Thế kỷ XVI XVII ngoại thương của Đại Việt có bước phát trên hơn số với thế kỷ X XV ở đặc điểm nào

Tóm tắt mục 3. Sự phát triển của thương nghiệp. Từ các thế kỉ XVI - XVII, buôn bán phát triển mạnh

Mục b

b) Ngoại thương: phát triển mạnh.

- Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến Việt Nam buôn bán tấp nập:

+ Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng,...

+ Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.

- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

- Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp, quan lại khám xét phiền phức, các chúa cũng xem đây là nguồn thu nhập lớn.

Toàn cảnh thương cảng Hội An - một trong những thương cảng tấp nập nhất của Việt Nam thời bấy giờ

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

BÀI 24:

TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII

I. Về tư tưởng, tôn giáo :

-Thế kỷ XVI-XVIII:

- Nho Giáo suy thoái, các trật tự phong kiến bị đảo lộn.

-Phật Giáo có điều kiện khôi phục lại.

-Đạo Thiên Chúa được truyền bá và ngày càng ảnh hưởng rộng rãi,bên cạnh tín ngưỡng truyền thống.

=> Làm cho đời sống tín ngưỡng của nhân ngày càng phong phú.

II. Phát triển giáo dục và văn học: (học sinh tự học)

III. Nghệ thuật và khoa học – kỹ thuật:

1. Nghệ thuật:

- Ở thế kỷ XVI – XVIII, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc không còn phát triển mạnh, tuy vẫn có nhiều thành tựu: …

- Song song với văn học dân gian, một trào lưu nghệ thuật dân gian cũng hình thành và phát triển, trình độ nghệ thuật còn đơn giản.

- Nghệ thuật sân khấu phát triển: tuồng, chèo…. Bên cạnh đó, hình thành các làn điệu dân ca địa phương....

2. Khoa học – kỹ thuật

- Phát triển mạnh các khoa học lịch sử, địa lý, quân sự, triết học, y học

- Kỹ thuật: đúc súng đại bác kiểu Tây phương, đóng chiến thuyền, xây thành lũy…

-Khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.

* BIẾT

Câu 1. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, Nho giáo ở nước ta

A. giữ địa vị độc tôn.

B. từng bước suy thoái.

B. có điều kiện phát triển.

D. được phổ biến trong nhân dân.

Câu 2. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, hệ tư tưởng nào sau đây ở nước ta có điều kiện khôi phục lại vị trí của mình?

A. Nho giáo.

B. Phật giáo.

C. Thiên chúa giáo.

C. Hin đu giáo.

Câu 3. Hệ tư tưởng mới du nhập vào nước ta trong các thế kỉ từ XVI - XVIII là

A. Thiên chúa giáo.

B. Hin đu giáo.

C. Hồi giáo.

D. Phật giáo Hòa Hảo.

Câu 4. Thiên chúa giáo du nhập vào nước ta bằng con đường truyền giáo của các giáo sĩ

A. Trung Đông.

B. Ấn Độ.

C. phương Tây.

D. Trung Quốc.

Câu 5. Trong các thế kỉ XVI - XVII, ngoài Phật giáo thì hệ tư tưởng nào được khôi phục lại vị trí của mình?

A. Nho giáo.

B. Đạo giáo.

C. Nho giáo.

D. Hồi giáo.

Câu 6. Cùng với sự truyền bá đạo thiên chúa ở Việt Nam, các giáo sĩ phương Tây đã sáng tạo nên

A. chữ Quốc ngữ.

B. chữ nôm.

C. chữ Hán.

D. chữ Brahmi

Câu 7. Điền vào chỗ trống của đoạn dữ liệu sau:

“Từ thế kỉ XVI - XVII, xuất hiện nhiều ….(1)….. nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng khắc Hoan, Đào Duy Từ v.v… Tuy nhiên, trong lúc văn học chính thống có phần suy thoái thì trong nhân dân hình thành và phát triển một trào lưu……(2)…….khá rầm rộ”.

A. (1) nhà thơ, (2) văn học phương Tây.

B. (1) nhà viết kịch, (2) văn học dân gian.

C. (1) nhà bình luận, (2) văn học phương Tây.

D. (2) nhà thơ Nôm, (2) văn học dân gian.

Câu 8. Ý nào không phản ánh nội dung của văn học dân gian Việt Nam từ khi mới hình thành?

A. Nói lên tâm tư nguyện vọng về cuộc sống tự do.

B. Phản ánh cuộc sống tinh thần và tâm linh của người Việt.

C. Thể hiện sự trung thành của nhân dân một nước đối với vua.

D. Phản ánh những phong tục tập quán, đặc điểm của quê hương.

Câu 9. Chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống của ta bắt đầu vào thời

A. nhà Lê.

B. nhà Mạc.

C. vương triều Tây Sơn.

D. vương triều Nguyễn.

Câu 10. Nội dung giáo dục chủ yếu của nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là

A. kinh sử.

B. địa lí.

C. lịch sử.

D. khoa học - kĩ thuật.

* HIỂU:

Câu 11. Từ các thế kỉ XVI - XVIII, Nho giáo mất dần địa vị và từng bước bị suy thoái vì

A. chế độ quân chủ chuyên chế Việt Nam lâm vào khủng hoảng.

B. tư tưởng này không phù hợp với phong tục tập quán của nhân dân

C. sự xuất hiện và được truyền bá rộng rãi của Thiên Chúa giáo.

D. giai cấp thống trị không còn tin dùng do không phù hợp với điều kiện mới.

Câu 12. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự suy thoái của văn học chữ Hán ở Việt Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII?

A. Nho giáo suy thoái.

B. Phật giáo khôi phục lại vị trí.

C. Văn học chữ Nôm phát triển.

D. Văn học dân gian phát triển.

Câu 13. Nét nổi bật của văn học Việt Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII là sự nở rộ của các tác phẩm văn thơ nổi tiếng

A. được sáng tác bằng chữ Nôm.

B. được sáng tác bằng chữ Hán.

C. mang đậm tư tưởng Phật giáo.

D. mang đậm tư tưởng Nho giáo.

Câu 14. Vì sao văn học dân gian có điều kiện hình thành và phát triển nở rộ ở nước ta?

A. Tư tưởng Nho giáo không còn giữ địa vị độc tôn.

B. Tư tưởng Phật giáo có điều kiện phát triển.

C. Giai cấp thống trị tạo điều kiện phát triển.

D. Phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân.

Câu 15. Việc chữ Nôm được nâng lên trở thành chữ viết chính thống thay thế chữ Hán ở nước ta thể hiện

A. sự suy thoái của Nho giáo.

B. ý thức tự tôn của dân tộc.

C. tính ưu việt của ngôn ngữ.

D. phù hợp với qui luật khách quan.

Câu 16. Nguyên nhân cơ bản khiến Thiên chúa giáo bị các chính quyền phong kiến Việt Nam cấm đoán?

A. có nhiều điểm khác biệt với Nho giáo.

B. có nguồn gốc ngoài khu vực Châu Á.

C. các giáo sĩ đã dùng vũ lực ép dân theo đạo.

D. không phù hợp với thuần phong mĩ tục Việt Nam.

Câu 17. Chữ Quốc ngữ ra đời dựa trên cơ sở mẫu tự nào?

A. Bali.

B. Slavơ.

C. Latinh.

D. Ả Rập.

* VẬN DỤNG

Câu 18. Ở Việt Nam, so với thời kì thế kỉ X - XV thì Nho giáo ở thời kì thế kỉ XVI - XVIII

A. từng bước bị suy thoái.

B. phát triển mạnh mẽ hơn.

C. được phổ biến rộng rãi trong nhân dân

D. khôi phục lại vị trí vốn có trong nhân dân.

Câu 19. So với thời Lí - Trần thì Phật giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII

A. phát triển hơn.

B. không phát triển bằng.

C. bị hạn chế phát triển.

D.khôi phục lại vị trí như cũ.

Câu 20. So với thời Lê sơ thì Phật giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII

A. kém phát triển hơn.

B. trở thành Quốc giáo.

C. khôi phục và phát triển trở lại.

D. Có vị trí như nhau trong xã hội.

Câu 21. Điểm mới của văn học Việt Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII?

A. Văn học chữ Nôm phát triển.

B. Văn học chữ Hán bị sa sút.

C. Văn học dân gian hình thành và phát triển.

D. Văn học dân gian vừa ra đời đã bị dập tắt.

Câu 22. Điểm chung về nội dung của giáo dục Việt Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII với các thế kỉ X - XV là gì?

A. Nho học.

B. Phật học.

C. Khoa học xã hội.

D. Khoa học tự nhiên.

Câu 23. So với thế kỉ X - XV thì nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trong các thế kỉ XVI - XVIII của nước ta

A. phát triển hơn.

B. không phát triển bằng.

C. bị hạn chế phát triển.

D. khôi phục lại vị trí như cũ.

Câu 24. Điểm mới của nghệ thuật Việt Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII là

A. xuất hiện nghệ thuật chèo.

B. xuất hiện nghệ thuật tuồng.

C. nghệ thuật dân gian hình thành.

D. nghệ thuật cải lương hình thành.

* VẬN DỤNG CAO:

Câu 25. Từ chính sách giáo dục Nho học trong các thế kỉ XVI - XVIII rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho nền giáo dục nước ta hiện nay?

A. Phát triển giáo dục khoa học xã hội.

B. Phát triển giáo dục khoa học tự nhiên.

C. Phải duy trì nền giáo dục Nho học.

D. Xây dựng nền giáo dục toàn diện.