Thế nào là đối tượng tác chiến

Đối tác là khái niệm khá quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, đối tác thường được đề cập chủ yếu trong hoạt động kinh doanh thương mại và trong quan hệ ngoại giao giữa các nước.

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ vấn đề này thông qua bài viết Đối tác là gì?

Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong công việc, chúng ta hay bắt gặp khái niệm đối tác, ví dụ như công ty A là đối tác quan trọng của công ty B hay cũng có thể chị A là đối tác làm ăn lâu năm của chị B…Vậy đối tác là gì?

Đối tác là mối quan hệ hình thành từ 2 cá nhân, tổ chức trở lên, cùng xây dựng, tham gia, chia sẻ một hoặc một số loại hoạt động để hướng tới mục đích chung.

Mục đích chính trong mối quan hệ đối tác là cùng nhau thực hiện những công việc, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau và đạt đạt một hoặc một số mục đích nào đó.

Trong hoạt động kinh doanh thương mại: đối tác được hiểu là một thực thể thương mại (cá nhân hoặc tổ chức) có mối quan hệ gắn bó, liên minh, liên kết với doanh nghiệp nhằm đạt được mục đích nhất định trong kinh doanh, các mục đích đó có thể là tìm kiếm lợi nhuận, gia tăng vị thế cạnh tranh, học hỏi và tương trợ lẫn nhau cùng phát triển. Mối quan hệ đối tác này thường được ràng buộc bởi hợp đồng với các điều khoản trách nhiệm, quyền lợi rõ ràng của các bên tham gia.

Đối tác trong quan hệ ngoại giao: Trong quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, người ta thường phân định ra thành bốn cấp độ từ thấp đến cao lần lượt là: Đối tác (partnership) – đối tác toàn diện (comprehensive partnership) – đối tác chiến lược (strategic partnership) và mức cao nhất là đối tác chiến lược toàn diện (comprehensively strategic partnership).

Trong đó, đối tác là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trong một lĩnh vực cụ thể để thực hiện những mục tiêu chung mà hai nước cùng có sự tin cậy lẫn nhau. Có thể nói quan hệ đối tác là mối quan hệ hợp tác phổ biến nhất trong các cấp độ quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia.

Đối tác là gì trong tiếng Anh?

Đối tác trong tiếng Anh là: Partner

Đối tác trong kinh doanh tiếng Anh là Business Partner

Đối tác toàn diện là comprehensive partnership

Đối tác chiến lược là strategic partnership

Đối tác chiến lược toàn diện là comprehensively strategic partnership.

Thế nào là đối tượng tác chiến

Vai trò của quan hệ đối tác

Như đã đề cập ở trên thì đối tác dựa trên sự tin tưởng, hỗ lẫn nhau để thực hiện những mục đích chung. Quan hệ đối tác trong hoạt động kinh doanh thương mại cũng như trong hoạt động ngoại giao đều có vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể như sau:

+ Hiện nay, sự phát triển ngày càng nhanh chóng của nhiều lĩnh vực đời sống xã hội gây nên những vấn đề về áp lực xã hội xung quanh chúng ta thường xuyên phải đối mặt ngày càng biến hóa và trở nên khó lường hơn thì việc hợp tác giữa những tổ chức có thể mang tới những giải pháp hứa hẹn nhiều cơ hội để đưa các tổ chức đi xa hơn trong việc hỗ trợ những nhóm đối tượng được hưởng lợi và phát triển quy mô và tầm cỡ của các tổ chức.

+ Thông qua những mối quan hệ về đối tác, các cá nhân hoặc tổ chức đóng góp sức mình để cùng nhau hành động và gặt hái được những thành quả chung có được từ những nỗ lực của bản thân và đối tác.

+ Quan hệ đối tác giúp thúc đẩy việc giúp đỡ, tương trợ, học hỏi và phát triển những kỹ năng, kiến thức để có thể đạt được những kết quả tốt.

+ Mối quan hệ đối tác giúp cho cá nhân, tổ chức phát triển, gia tăng giá trị của mình. Cùng với đó mối quan hệ đối tác có thể giúp gia tăng vị thế, ưu thế cạnh tranh trên thị trường đối với các doanh nghiệp.

trong hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam chưa có khái niệm cụ thể về quan hệ đối tác chiến lược. Tuy nhiên, một cách cơ bản, chúng ta có thể hiểu khái niệm này như sau:

Đối tác chiến lược là gì?

Hiện nay, khái niệm đối tác chiến lược chưa được một văn bản pháp luật nào đề cập đến, tuy nhiên ta có thể hiểu đối tác chiến lược như sau:

Trong quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, người ta thường phân định ra thành bốn cấp độ từ thấp đến cao lần lượt là: Đối tác (partnership) – đối tác toàn diện (comprehensive partnership) – đối tác chiến lược (strategic partnership) và mức cao nhất là đối tác chiến lược toàn diện (comprehensively strategic partnership).

Trong đó, quan hệ đối tác chiến lược là thuật ngữ chỉ mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia mang tính chất toàn cục, then chốt và có giá trị lâu dài với thời gian. Mối quan hệ này gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi có thể bao gồm cả lĩnh vực an ninh quân sự.

Về nguyên tắc, quan hệ đối tác chiến lược phải có cơ chế và chính sách để thực hiện, các hoạt động hợp tác không nhất thiết phải ở cấp cao, mà có thể diễn ra ở từng ngành hoặc địa phương chỉ cần thông qua hệ thống chính quyền hoặc sở-ban-ngành. Ví dụ như một trường đại học của Đức liên kết với Bộ Giáo dục của Việt Nam thành lập nên một trường đại học Đức Việt.

Trên đây là nội dung bài viết về Đối tác là gì? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

 Chính những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử từ thực tế đời sống của nhân dân đã minh chứng rõ ràng, chân thực nhất tính đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Ba mươi năm đổi mới trên đất nước ta đã có vô số cái mới không ngừng nảy nở, vun trồng, phát triển trực tiếp góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: mới trong tư duy lý luận; mới trong chủ trương, đường lối của Đảng; mới trong lao động sản xuất; mới trong sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của quần chúng nhân dân;... Những cái mới được hòa quyện giữa truyền thống văn hóa dân tộc với giá trị thời đại để trở thành căn cứ chủ yếu của chính sách đối nội, đối ngoại cùng với kế sách xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm về “đối tác, đối tượng” là một trong những cái mới làm nên bước đột phá mở đầu cho sự nghiệp đổi mới thắng lợi, góp phần khẳng định trí tuệ, bản lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam - một đảng cộng sản chân chính, xứng đáng là lực lượng duy nhất lãnh đạo toàn dân, toàn quân tiến hành sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đổi mới tư duy từ “bạn và thù” sang “đối tác và đối tượng” là bước đột phá mở đầu cho những thành tựu trong sự nghiệp đổi mới của cách mạng nước ta

Thời điểm Việt Nam thực hiện đổi mới, mở cửa hội nhập quốc tế, thế giới chia thành hai phe đối kháng trên cơ sở ý thức hệ đối lập, quan hệ giữa các quốc gia được chia thành: ta, bạn, thù. Khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu tan rã làm cho cục diện thế giới thay đổi căn bản thì quan niệm “bạn - thù” trong quan hệ giữa các nước đã bị lung lay, đòi hỏi mỗi quốc gia dân tộc cần phải có cái nhìn mới toàn diện, sâu sắc hơn để giữ vững lợi ích của mình, nhất là các nước nhỏ.

Tháng 12-1986, Đại hội VI của Đảng diễn ra với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, vạch đường lối đổi mới toàn diện, mở cửa giao lưu hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề đặt ra là: làm thế nào đưa đường lối đổi mới vào cuộc sống; làm thế nào mở cửa mời gọi được nước ngoài vào trao đổi thương mại hợp tác đầu tư; làm thế nào để giao lưu hội nhập với các nước láng giếng, trong khu vực và các nước trên thế giới. Đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ truyền thống dân tộc và kinh nghiệm của thế giới, Đảng ta chuyển từ quan niệm “bạn, thù” sang quan điểm “đối tác, đối tượng” trong nhận thức và xứ lý các quan hệ quốc tế. Thực tiễn những thành tựu trong đối nội, đối ngoại của gần 30 năm đổi mới cho thấy quan điểm “đối tác, đối tượng” là bước đột phá quan trọng trong tư duy và hành động, đưa đường lối đổi mới thành hiện thực, góp phần khẳng định bản lĩnh, trí tuệ của Đảng ta. Quan điểm “đối tác, đối tượng” không ngừng được thực tiễn phong phú của cách mạng củng cố, bổ sung, phát triển toàn diện, ngày càng khẳng định giá trị lịch sử và hiện thực.

Quan điểm “đối tác, đối tượng” là tư duy biện chứng sâu sắc, toàn diện của Đảng ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước đã nhắc nhở dân tộc ta kiên trì thực hiện quan điểm “thêm bạn, bớt thù” trong mọi suy nghĩ và hành động. Bài học ấy một lần nữa được phát huy, góp phần cô lập kẻ thù, đồng thời tận dụng sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ trên thế giới trong cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhưng chỉ trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập quốc tế, truyền thống dân tộc kết hợp tinh hoa nhân loại và xu thế thời đại mới định hình quan điểm “đối tác, đối tượng” của Đảng ta.

Từ những vấn đề rất cơ bản có tính định hướng về “đối tác, đối tượng” trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), được thực tiễn bổ sung, phát triển thành quan điểm trong Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới: “Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng. Mặt khác, trong tình hình diễn biến nhanh chóng và phức tạp hiện nay, cần có cách nhìn biện chứng: Trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong mỗi đối tác có thể có mặt mâu thuẫn với lợi ích của ta cần phải đấu tranh”(1).

Quan điểm trên của Trung ương Đảng không những chỉ ra các dấu hiệu cơ bản quan trọng để nhận thức đâu là “đối tác” có thể mở rộng quan hệ hợp tác, đâu là “đối tượng” cần kiên quyết đấu tranh, mà còn cho thấy tư duy biện chứng sâu sắc, toàn diện của Đảng ta về “đối tác” và “đối tượng”, hoàn toàn phù hợp với tình hình diễn biến nhanh chóng và phức tạp hiện nay. Nếu như trong Nghị quyết Trung ương 8, khóa IX chỉ nêu “...trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta”, thì Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI đã khẳng định tính hai mặt cùng tồn tại, đan xen một cách phổ biến trong “mỗi đối tác” và “mỗi đối tượng”.

Tư duy biện chứng của Đảng ta được thể hiện sâu sắc trong giải quyết mối quan hệ giữa “đối tác” và “đối tượng” với mỗi chủ thể nhất định. Trước hết, khi đã nhận thức về “đối tác và đối tượng” trong cùng một chủ thể thì phải lấy mục tiêu “xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” làm tiêu chuẩn để quyết định mức độ quan hệ hợp tác. Nghĩa là, trong khi mở rộng quan hệ hợp tác với “đối tác” cần nêu cao tinh thần cảnh giác phát hiện các mâu thuẫn có thể nảy sinh để kịp thời đấu tranh. Đồng thời, trong đấu tranh với “đối tượng” không có nghĩa là phân tuyến đối đầu mà cần tranh thủ mọi cơ hội tìm hiểu, tạo lòng tin để đi đến “tôn trọng độc lập, chủ quyền” của nhau mà mở rộng hợp tác bình đẳng cùng có lợi. Mục tiêu cơ bản lâu dài trong nhận thức và vận dụng quan điểm “đối tác, đối tượng” là nhằm không ngừng tăng cường đoàn kết, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với bạn bè quốc tế. Đấu tranh với quan điểm, tư tưởng nhận thức máy móc, khô cứng, khi xem “đối tác”là để hợp tác và chỉ rõ “đối tượng” là để cô lập đấu tranh.

Nhận thức và vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm “đối tác và đối tượng”, góp phần xây dựng củng cố đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc

Suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, việc Đảng ta luôn nỗ lực phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân là hạt nhân đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, cội nguồn gìn giữ và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh quốc tế. Chúng ta cần tiếp tục quán triệt, xây dựng và củng cố, không ngừng nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết, kịp thời đấu tranh với tư tưởng, lối sống cá nhân ích kỷ làm hại tới lợi ích của giai cấp, của nhân dân và của dân tộc. Thực tiễn cho thấy, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, xuống cấp về đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến công tác xây dựng Đảng, làm xói mòn niềm tin của nhân dân với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Như vậy, bộ phận cán bộ, đảng viên này phải được nhận thức là “đối tượng” cần kiên quyết đấu tranh. Quá trình nhận dạng và đấu tranh với “đối tượng” này sẽ vô cùng khó khăn, phức tạp vì nó tồn tại trong mỗi cán bộ, đảng viên, trong mỗi cơ quan, mỗi tổ chức. Hơn nữa, sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức lối sống là môi trường tốt nhất để các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta; và ngược lại quá trình “tự biễn biến, tự chuyển hóa” lại là điều kiện tốt, là cái cớ “ngụy biện” cho mọi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của bộ phận cán bộ đảng viên ấy.

Quán triệt sâu sắc quan điểm “đối tác, đối tượng” trong công tác xây dựng Đảng để mỗi cán bộ, đảng viên đề cao cảnh giác, tích cực nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh, khắc phục triệt để sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức lối sống, chống tham ô, lãng phí. Muốn vậy, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình đúng với ý nghĩa là quy luật phát triển của Đảng, là biện pháp hiệu quả nhất không chỉ nhận rõ “đối tác” và “đối tượng”, mà còn trực tiếp góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và tăng cường đoàn kết trong Đảng trên cơ sở Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bởi vì, “thực thà tự phê bình và thành khẩn phê bình là thứ vũ khí sắc bén nhất để sửa chữa khuyết điểm và phát triển ưu điểm”(2) và “trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất của Đảng”(3).

Trong tình hình diễn biến nhanh chóng và phức tạp hiện nay, bài học “Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế”(4) của 85 năm thực tiễn lãnh đạo cách mạng phải tiếp tục được quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Đây là cội nguồn sức mạnh của Đảng, sức mạnh của dân tộc để vượt qua bao khó khăn, thử thách trong những tình huống ngặt nghèo của cách mạng. Để tiếp tục hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quan điểm “đối tác, đối tượng” cần được quán triệt, vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong cả đối nội và đối ngoại. Đây chính là “cẩm nang” cách mạng và khoa học để các cấp, các ngành, các lực lượng, các địa phương và toàn dân nêu cao tinh thần cảnh giác, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, kiên trì chủ trương “thêm bạn, bớt thù” góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, bảo đảm sự ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

--------------------------------------------------------------------------

Chú thích:

(1) Ban Chấp hành Trung ương: Nghị quyết số 28-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2002, t. 8, tr. 158

(3) Hồ Chí Minh: Sđd, t. 12, tr. 510

(4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011, tr. 65