Thế nào là khả năng đọc viết

CHO TRẺ 5-6 TUỔI LÀM QUEN VỚI VIỆC ĐỌC, VIẾT

ĐỂ CHUẨN BỊ BƯỚC VÀO LỚP 1

Lớp 1 là bước ngoặc quan trọng đối với trẻ mẫu giáo. Để thích ứng với việc học tập và những điều kiện mới tại Trường phổ thông, trẻ mẫu giáo cần chuẩn bị sẵn sàng về mọi phương diện: Thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm-kỹ năng xã hội, thẩm mỹ và khả năng thích ứng với việc học tập. Trong đó ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Thông tư 23/2010TTBGĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề cập đến các nội dung phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi mẫu giáo kỹ năng tiền học đọc học viết chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 như sau: Trẻ thể hiện hứng thú với việc đọc, trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc, thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết. Như vậy việc hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo là một vấn đề rất cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay.

Để phát triển khả năng đọc, viết, trước hết người giáo viên phải phát triển khả năng nghe, nói của trẻ. Không gì phát triển nhanh chóng tích cực bằng việc thường xuyên cho trẻ nghe, cho trẻ nói. Vì vậy, giáo viên thường xuyên trò chuyện và khuyến khích trẻ nói qua các hoạt động trong ngày.

Thế nào là khả năng đọc viết

Cô và các cháu chơi trò chơi: Chi chi chành chành

Khi trẻ có khó khăn hay có tâm lý ngập ngừng, nhút nhát, các cô giáo phải cần khích lệ, hỗ trợ động viên trẻ nói. Cô giáo cần tạo ra các tình huống giao tiếp một cách thường xuyên giữa trẻ với trẻ, giữa cô với trẻ và giữa trẻ với mọi người xung quanh.

Thế nào là khả năng đọc viết

Phát triển ngôn ngữ qua hoạt động quan sát

Tạo cơ hội để trẻ được nghe các âm thanh khác nhau từ môi trường. Ví dụ: Tiếng kêu của động vật, âm thanh của phương tiện giao thông, âm thanh đồ vật, âm thanh của một số hiện tượng tự nhiên, âm thanh của các lễ hội...Bởi vì các âm thanh khác nhau ấy sẽ có tác dụng kích thích thính giác các giác quan cuả trẻ rất lớn. Tổ chức cho trẻ hoạt động kết hợp với lời nói trong các trò chơi, bài hát, đóng kịch.

Cho trẻ làm quen với đọc, đọc được tên của mình, đọc được các chữ trong các đồ dùng gần gũi, trong các góc hoạt động của lớp của trường.

Thế nào là khả năng đọc viết

Cô giáo tổ chức cho trẻ chơi tìm đọc chữ cái từ môi trường xung quanh

Hướng dẫn cách tổ chức cho trẻ đọc. Cô đọc cùng trẻ, cho trẻ nhận được các chữ, hướng chữ, quy tắc đọc tiếng Việt: từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Thế nào là khả năng đọc viết

Cô hướng dẫn cách đọc

Cô dành thời gian để đọc sách với cá nhân, nhóm nhỏ, vừa đọc vừa chỉ tay để trẻ phân biệt các từ, mối liên hệ giữa từ ngữ và tiếng nói, ý nghĩa của từ; hướng dẫn trẻ đọc: từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, đọc hết trang thì giở tiếp trang khác.

Thế nào là khả năng đọc viết

Dạy cho trẻ cách đọc nhích dần theo từng tiếng

Trẻ có thể đọc chung hoặc mỗi trẻ có một cuốn sách để đọc cùng cô; hướng dẫn và sắp xếp để trẻ tự lấy, cất sách, giữ gìn sách, rèn luyện thói quen đọc sách ít nhất 01 ngày/lần.

Giáo viên tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái qua các trò chơi, thẻ chữ cái, tìm chữ cái trong từ , ghép chữ còn thiếu trong từ, cho trẻ thấy được mối quan hệ giữa các chữ cái, trẻ hiểu các chữ cái được ghép lại thành từ và các từ ghép lại sẽ thành câu, khi đọc lên chúng có ý nghĩa

Thế nào là khả năng đọc viết

Trẻ chơi tìm chữ cái theo yêu cầu của cô

Tổ chức hoạt động nhằm giúp trẻ nắm được cách sử dụng công cụ viết như: bút chì, bút lông, phấn. Biết được hướng viết tiếng Việt, hướng viết của nét chữ, mối quan hệ giữa tiếng nói và viết; cách cầm và sử dụng công cụ viết, cho trẻ vẽ trên sàn, sân, bảng bằng phấn, vẽ trên cát, vẽ bằng que, , tô màu tranh, vẽ tự do trên giấy, trang trí đường diềm bằng bút sáp, bút dạđể rèn luyện vận động của các cơ nhỏ, sự khéo léo của ngón tay, sự phối hợp tay mắt, giúp trẻ làm quen với cách sử dụng giấy, bút, biết cách cầm bút đúng và giữ giấy khi tô, vẽ, viết.

Thế nào là khả năng đọc viết

Cô giáo hướng dẫn trẻ tô viết chữ cái

Tổ chức các hoạt động chơi các trò chơi đóng vai có liên quan nhiều đến các hành vi viết, sử dụng công cụ viết như: trò chơi bán hàng (viết hóa đơn tính tiền, viết tên hàng hóa, trò chơi bác sĩ (kê đơn thuốc, viết sổ y bạ, trò chơi bưu điện (viết địa chỉ, tên người nhận, người gửi,). Gợi ý để trẻ tự làm bưu thiếp, làm sách tranh, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình theo mẫu có sẵn hoặc trẻ quan sát được từ môi trường xung quanh cho trẻ làm quen với các nét chữ cơ bản như nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải, nét cong hở trái, hở phải cách đưa tay để tạo thành nét chữ; sử dụng bút để tô vẽ, tập tô, đồ các nát cơ bản trên giấy, tô chữ cái in rỗng, sử dụng phấn để viết, tô các nét trên bảng, trên sàn nhà, sân chơi.

Thế nào là khả năng đọc viết

Dạy cháu cầm bút và tư thế ngồi viết

Để tổ chức các hoạt động này được hiệu quả, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dung, đồ chơi, tạo tình huống, không khí chơi vui vẻ để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động, trẻ chủ động tự nguyện chứ tuyệt đối không được ép trẻ phải thực hiện tô, đồ, sao chép và tuyệt đối không được trách móc, chê các sản phẩm do trẻ làm ra.

Tạo môi trường chữ viết phong phú đa dạng. Tạo góc học tập mới hấp dẫn trẻ: Thường thay đổi tên gọi hình ảnh và các góc cho phù hợp với từng chủ điểm, tạo sự mới mẻ khoảng không gian hấp dẫn mỗi khi trẻ đến lớp: Ở góc học tập luôn thay đổi, học xong chữ cái nào, viết lại 4 kiểu chữ (viết thường, viết hoa, in thường, in hoa) treo ở góc học tập để trẻ thường xuyên được củng cố lại.

Thế nào là khả năng đọc viết

Môi trường chữ của lớp

Hàng ngày, các cô phải tổ chức cho trẻ tiếp xúc nhiều với chữ viết, tạo nên tính thân thuộc, gần gũi. Ví dụ: Trang trí chữ viết lên các giá, kệ ở các góc, tên của trẻ trên các vật dụng cá nhân, gắn tên cây cối, đồ dùng, đồ chơi ở cả trong và ngoài lớp học. Các bài thơ, ca dao, đồng dao, các thành ngữ đơn giản kèm với hình ảnh, để trẻ được tắm mình trong môi trường ngôn ngữ tiếng Việt.

Để phát huy hiệu quả các cô giáo cần trang trí môi trường chữ với nhiều màu sắc, đa dạng phong phú các kiểu chữ to, nhỏ, kiểu dáng khác nhau. Hay với các góc khác cũng vậy, cô và trẻ cùng đàm thoại, thoải mái trao đổi để đặt tên như: Kiến trúc sư tí hon; Bé tập làm thợ xây; Ngôi nhà mơ ước; Thị trấn tương lai; ( đối với góc xây dựng).

Ngoài ra nhà trường cần đầu tư kinh phí vào các biểu bảng trang trí môi trường chữ bên ngoài sân trường để tạo môi trường học tập cho trẻ.

Thế nào là khả năng đọc viết

Hình ảnh biểu bảng trang trí môi trường học tập của bé của trường

Xây dựng góc thư viện trong và ngoài lớp học phong phú đa dạng đầu sách thu hút được trẻ tham gia. Đối với trẻ mẫu giáo, việc tiếp xúc với sách sẽ giúp trẻ phát triển tốt khả năng nghe nói. Bên cạnh nguồn tài liệu, sách của nhà trường mua sắm, giáo viên còn thực hiện tốt công tác vận động khuyên góp từ cán bộ, giáo viên, cha mẹ trẻ, tham gia đóng góp để tạo thành một thư viện phong phú với nhiều loại sách. Hệ thống giá, kệ được sắp đặt tạo ra một không gian riêng cho trẻ hoạt động. Các sách, truyện tranh, thơ ca, câu đố phù hợp với trẻ được sắp xếp và thay đổi linh hoạt tạo hứng thú cho trẻ.

Thế nào là khả năng đọc viết

Trẻ tự trải thảm ngồi đọc sách

Thực hiện sưu tầm thêm các loại sách khổ to, chữ to, các sản phẩm của trẻ sau khi học và chơi, Các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ như: thẻ từ, bảng chữ cái, băng đĩa, cát xét. Tăng cường cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học thiếu nhi phù hợp với khả năng của trẻ, các tác phẩm văn học: truyện, thơ, ca dao, đồng dao... Từ đó, trẻ sẽ tích cực khám phá, sử dụng, hình thành thói quen đọc sách.Trẻ có thể đọc đi đọc lại nhiều lần cuốn sách mà chúng yêu thích bởi chúng thích thú với câu chuyện và đặc biệt thích đọc sách với người lớn.

Thế nào là khả năng đọc viết

Trẻ ngồi đọc sách cùng cô

Các cô giáo luôn là người đọc sách bất cứ lúc nào khi trẻ yêu cầu vào những giờ phù hợp. Hãy cho trẻ được tham gia đọc sách cùng bạn tại góc thư viện của lớp để trẻ có cơ hội lựa chọn cuốn sách của mình sau đó trẻ tự giữ gìn cuốn sách cẩn thận. Hướng dẫn giáo viên để sách vừa tầm với trẻ dễ lấy cất, phải hướng dẫn trẻ cách sử dụng và bảo vệ sách (cầm, mở sách, cất sách sau khi đọc) ...

Xây dựng góc thư viện ngoài trời vừa phù hợp với điều kiện kinh phí của trường lớp, vừa đẹp mắt hấp dẫn tiện dụng. có thể phối hợp với cha mẹ học sinh, phối hợp Đoàn thanh niên, Công đoàn trường hổ trợ nguồn lực, kinh phí, sưu tầm nguyên vật liệu địa phương như bánh xe hơi cũ, cây dừa khô, treLựa chọn nơi có gốc cây râm bóng mát để cho trẻ và cha mẹ cùng nhau ngồi một cách thoải mái thư giản đọc sách đảm bảo sử dụng thuận tiện vào những giờ đón trả trẻ.

Thế nào là khả năng đọc viết

Góc thư viện ngoài trời của trường

Lựa chọn nơi có gốc cây râm bóng mát để cho trẻ và cha mẹ cùng nhau ngồi một cách thoải mái thư giản đọc sách đảm bảo sử dụng thuận tiện vào những giờ đón trả trẻ.

Thế nào là khả năng đọc viết

Cô đọc sách cùng bé

Để thu hút trẻ, cha mẹ của bé đến với thư viện Cô, mẹ và bé, giáo viên thường xuyên thay đổi sách, thường xuyên tổ chức giới thiệu với trẻ và phụ huynh, thu hút trẻ đến với thư viện để trẻ được làm quen với nhiều loại sách, giúp trẻ chọn sách đúng ý thích, cô cùng đọc sách với trẻ và vận động ba mẹ cùng đọc với trẻ trong giờ đón trả trẻ hàng ngày

Nhà trường cần tổ chức cho 100% giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên đề cho trẻ 5-6 tuổi quen với đọc, viết. Lựa chọn và xây dựng tạo điều kiện cho 01 lớp 5 tuổi làm lớp điểm chuyên đề làm quen với đọc, viết. Tổ chức hoạt động mẫu để giáo viên được chia sẻ, thảo luận về chuyên đề phát triển ngôn ngữ, nội dung phát triển ngôn ngữ qua việc làm quen với việc đọc, viết, tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo làm quen với nghe, nói, làm quen với đọc, viết, cách tạo môi trường giáo dục phát triển ngôn ngữ như thế nào để đạt được mục tiêu giáo dục... từ đó giáo viên sẽ được tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện tại lớp mình và giúp cho giáo viên nắm rõ hơn phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ một cách linh hoạt sáng tạo hơn. Từ đó được rút kinh nghiệm chung, thống nhất và định hướng áp dụng tại các lớp một cách thiết thực và linh hoạt giúp cho cán bộ, giáo viên triển khai và thực hiện chuyên đề có hiệu quả hơn.

Thế nào là khả năng đọc viết

Sinh hoạt chuyên đề

Ban giám hiệu khích lệ tinh thần tự giác học hỏi chuyên môn của giáo viên, cần phải sôi nổi mạnh dạn trao đổi ý kiến sau khi dự giờ, khi làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề, giúp giáo viên ngày càng hoàn thiện hơn, nhìn nhận ra cái hạn chế của bản thân, của đồng nghiệp. Học tập đồng nghiệp về cách tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ, tạo môi trường chữ trong và ngoài lớp học. Sau đó cho giáo viên tham quan học tập môi trường chữ ở lớp điểm.

Giáo viên thực hiện tốt góc Thông tin dành cho cha mẹ. Thực hiện tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về các nội dung cần rèn cho các cháu, kĩ năng đọc viết. Ví dụ: cách dạy trẻ nhận biết phát âm chữ cái mà con em mình đang học, phối kết hợp ôn luyện tại gia đình, tránh trường hợp cô dạy chữ đúng phụ huynh lại dạy chữ chưa đúng như: Chữ x đọc là xờ, chữ s đọc là sờ, nhưng có phụ huynh lại đọc là ích xì hay ét xì; Hay chữ l, n, lại đọc là e lờ hay en nờ,

Khuyến khích cha mẹ thiết lập một tủ sách gia đình với đủ loại sách khác nhau, cha mẹ có thể cùng với bé đọc sách và giúp bé có được thói quen với sách. Hoặc đối với những cháu ngọng, đớt, những cháu chưa tự tin, hoặc những cháu nhận biết chậm... cần nhờ đến sự hỗ trợ giáo dục từ phía gia đình...

Ngôn ngữ đọc và viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp. Đây là giai đoạn có nhiều thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ và kỹ năng đọc viết ban đầu của trẻ. Trường mầm non, người lớn xung quanh, cha mẹ trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng môi trường ngôn ngữ phong phú tương tác và giao tiếp cũng như các cơ hội cho sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ mẫu giáo.

Ninh Đa ngày 2tháng 11năm 2019

Người viết

Trần Thị Kim Cúc