Thế nào là câu kể ai thế nào

I. Câu kể Ai thế nào?

Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

- Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì) ?

- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

VD:

+ Lan // thẳng thắn và trung thực.

   CN               VN

+ Cây cối // héo rũ rượi.

      CN                        VN

+ Căn phòng // trống trơn.

      CN                            VN

II. Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?

- Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ở chủ ngữ.

VD: Cánh đại bàng rất khỏe.

- Vị ngữ thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành

VD:

+Bộ quần áo // dài và rất xấu.

       CN                   VN

+ Chiếc bàn // mục nát.

     CN             VN

Giải bài tập Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì? trang 57 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu về các bạn trong lớp em hoặc từng người trong ảnh chụp gia đình em.

I. Nhận xét

1. Đọc đoạn văn sau:

        Hôm ấy, cô giáo dẫn một bạn gái vào lớp và nói với chúng tôi: "Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công. Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. Các em hãy làm quen với nhau đi." Cả lớp tôi vỗ tay rào rào, đón chào người bạn mới. Diệu Chi bẽn lẽn gật đầu chào lại.

2. Trong ba câu in nghiêng ở bài văn, những câu nào dùng để giới thiệu, câu nào dùng để nhận định về bạn Diệu Chi?

Gợi ý:

- Nhận định: Đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về một ai đó hoặc một vấn đề nào đó.

- Giới thiệu: Cho biết một vài thông tin cần thiết như tên tuổi, địa chỉ,... về một người nào đó cho người khác biết.

Trả lời:

*  Các câu dùng để giới thiệu:

-    Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.

-     Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.

*   Câu dùng để nhận định:

-    Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.

3. Trong các câu trên, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?; bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì (là ai? là con gì?)?

Gợi ý:

Con phân tích các thành phần trong câu.

Trả lời:

Câu

Bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?

Bộ phận  trả lời câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)?

1

Đây

là Diệu Chi, bạn mới của chúng ta.

2

Diệu Chi

là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công

3

Bạn ấy

là một họa sĩ nhỏ đấy.

4. Kiểu câu trên khác 2 kiểu câu đã học ''Ai làm gì?, Ai thế nào?" ở chỗ nào?

Gợi ý:

Con xét sự khác biệt trên hai mặt:

- Cấu tạo: 

- Ý nghĩa

Trả lời:

Kiểu câu kế “Ai là gì?” khác với các câu “Ai làm gì?” và “Ai thế nào?” ở các điểm sau đây:

+ Về mặt ý nghĩa:

Khi câu kể “Ai làm gì?” cho ta thấy rõ những hoạt động của các sự vật được nói tới trong chủ ngữ.

Kiểu câu kể “Ai thế nào?” cho ta biết được đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói tới trong chủ ngữ.

Kiểu câu kể “Ai là gì?” lại nhằm giới thiệu hoặc nêu nhận định về mọi người, một vật nào đó.

+ Về mặt cấu tạo: Trong kiểu câu “Ai là gì?” thường có từ “là” đứng đầu bộ phận vị ngữ.

II. Luyện tập

1. Tìm câu kể Ai là gì? trong các câu dưới đây và nêu tác dụng của nó:

a. Thì ra đó là một thứ máy trong cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên của thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điển tử hiện đại.

Theo Lê Nguyên long, Phạm Ngọc Toàn

b.  Lịch

   Lá là lịch của cây

   Cây lại là lịch đất

   Trăng lặn rồi trăng mọc

    Là lịch của bầu trời

    Bà tính nhẩm. Mẹ ơi,

    Mười ngón tay là lịch

    Con tới lớp, tới trường

    Lịch lại là trang sách


Gợi ý:

- Con tìm những câu theo cấu trúc: Ai (cái gì, con gì)? + Là gì (là ai, là con gì)?

- Những câu kể nhằm mục đích nhận định hoặc giới thiệu về một người, một vật nào đó.

Trả lời:

a)  Ví dụ a có 2 câu đều là câu kể “Ai là gì?”

-    Thì ra đó là... vào việc chế tạo.

Câu kể “Ai là gì?” này có tác dụng giới thiệu về một thứ máy (máy gì? máy cộng trừ do ai chế ra? do Pa-xcan).

-    Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên, máy tính điện tử hiện đại.

Câu kể “Ai là gì?” này cũng có tác dụng giới thiệu thêm về chiếc máy trên.

b) 

-   Lá là lịch của cây

-   Cây lại là lịch dất

-    Trăng là lịch của bầu trời

-    Mười ngón tay là lịch

-    Lịch lại là trang sách

Các câu kể trên đây muốn nêu một nhận xét là mỗi sự vật có một thứ lịch riêng dùng để tính thời gian.

c)  Câu kể: Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Câu này có mục đích giới thiệu về cây sầu riêng (là đặc sản của miền nào?).

2. Dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu về các bạn trong lớp em hoặc từng người trong ảnh chụp gia đình em.

Gợi ý:

Con suy nghĩ rồi hoàn thành bài tập.

Trả lời:

Lời giới thiệu: Đây là ảnh chụp toàn bộ gia đình tôi. Người đàn ông đứng chính giữa là ba tôi. Người ở bên cạnh ba tôi, về phía phải là mẹ tôi. Người đứng sát mẹ tôi là chị gái của tôi. Tôi là người đứng về phía trái của ba tôi.

I. Nhận xét

1. Đọc đoạn văn đã cho.

Bên đường, cây cối xanh um. Nhà cửa thưa thớt dần. Đàn voi bước đi chậm rãi. Chúng thật hiền lành. Người quản tượng ngồi vắt vẻo trên chú voi đi đầu. Anh trẻ và thật khỏe mạnh. Thỉnh thoảng, anh lại cúi xuống như nói điều gì đó với chú voi.

Theo Hữu Trị

2. Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở trong đoạn văn trên. 

Gợi ý:

Con đọc kĩ lại đoạn văn, tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của các sự vật: "cây cối", "nhà cửa", "chúng" (đàn voi), "anh" (người quản tượng)?

Trả lời:

Những từ cần tìm là những từ in nghiêng:

-  Cây cối xanh um.

-  Nhà cửa thưa thớt.

-  Chúng thật hiền lành.

-  Anh trẻ và thật khỏe mạnh.

3. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.

M: Cây cối thế nào?

Gợi ý:

Con suy nghĩ và đặt câu cho phù hợp.

Trả lời:

Các câu hỏi cần đặt:

-  Cây cối thế nào?

-  Nhà cửa thế nào?

-  Chúng thế nào?

-  Anh thế nào?

4. Tìm những từ ngữ chỉ các sự vật được miêu tả trong mỗi câu:

M: Cây cối xanh um

Gợi ý:

Con tìm các sự vật chỉ người, con vật, cây cối, đồ vật,... được miêu tả trong đoạn văn.

Trả lời:

Đó là các từ: Cây cối, Nhà cửa; Chúng, Anh.

5. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được:

M: Cái gì xanh um?

Gợi ý:

Con đặt câu sao cho phù hợp với ngữ pháp và nội dung.

Trả lời:

Câu hỏi cần đặt:

-  Cái gì xanh um?

-  Cái gì thưa thớt?

-  Các con gì thật hiền lành?

-  Ai trẻ và thật khỏe mạnh? 

II. Luyện tập

1. Đọc và trả lời các câu hỏi:

Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. Căn nhà trống vắng. Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi. Anh Đức lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.

Theo Duy Thắng

a)  Tìm các câu kể "Ai thế nào?" trong đoạn văn trên.

Gợi ý:

Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

Trả lời:

Đó là các câu:

-  Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường.

-  Căn nhà trống vắng.

-  Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi.

-  Anh Đức lầm lì, ít nói

-  Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.

b + c) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu vừa tìm:

Gợi ý:

a) Phân tích cấu tạo câu, chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

b) Phân tích cấu tạo câu, vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

Trả lời:

-  Rồi những người con // cũng lớn lên và lần lượt lên đường.

                    CN                            VN

-  Căn nhà // trống vắng.

      CN               VN

-  Anh Khoa // hồn nhiên, xởi lởi.

       CN                VN

-  Anh Đức // lầm lì, ít nói.

      CN               VN

-  Còn anh Tịnh // thì đĩnh đạc, chu đáo.

                 CN                         VN

2. Kể về các bạn trong tổ em, trong đó có các câu kể "Ai thế nào?"

Gợi ý:

Con kể về tính cách, đặc điểm của các bạn bằng các câu kể theo dạng Ai thế nào?

Trả lời:

Bài làm tham khảo

         Tổ em gồm mười bạn. Bạn Nam là tổ trưởng. Nam rất hoạt bát, năng nổ. Trí là tổ phó. Bạn ấy chậm rãi và chín chắn. Bạn Hưng rất hiền lành. Còn Hải thì lém lỉnh nhất tổ. Thuỳ xinh xắn và dịu dàng. Lan sôi nổi, tháo vát. Ngọc thì nhu mì và nhút nhát. Tuy mỗi người mỗi tính cách nhưng chúng em đều chăm chỉ học hành và đoàn kết với nhau nên vẫn luôn được cô giáo khen ngợi.