Thế nào là sinh trưởng ở thực vật

Câu 1: Trang 138 - sgk Sinh học 11

Sinh trưởng ở thực vật là gì? 


  • Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước( chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và  kích thước của tế bào.


Trắc nghiệm sinh học 11 bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

Từ khóa tìm kiếm Google: sinh trưởng ở thực vật, khái niệm sinh trưởng ở thực vật, câu 1 bài 34 sinh học 11, câu 1 trang 138 sinh học 11

 I. SINH TRƯỞNG

1. Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

Ví dụ : sự tăng kích thước chiều cao và  đường kính thân của cây

Thế nào là sinh trưởng ở thực vật

Quá trình sinh trưởng ở thực vật

Cơ sở tế  bào học của hiện tượng sinh trưởng là sự nguyên phân của các tế  bào mô phân sinh .

2. Các mô phân sinh
Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.
Có các loại mô phân sinh sau: mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng (ở cây 1 lá mầm).
Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.

+ Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.

+ Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của lóng (hay các vị trí khác với đỉnh thân). Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.

Ở thực vật Hai lá mầm có cả mô phân sinh bên và mô phân sinh đỉnh →tăng trưởng chiều cao và  đường kính thân

Ở thực vật Một lá mầm chỉ có mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng → tăng trưởng chiều cao và không tăng kích thước bề ngang ( do không có mô phân sinh bên )

 
Thế nào là sinh trưởng ở thực vật
 
Thế nào là sinh trưởng ở thực vật

Các loại mô phân sinh ở cây Hai  lá mầm

Mô phân sinh lóng ở cây Một lá mầm

II. SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP

 
Thế nào là sinh trưởng ở thực vật
 
Thế nào là sinh trưởng ở thực vật

Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật

Sinh trưởng thứ cấp ở thực vật

Bảng 1: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh tưởng thứ cấp ở thực vật

Tiêu chí

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm

Sinh trưởng theo chiều dài (hoặc cao)

của thân, rễ

Sinh trưởng theo chiều ngang (chu vi) của thân và rễ

Nguyên nhân

– cơ chế

Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Do hoạt động của mô phân sinh bên.

Đối tượng

Cây một lá mầm và phần thân non

của cây 2 lá mầm

Cây hai lá mầm

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA THỰC VẬT 1. Nhân tố bên trong

- Đặc điểm di truyền: Cây Một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp, cây Hai lá mầm có cả sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

- Các thời kì sinh trưởng của giống, loài.

- Hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng.

2. Nhân tố bên ngoài

- Nhiệt độ: Ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật, tùy từng loại cây có nhiệt độ thích hợp khác nhau. Ví dụ: những cây rau màu vụ đông (su hào, bắp cải,..) thích hợp với điều kiện lạnh hơn.

- Hàm lượng nước: Tế bào thực vật sinh trưởng thích hợp với độ ẩm cao, trên 90%.

- Ánh sáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, có thể gây nên sự biến đổi hình thái của cây (cây bị vàng lá,..)

- Ôxi: Ôxi ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

- Dinh dưỡng khoáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, gây nên sự biến đổi hình thái của cây (cây bị còi cọc, vàng lá,..)

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 11 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2023 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Sinh trưởng ở thực vật là

Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là:

Chức năng của mô phân sinh đỉnh là gì?

Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là

Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:

Thế nào là sinh trưởng sơ cấp

Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do hoạt động:

Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?

Phát biểu nào sau đây đúng ?

Các tế bào ngoài cùng của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu ?

Xem hình dưới đây và cho biết chú thích nào đúng ?

Thế nào là sinh trưởng ở thực vật

Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bao gồm ?

- Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về khích thước (chiều dài, đường kính, bề ngang) của cơ thể do tăng số lượng và khích thước của tế bào.

- Ví dụ: Sự tăng vế số lượng lá trên cây, sự dài ra của rễ, tăng kích thước của cánh hoa,.. Cây đậu tương lúc mới nảy mầm dài 3 cm, sau hai tuần có thể dài 30 cm.

Thế nào là sinh trưởng ở thực vật

(Ảnh: Internet)

II. SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP Ở THỰC VẬT

1. Mô phân sinh

- Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.

- Khi qua giai đoạn non trẻ, sự sinh trưởng của thực vật đa bào bị hạn chế trong mô phân sinh.

- Mô phân sinh bao gồm: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.

+ Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.

+ Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.

+ Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của lóng (hay các vị trí khác với đỉnh thân). Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.

Thế nào là sinh trưởng ở thực vật

2. Sinh trưởng sơ cấp

- Xảy ra ở cây thuộc lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm.

- Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ.

Thế nào là sinh trưởng ở thực vật

3. Sinh trưởng thứ cấp

- Xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm.

Thế nào là sinh trưởng ở thực vật

- Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng theo đường kính của thân, làm tăng bề ngang (độ dày) của thân và rễ do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên. Hai mô phân sinh bên bao gồm tầng phát sinh mạch dẫn và tầng phát sinh vỏ.

- Sinh trưởng thứ cấp tồn tại trong cây gỗ lâu năm và hình thành nên thân gỗ lớn với nhiều vòng gỗ và lớp bần bên ngoài gọi là vỏ thân cây.

Thế nào là sinh trưởng ở thực vật

- Cấu tạo thân cây gỗ:

+ Phần vỏ bao quanh phần thân.

+ Phần gỗ: Gỗi lõi (ròng) màu sẫm nằm ở trung tâm của thân, gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp già, vận chuyển nước và muối khoáng. Gỗ giác màu sáng, nằm kế tiếp gỗ lõi, gồm các lớp mạch gỗ thứ cấp trẻ, vận chuyển nước và muối khoáng chủ yếu.

- Vòng gỗ hàng năm: do tầng sinh mạch tao ra nhiều mạch gỗ xếp thành vòng đồng tâm có độ dày mỏng khác nhau.

Thế nào là sinh trưởng ở thực vật

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG.

1. Nhân tố bên trong

- Đặc điểm di truyền: Cây Một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp, cây Hai lá mầm có cả sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

- Các thời kì sinh trưởng của giống, loài.

- Hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng.

2. Nhân tố bên ngoài

- Nhiệt độ: Ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật, tùy từng loại cây có nhiệt độ thích hợp khác nhau. Ví dụ: những cây rau màu vụ đông (su hào, bắp cải,..) thích hợp với điều kiện lạnh hơn.

- Hàm lượng nước: Tế bào thực vật sinh trưởng thích hợp với độ ẩm cao, trên 90%.

- Ánh sáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, có thể gây nên sự biến đổi hình thái của cây (cây bị vàng lá,..)

- Ôxi: Ôxi ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

- Dinh dưỡng khoáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, gây nên sự biến đổi hình thái của cây (cây bị còi cọc, vàng lá,..)