa – Thổ Công, Thần Tài là những vị thần không có thực. Họ sống trong tâm linh của những người có cái tâm trong sáng, hướng về điều tốt. Những vị thần này đều đại diện cho những điều tốt lành, mong muốn của người tôn thờ. 

Và đặc biệt, những vị thần này cũng có xuất thân gần gũi với chúng ta, luôn xuất hiện cùng nụ cười hiền hậu, chiếc bụng phệ và những điều tốt đẹp. Thổ Địa – Thổ Công, Thần Tài đã trở thành tín ngưỡng cao đẹp trong việc thờ phụng của mỗi nhà cũng như của thế giới tâm linh.

Điểm khác nhau để phân biệt

Cách phân biệt 3 ông thần qua sự tích chắc hẳn ai cũng có thể thấy rõ qua phần nguồn gốc mà Copsolution đã nói ở trên. Nếu như Thổ Địa – Thổ Công gắn với nụ cười hả hê, chiếc bụng phệ và chiếc quạt nan thì Thần Tài lại khoác lên những chiếc áo gấm nạm ngọc ngà, châu báu, bộ râu dài và tay cầm tiền vàng đúng như cái tên của ông – thần của tài lộc. 

Bát hương thờ Thổ Công bắt buộc phải có trên bàn thờ của mọi gia đình còn bàn thờ cúng Thần Tài thì không bắt buộc. 

Thần Tài là vị thần đặc biệt trong giới làm ăn vì ông có khả năng phù trợ cho việc buôn may bán đắt của các thương gia. Vị thần này có nguồn gốc từ Trung Hoa, được du nhập vào Việt Nam và gần như trở thành một vị thần bản địa.

Nhưng Thổ Địa – Thổ Công thì không. Vị thần này là thần bản địa, xuất phát từ câu chuyện dân gian của người Việt, phù trợ cho công việc nhà cửa, mùa màng bội thu. 

Dựa trên những điều đó, ta dễ dàng có thể phân biệt Thổ Địa – Thổ Công, Thần Tài để tiện cho việc thờ cúng và khấn vái.

✅ Xem thêm : Những bài khấn gia tiên dễ nhớ

Người Việt Nam thờ 3 vị thần này như thế nào?

Cách đặt bàn thờ

Đặt bàn thờ Thổ Địa – Thổ Công, Thần Tài hợp phong thủy cũng quan trọng giống như đặt bàn thờ gia tiên vậy. Bạn cần xác định hướng đặt sao cho thuận lợi nhất về phong thủy để cầu được nhiều may mắn hơn.

Có hai hướng tốt được chọn để quay hướng bàn thờ 3 vị thần là hướng đón Lộc và hướng tốt cho chủ nhà. Trong đó hai cung Thiên Lộc và Quý Nhân thường được chọn nhiều hơn cả. Thiên Lộc là cung tốt đem lại nhiều tiền bạc, hướng bàn thờ nên đặt là hướng Đông Nam. Còn Quý Nhân đem lại sự thuận lợi, được nhiều quý nhân phù trợ, hướng bàn thờ nên quy về đúng Tây Bắc. 

Trong cách đặt bàn thờ 3 vị thần, khuyên bạn tuyệt đối tránh các hướng xấu khiến bại sản, tiền bạc tiêu tan, hoạn nạn triền miên như Không Vong, Tử, Nguyệt. 

✅ Xem thêm : Những cây lên trong quanh nhà thờ họ

Cách bài trí bàn thờ

Nắm được cách thờ 3 vị thần Thổ Địa – Thổ Công và Thần Tài đúng cách nghĩa là bạn đã lấy được phần nửa sự may mắn và thành công. Bàn thờ 3 vị thần này thường được đặt dưới đất với một ban thờ nhỏ, mô phỏng một cái đền. Thường được đặt ở nơi thông thoáng, dễ nhìn thấy mọi người ra vào. 

Nguyên tắc “Đông bình – Tây quả”, từ trái qua phải được áp dụng chặt chẽ trong cách bài trí bàn thờ 3 vị thần Thổ Địa – Thổ Công và ông Thần Tài. Trên một bàn thờ, ông Địa sẽ được đặt bên phải, Thần Tài được đặt bên trái. Hũ gạo bên phải, hũ muối bên trái và bát hương đặt ở giữa, hướng cho mặt nguyệt quay ra phía ngoài. 

Ngoài ra còn có rất nhiều đồ thờ khác vừa có tác dụng khắc họa sâu hơn vẻ đẹp chốn tâm linh vừa có những công dụng riêng như:

  • Bên phải: Nậm rượu đựng rượu thờ, ống hương đựng hương thờ, cóc thiềm thừ đầu hướng vào bát hương vừa là biểu tượng hút tài lộc vừa có vai trò bảo vệ, giữ tiền tài không bị thất thoát. 
  • Bên trái: Lọ hoa cắm hoa tươi trang trí, long quy hướng đầu ra ngoài để chấn hưng gia trạch, chống lại tai họa. 
  • Hai bên: Tỳ hưu mang bình an phú quý, ngũ phúc hoa mai chiêu tài lộc.
  • Ở giữa: Đĩa hoa quả thờ không cao quá mặt nguyệt của bát hương. Ba chén rượu hoặc 5 chén rượu thờ thần, 5 đồng hoa mai chấn sát giúp giữ hòa khí tốt, thuận lợi trong làm ăn.

Thờ cúng Thổ Địa, Thổ Công và Thần tài cũng có rất nhiều điều cấm kỵ, ảnh hưởng đến sự cầu khẩn của gia chủ cũng như phong thủy mà ta nhất định cần tránh. Copsolution có thể lưu ý cho bạn đọc một vài điều như:

  • Bàn thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa được ví như bộ phận lễ tân đón khách, vậy nên không thể đặt tít trong nhà hay ở những không gian yên ắng, ít người qua lại. Cần đặt bàn thờ ngay cửa chính, phía sau có chỗ dựa chắc chắn và hướng quay ra cửa hoặc quay ngang.
  • Đối với những nhà sử dụng bàn thờ nhỏ, nên đóng thêm phần gỗ làm bục xung quanh để bày biện đồ cúng tế chứ nhất định không được đặt xuống đất. Bạn cũng không cần bày quá nhiều đồ trên ban thờ, chỉ cần đảm bảo đủ có bát hương, chén nước, nậm rượu, lọ hoa và đèn. 
  • Bàn thờ và bát hương trên bàn thờ không cần quá lớn. Bạn đừng quan niệm rằng bàn thờ càng to thì Thần Tài, Thổ Địa càng độ trì. Hãy chọn mọi thứ có tỷ lệ phù hợp với nhau và phù hợp với điều kiện kinh tế nhà bạn. 
  • Không được thay cóc thiềm thừ bằng tỳ hưu hay kỳ lân. Nếu không có khả năng bạn cũng không cần đặt vật cúng này. 
  • Điều cần đặc biệt chú ý là khi mua hai tượng ông Thổ Địa và ông Thần Tài tuyệt đối không được mau tượng có dán nhãn chữ nho phía sau. Nếu mua phải tượng có dán chữ nho thì thờ cũng như không thờ vậy. 
  • Trước mặt bàn thờ luôn luôn phải giữ sự sạch sẽ và có khoảng không nhất định. Không đặt gần khu bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, không để các vật dụng có góc cạnh đụng chạm vào. 

Có thể thấy, Thổ Địa – Thổ Công, Thần Tài là những nhân vật tâm linh không hề xa lạ mà còn rất thân thuộc, trở thành tín ngưỡng bao đời nay của nhân dân ta. Những cách phân biệt các vị thần cũng như hướng, cách bài trí bàn thờ mà Copsolution đã nêu trên đây hy vọng sẽ đem lại chút ít giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đặt bàn thờ Thần Tài, Thổ Công trong nhà. 

Nội dung bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn khác trên internet nếu thông tin nào chưa được chính xác rất mong quý độc giả để lại bình luận phía dưới để ban biên tập chúng tôi hoàn thiện thêm thông tin bài viết.

Video liên quan

Chủ Đề