Thẻ căn cước công dân là gì năm 2024

Tại khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định về căn cước công dân như sau: “Căn cước công dân [CCCD] là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này”. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Nói theo cách khác, thẻ Căn cước công dân là một dạng Chứng minh nhân dân [CMND] thế hệ mới, trong đó thể hiện các thông tin cá nhân của tất cả các công dân Việt Nam và có thể thay thế nhiều loại giấy tờ khác.

Thẻ CCCD gắn chip điện tử về cơ bản cũng giống như thẻ CCCD mã vạch. Tuy nhiên, thay vì sử dụng mã vạch, CCCD gắn chíp sử dụng chip điện tử dung lượng lớn.

2. Tại sao nên đi làm Căn cước công dân?

Thẻ CCCD gắn chíp điện tử là xu thế mà nhiều nước trên thế giới hiện nay đang áp dụng vì tính ưu việt cũng như tạo sự thuận lợi khi sử dụng cho công dân. Trước hết, so với CCCD sử dụng mã vạch, CMND 09 số và 12 số bằng phôi giấy thì thẻ CCCD gắn chip điện tử bằng nhựa cứng đảm bảo độ bền lâu hơn, có độ bảo mật cao hơn, có thể lưu trữ lượng thông tin lớn hơn và có thể linh hoạt, mở rộng tích hợp thêm các thông tin, dữ liệu hay dịch vụ tiện ích trong tương lai. Khi thẻ CCCD gắn chíp điện tử có tích hợp đầy đủ các thông tin của các bộ, ban ngành khác như thuế, bảo hiểm y tế, bằng lái xe và các loại giấy tờ có giá trị khác, thì có thể phòng tránh được việc các loại giấy tờ bị giả mạo, người dân đi giao dịch và làm các thủ tục hành chính sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ, giảm thời gian và chi phí cho những thủ tục hành chính công, thuận lợi cho công dân khi thực hiện các giao dịch trực tuyến của chính phủ điện tử.

3. Những đối tượng nào được cấp thẻ CCCD

Theo Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ CCCD [khoản 1 Điều 19]. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi [Điều 21]. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

4. Sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú

Hiện nay theo quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật Cư trú năm 2020, từ ngày 01/01/2023 toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy sẽ không còn giá trị sử dụng. CCCD là một trong 07 phương thức sử dụng thông tin công dân thay thế việc xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính giao dịch dân sự. Công dân có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử để chứng minh thông tin cá nhân, nơi thường trú. Khi công dân xuất trình thẻ CCCD thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm các giấy tờ khác chứng nhận thông tin về căn cước công dân; các thông tin trên mặt thẻ CCCD gồm: Ảnh; số CCCD; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; Ngày, tháng, năm hết hạn; Đặc điểm nhận dạng; Vân tay; Ngày, tháng, năm cấp thẻ; Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ.

5. Căn cước công dân gắn chíp sẽ được tích hợp nhiều loại giấy tờ

Theo Bộ Công an, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều thông tin của công dân hơn, liên thông với các thông tin khác về bảo hiểm y tế, bằng lái xe, thuế… Hiện nay, Bộ Công an đang triển khai kết hợp cùng nhiều cơ quan khác, nghiên cứu để tích hợp các loại giấy tờ lên Căn cước công dân gắn chip sao cho hiệu quả, tiết kiệm.

Theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014, thẻ CCCD được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. Vậy, trong một số trường hợp, thẻ Căn cước công dân hoàn toàn thay thế được hộ chiếu.

Gần đây, nhiều tỉnh thành đã thí điểm sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử để thực hiện các giao dịch ngân hàng với nhiều tiện ích như nộp, rút tiền tại máy ATM và cũng có thể chuyển tiền một cách dễ dàng, nhanh chóng, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.

6. Trường hợp không đổi sang Căn cước công dân bị phạt

Theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Theo đó, nếu thuộc trường hợp phải đổi/cấp lại Căn cước công dân mà không đi đổi/cấp lại, người dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng./.

CCCD là một trong những loại giấy tờ được Chính phủ Việt Nam cập nhật làm mới gần đây. Đây là một trong những loại giấy tờ đặc biệt quan trọng khi sinh sống tại Việt Nam. Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về CCCD và tầm quan trọng của loại giấy tờ này.

1. CCCD là gì?

CCCD hiểu cụ thể là căn cước công dân, đây là một trong những loại giấy tờ chính thức của người dân tại Việt Nam và cũng trong năm 2016 CCCD là giấy tờ bắt buộc thay thế cho Chứng minh nhân dân trước đây. Theo Luật căn cước công dân 2014, thì người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân.

Trong đó, CCCD có chức năng chứng minh lai lịch của công dân để thực hiện các giao dịch hành chính trên toàn lãnh thổ Việt Nam và thay thế cho hộ chiếu [với điều kiện Việt Nam và một nước khác có thỏa thuận quốc tế cho phép công dân hai bên sử dụng thẻ CCCD thay cho việc sử dụng hộ chiếu]. Được biết hiện nay, thẻ CCCD không thay thế cho Giấy khai sinh, hộ khẩu.

Caption

3. Ý nghĩa của số CCCD

Hiện nay, CCCD cũng đã được áp dụng công nghệ hiện đại để đảm bảo cho việc quản lý dân số và nhiều vấn đề khác. Cũng vì thế đầu năm 2021 thẻ CCCD mã vạch đã được thay thế bởi CCCD gắn chip trên phạm vi toàn quốc. Trên mỗi thẻ CCCD bạn sẽ nhìn thấy 1 dãy số bao gồm 12 chữ số. Đây là dãy số dùng để tra cứu thông tin và giúp quản lý thông tin chủ thẻ.

12 chữ số theo thứ tự từ trái sang phải có ý nghĩa như sau:

  • 6 số đầu sẽ bao gồm:

3 chữ số đầu: là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh. Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân khai sinh có các mã từ 001 đến 0096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Ví dụ: Công dân khai sinh ở Hà Nội có mã 001, Hải Phòng có mã 031, Đà Nẵng có mã 048, TP. Hồ Chí Minh có mã 079…

1 chữ số tiếp theo: là mã thế kỷ và mã giới tính của công dân. Quy ước các mã như sau:

Thế kỷ 20 [từ năm 1900 đến hết năm 1999]: Nam 0, nữ 1.

Thế kỷ 21 [từ năm 2000 đến hết năm 2099]: Nam 2, nữ 3.

Thế kỷ 22 [từ năm 2100 đến hết năm 2199]: Nam 4, nữ 5.

Thế kỷ 23 [từ năm 2200 đến hết năm 2299]: Nam 6, nữ 7.

Thế kỷ 24 [từ năm 2300 đến hết năm 2399]: Nam 8, nữ 9.

2 chữ số tiếp theo: là mã năm sinh của công dân.

Ví dụ: Công dân sinh năm 1999 thì có 2 mã này là 99, công dân sinh năm 2002 thì có 2 mã này là 02.

6 chữ số cuối cùng: là khoảng số ngẫu nhiên, mã này sẽ phân biệt những công dân có thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh và họ cùng sống ở một tỉnh, thành phố nào đó.

Ví dụ số căn cước công dân là: 064199000257 thì: số 064 là mã tỉnh Vĩnh Long. Trong đó số 1 thể hiện giới tính Nữ, sinh tại thế kỷ 20, số 99 thể hiện công dân sinh năm 1999 và số 000257 là dãy số ngẫu nhiên.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về CCCD, hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thể hiểu được tầm quan trọng của thẻ CCCD cũng như những ý nghĩa về các con số trên CCCD.

Chủ Đề