Thanh toán tiền thai sản hạch toán như thế nào năm 2024

1.1. Bút toán 01: NSD hàng tháng tính số BHXH phải trả theo như tỷ lệ hiện nay là 18%, NSD đã vào Sổ cái\Chứng từ nghiệp vụ khác định khoản Nợ TK66121/Có TK3321= 18% tiểu mục 6301

1.2. Bút toán 02: NSD chuyển trả tiền BHXH 16%, NSD đã vào Kho bạc\Chuyển khoản Kho bạc định khoản Nợ TK3321/Có TK46121 = 16% tiểu mục 6301 [Xem trên báo cáo Bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phía đã sử dụng Phần I sẽ bị âm ở chỉ tiêu 10 - Kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau do Phát sinh Nợ TK 66121 đang lớn hơn Phát sinh Có TK 46121]. Chính là bài toán 2% thai sản giữ lại, và trường hợp này có thể theo dõi theo hai cách như sau:

1.2.1. Cách 01: NSD coi như khoản này là thu hộ chi hộ treo trên TK 3318.

Bước 01: Người sử dụng [NSD] vào Kho bạc\Chuyển khoản vào Tài khoản tiền gửi hạch toán số tiền 2% giữ lại Nợ TK 1121/Có TK 46121

Bước 02: NSD vào Sổ cái\Chứng từ nghiệp vụ khách hạch toán Nợ TK 3321/Có TK 3318 số tiền đúng với số tiền đơn vị được giữ lại 2%

Nếu NSD rút tiền gửi về nhập quỹ về để chi thì NSD vào Tiền mặt\Phiếu thu rút tiền gửi NH, KB hạch toán Nợ TK 111/Có TK 1121. Sau đó NSD chi trả tiền bảo hiểm thanh toán cho người thai sản hạch toán Nợ TK 3318/Có TK 111 tại Tiền mặt\Phiếu chi.

Nếu NSD không rút tiền gửi về nhập quỹ để chi thì NSD vào Tiền gửi\Chi tiền gửi hạch toán Nợ 3318/Có 1121

Bước 03: NSD trả lại cho cơ quan bảo hiểm số tiền không chi hết thì hạch toán Nợ TK 3318/Có TK 1121. Với trường hợp nếu đơn vị chi không đủ thì cơ quan bảo hiểm chuyển bổ sung cho đơn vị NSD hạch toán Nợ TK 1121/Có TK 3318

1.2.2. Cách 02: NSD đưa vào theo dõi trên TK tiền lương 334. * Trường hợp 01: Nếu trong kỳ đơn vị không chuyển 2% từ tài khoản Kho bạc sang TK tiền gửi và cuối kỳ không có phát sinh người được hưởng chế độ thì đơn vị phải lập giấy chuyển tiền trả bảo hiểm, NSD vào phân hệ Kho bạc\Chuyển khoản kho bạc định khoản Nợ TK3321/Có TK46121

* Trường hợp 02: Trong kỳ đơn vị chuyển 2% BH giữ lại từ TK Kho bạc sang tài khoản tiền gửi, NSD vào phần hệ Kho bạc\Chuyển khoản kho bạc sang tài khoản tiền gửi định khoản Nợ TK1121/Có TK46121 – Tiểu mục 6301. Nếu cuối kỳ đơn vị không phát sinh người được hưởng chế độ đơn vị lập Ủy nhiệm chi trả cơ quan bảo hiểm, NSD vào phần hệ Tiền gửi\Chi tiền gửi định khoản Nợ TK3321/Có TK1121. Nếu đơn vị rút 2% từ TK tiền gửi BHXH về nhập quỹ để chi chế độ:

Bước 01: NSD vào phân hệ Tiền mặt\Phiếu thu rút tiền gửi Ngân hàng kho bạc, định khoản Nợ TK1111/Có TK1121

Bước 02: Xác định số phải thanh toán theo chế độ, căn cứ vào hồ sơ đã được cơ quan bảo hiểm xét duyệt, NSD vào Sổ cái\Chứng từ nghiệp vụ khác định khoản Nợ TK3321/Có TK3341 = 2%

Bước 03: Lập phiếu chi thanh toán chế độ, NSD vào Tiền mặt\Phiếu chi định khoản Nợ TK3341/Có TK1111

Nếu đơn vị không rút tiền mặt về chi mà lập UNC chuyển từ TK tiền gửi thanh toán chế độ cho cán bộ qua TK ATM:

Bước 01: Xác định số phải thanh toán theo chế độ, căn cứ vào hồ sơ đã được cơ quan bảo hiểm xét duyệt, NSD vào Sổ cái\Chứng từ nghiệp vụ khác định khoản: Nợ TK3321/Có TK3341 = 2%

Bước 02: Lập UNC thanh toán tiền chế độ vào TK ATM, NSD vào phần hệ Tiền gửi\Chi tiền gửi định khoản Nợ TK3341/Có TK1121 * Trường hợp 03: Nếu khoản 2% giữ lại không đủ để chi khi đó BHXH cấp bù cho đơn vị vào TK tiền gửi.

Bước 01: Nhập giấy báo có của Kho bạc về số BHXH thanh toán, NSD vào Phân hệ Tiền gửi\Thu tiền gửi định khoản Nợ TK1121/Có TK3321

Bước 02: Rút tiền gửi về quỹ để thanh toán cho cán bộ, NSD vào Tiền mặt\Rút tiền mặt từ TK NH, KB định khoản Nợ TK1111/Có TK1121

Bước 03: Tính số phải thanh toán theo chế độ, NSD vào phân hệ Sổ cái\Chứng từ nghiệp vụ khác định khoản Nợ TK3321/Có TK3341

Khi doanh nghiệp của bạn nhận được tiền trợ cấp từ cơ quan Bảo hiểm xã hội để trả cho nhân viên, việc hạch toán như thế nào? Kế toán VAT sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán khi doanh nghiệp nhận được tiền trợ cấp từ phía cơ quan bảo hiểm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Tỷ lệ trích các khoản Bảo hiểm

Từ ngày 1/06/2017, theo quy định tại nghị định số 44/2017/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH, tỉ lệ trích các khoản Bảo hiểm như sau:

  • Bảo hiểm xã hội: 17,5%
  • Bảo hiểm y tế: 3%
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 1%
  • Tổng cộng Bảo hiểm phải nộp: 21,5%
  • KPCĐ: 2%
  • Tổng các khoản trích theo lương phải nộp: 23,5%

Viettel AIO

Khi tính BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ phải nộp:

  • Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642 [số tính vào chi phí SXKD]
  • Nợ TK 334 – Phải trả người lao động [số tiền trừ vào lương người lao động]
  • Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác [3382, 3383, 3384, 3386]

Khi nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:

  • Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác [3382, 3383, 3384, 3386]
  • Có các TK 111, 112,…

Khi nhận được tiền của BHXH trả:

  • Nợ TK 111, 112: Số tiền bên BH chi trả
  • Có TK 3383

Khi tính tiền BHXH [ốm đau, thai sản, tai nạn,…] phải trả cho công nhân viên:

  • Nợ TK 3383 – Phải trả, phải nộp khác [3383]
  • Có TK 334 – Phải trả người lao động [3341]

Khi trả tiền trợ cấp [ốm đau, thai sản, tai nạn,…] cho công nhân viên:

  • Nợ TK 334: Số tiền Bảo hiểm mà người lao động được nhận
  • Có TK 111, 112…

Ví dụ:

Tiền lương tham gia Bảo hiểm xã hội cho bộ phận quản lý trong công ty là: 600 triệu đồng.

  1. Tính BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ phải nộp:
  2. Nợ TK 642: 141 triệu đồng [= 600 * 23,5%]
  3. Nợ TK 334: 63 triệu đồng [= 600 * 10,5%]
  4. Có TK 338 [3382, 3383, 3384, 3386]: 14.163 triệu đồng
  5. Khi nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:
  6. Nợ TK 338 [3382, 3383, 3384, 3386]: 14.163 triệu đồng
  7. Có TK 111 [hoặc] TK 112: 14.163 triệu đồng
  8. Nhận được tiền của BHXH trả 50 triệu đồng:
  9. Nợ TK 111, 112: 50 triệu đồng
  10. Có TK 3383: 50 triệu đồng
  11. Tính tiền BHXH [ốm đau, thai sản, tai nạn,…] phải trả cho:
  12. Người lao động A: 24 triệu đồng
  13. Người lao động B: 26 triệu đồng

Nợ TK 3383: 50 triệu đồng Có TK 3341[A]: 24 triệu đồng Có TK 3341[B]: 26 triệu đồng

  1. Khi trả tiền trợ cấp [ốm đau, thai sản, tai nạn,…] cho công nhân viên:
  2. Nợ TK 3341[A]: 24 triệu đồng
  3. Nợ TK 3341[B]: 26 triệu đồng
  4. Có TK 111 [hoặc] TK 112: 50 triệu đồng

Trung tâm đào tạo kế toán VAT chúc các bạn thành công!

Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về thuế TNCN, TNDN… Kỹ năng quyết toán thuế thì có thể tham gia lớp học kế toán thuế, kế toán thực hành, thực tế chuyên sâu các mô hình doanh nghiệp tại trung tâm đào tạo kế toán VAT Hải Phòng.

Chủ Đề