Theo em thế nào là một ông vua tốt

Nhận diện nhóm lợi ích "bán nước, hại dân”

[GDVN] - Những kẻ đang làm cho đất nước “đội sổ”, khiến lòng dân không yên có phải là những kẻ "bán nước, hại dân"?

Ngô Quyền, với chiến thắng vẻ vang trên sông Bạch Đằng đã chấm dứt giai đoạn 1.000 năm Bắc thuộc và mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.

Theo đánh giá của sử gia Ngô Thì Sỹ [1726-1780] thì: "Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại.

Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lững ở một thời bấy giờ mà thôi đâu" [Việt Sử Tiêu Án].

Từ Ngô Quyền cho đến giai đoạn sau này, các vương triều đều xây dựng được những đỉnh cao rực rỡ về mọi lĩnh vực, nhưng rồi lại đi đến diệt vong do tranh quyền, đoạt lợi trong nội bộ, do nạn bè phái, vơ vét của cải, ức hiếp dân lành và có những kẻ làm “tay sai” cho ngoại bang.

“Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo” [Lê Thánh Tông 1442-1497].

Tư tưởng pháp trị của Bộ luật Hồng Đức manh nha từ hơn 500 năm trước, tiếc thay, đã sớm bị chìm khuất trong bóng tối nặng nề của chế độ phong kiến tập quyền, của một quốc gia bị xâm lược...

Dâu bể đa đoan, một cá nhân, dẫu có là một vị “vua tốt”, có khi cũng chỉ biên soạn được những bản anh hùng ca dang dở.

Không ai thay đổi được lịch sử, hậu thế chỉ có thể nhìn vào tấm gương lịch sử để nhận thức lại chính mình.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với nhân dân xã nông thôn mới Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết [Bình Thuận], tháng 3-2015. Ảnh: NGUYỄN KHANG [TTXVN].

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, buổi bình minh của kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Chỉ trong 15 năm, một chính Đảng với khoảng 5.000 đảng viên đã giành lấy chính quyền từ tay ngoại xâm, đòi lại danh dự và phẩm giá dân tộc.

Thành công đó là gì, nếu không phải là đường lối đúng đắn và sự ủng hộ của nhân dân...

Cũng chính sức mạnh đó đã tiếp tục giúp dân tộc Việt Nam vượt qua 30 năm trời đằng đẵng hy sinh, kháng chiến gian khổ, thu được giang sơn về một mối. Lòng dân bền chặt, phơi phới hướng về một tương lai tươi sáng...

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của chúng ta đã rất sâu sắc cảnh tỉnh: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân".

Ngày hôm nay, từ góc nhìn mạnh, yếu, suy vong của các triều đại trong lịch sử thì những hiểm họa, những tiêu cực đang phát sinh trong nội tại đất nước khiến cho những đảng viên cộng sản trung kiên, các bà mẹ đã cống hiến những người con cho Tổ quốc, những gia đình đã chịu nhiều hy sinh mất mát, không thể yên lòng.

Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ Đại hội VII của Đảng đã chỉ ra bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và sự nghiệp Cách mạng nước ta.

Trong đó, chệch hướng và tham nhũng là hai nguy cơ cực kỳ nguy hiểm và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Đến Đại hội IX thì những nguy cơ đó đã thành sự thật, thậm chí hiển hiện: “tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng".

Qua các kỳ Đại hội tiếp theo, tình trạng này không những không suy giảm, chẳng những ít tìm ra được ai trong “bộ phận không nhỏ”, mà tham nhũng, suy thoái còn diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi hơn, trắng trợn hơn.

Đảng Cộng sản có quyền tự tin và tự hào khi được nhân dân tin tưởng trao cho mình quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nhưng cũng vì lẽ đó chúng ta càng cần phải luôn nghiêm khắc với mình.

Năm 2015, Việt Nam đứng ở vị trí 112 trong số 168 quốc gia về chỉ số cảm nhận mức độ tham nhũng theo khảo sát của tổ chức Minh bạch Quốc tế; còn người dân thì có gánh nặng thuế và chi phí cao bậc nhất khu vực, theo Báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội năm 2012.

Trong khi đó nợ công đang ở mức trên 58% GDP [số liệu Kiểm toán Nhà nước công bố tháng 8/2016], tức là mỗi người dân đang phải chịu khoản nợ 1.000 USD. Năng suất lao động thấp, làm không đủ để trả nợ, đất nước đang phải đi vay nợ để trả nợ.

Chưa bao giờ trong lịch sử hơn 70 năm Nhà nước ta, Nhà nước “của dân, do dân và vì dân” lại xuất hiện những biểu hiện tiêu cực như hiện nay: “tư bản thân hữu”, “lợi ích nhóm”, “sân sau của gia đình”;

Xuất hiện sự cấu kết quyền lực với lợi ích kinh tế, lèo lái chính sách, dàn dựng để tạo ra các cú “áp-phe” lớn mang lại lợi ích “khủng” cho một số cá nhân và phe nhóm..., gây thiệt hại khôn lường cho ngân sách Nhà nước, làm chao đảo nền kinh tế.

Các vụ án tham nhũng lớn, đặc biệt nghiêm trọng được đem ra xét xử hay chưa xét xử, thấy thấp thoáng "bóng dáng" của những cán bộ nắm giữ vị trí quản lý, thậm chí cả cán bộ quản lý ở cấp cao.

Với đội ngũ hùng hậu hơn 4,5 triệu đảng viên hiện nay, đặc biệt là trong Ban lãnh đạo, ai là những người đủ dũng cảm để gột sạch những vết nhem nhuốc làm vấy bẩn đội ngũ của chúng ta.

Trong cuộc đấu tranh trước đây, để bảo vệ Đảng, bảo vệ lợi ích nhân dân, chúng ta dám chấp nhận hy sinh mạng sống của mình, thì hôm nay, cũng phải dám vượt qua cám dỗ, thậm chí phải có dũng khí thấy cái đúng phải lên tiếng ủng hộ, thấy cái sai phải kiên quyết bài trừ.

Nhắc lại cuộc đời vua Bảo Đại và kết cục buồn cho Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Christophe Lynda

Chụp lại hình ảnh,

Vua Bảo Đại [đứng, bìa trái] ngày còn đi học tại Pháp với gia đình người đỡ đầu, và hoàng thân Vĩnh Cẩn [phải]

Giáo sư Hán nôm Tạ Trọng Hiệp lúc sinh thời ở Paris có kể cho tôi câu chuyện ông Trần Trọng Kim nói với học giả Hoàng Xuân Hãn sau lần tiếp xúc với vua Bảo Đại:

''Người ta nói, vua Bảo Đại chỉ biết ăn chơi, nhưng không đơn giản như vậy.''

Đa số chỉ biết vế đầu của câu nói. Song, như nửa chiếc bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nửa sự thật thì không còn là sự thật.

Định mệnh gắn Vua Bảo Đại với con số 13. Ông sinh năm 1913, lên ngôi ở tuổi 13, là vị vua thứ 13, ngôi nhà khi sang Pháp học ở số 13, Hoàng hậu Nam Phương cũng sinh năm 1913 và ông có 13 người con.

Quảng cáo

Công của ông trước hết phải được nhìn nhận trong việc gạch khỏi vương triều của ông 13 phẩm hàm, liên quan đến hình mẫu Hoàng Đế Gia Long lập ra năm 1802: Những thang bậc ban phát ngẫu hứng cho các cung phi, mỹ nữ vốn như sự trang điểm của các triều đại, đồng thời vùi dập bao nhiêu số phận.

Những người giúp chữ Quốc ngữ 'làm nên'

Vua triều Nguyễn dùng Quốc ngữ để 'thoát Hán'

Hàm Nghi - người nghệ sĩ và những mối tình trắc ẩn

Những vị vua cuối cùng của Việt Nam

Lần đầu tiên trong lich sử các triều đại phong kiến Việt Nam, một Hoàng đế chỉ có một vợ chính thức.

Lần đầu tiên, nhân phẩm nữ giới được coi trọng, ghi thành văn bản.

Khi lên chín, Bảo Đại đến Paris cũng đi theo chuyến hải hành ghé qua Pondichéry của Ấn Độ như Hoàng tử Cảnh năm 1875.

Sự mất đi của Hoàng tử Cảnh đồng thời làm tiêu tan những hy vọng của nước Pháp có một người kế vị nhiều hứa hẹn vun đắp cho quan hệ hai nước. Lần này họ đặt hy vọng vào một ông vua mới.

Vị thế của nước Pháp sau giai đoạn trị vì của Hoàng Đế Nguyễn Ánh đáng báo động, đỉnh điểm là ba vua Nguyễn liên tiếp đều chống Pháp ra mặt: Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân.

Nguồn hình ảnh, Loan de Fontbrune

Chụp lại hình ảnh,

Hoàng hậu Nam Phương trong album gia đình

Nước Pháp có hai bài học và một giải pháp cần tìm sau năm 1883.

Bài học đầu là sự khai phá thành công Cochinchine [Nam Kỳ].

Năm 1881, Cochinchine đã có đại biểu trong Quốc hội Pháp tại Paris. Phần đất này trở thành trung tâm công nghiệp và xuất khẩu có tầm vóc ở châu Á, xuất khẩu cao su, lúa gạo, đường…

Giới tư bản người Việt hình thành, phát triển. Những đảng phái chính trị như Đảng Lập Hiến Đông Dương, Đảng Dân Chủ Đông Dương có mặt trong đời sống chính trị. Đạo Cao Đài, Hòa Hảo khai sinh, thu hút con chiên, phát triển bên cạnh Thiên Chúa giáo, Phật giáo.

Tờ báo đầu tiên 'Nông cổ mín đàm' ra đời tại Việt Nam năm 1901 ở Sài Gòn.

Lĩnh vực tư pháp được đồng hóa và triển khai. Thẩm phán Cochinchine là một người Pháp ưu tú, ông Gaston Doumergue. Ông trở thành Tổng thống Cộng hòa Pháp 1924-1931.

Có đến ba chính trị gia Pháp khởi đầu sự nghiệp chính trị tại Đông Dương để rồi sau này trở thành tổng thống Pháp.

Bài học thứ hai là Huế.

Paris giữ sự lựa chọn có ý nghĩa quyết định với triều đình Huế: không phải là chế độ cai trị mà là chế độ bảo hộ dân sự, một hệ thống được coi là ít tốn kém và có hiệu quả. Bắc Kỳ và Trung Kỳ sẽ không trở thành thuộc địa. Hai miền đất này sẽ là môi trường ngoại giao Pháp mà chính quyền Huế là một đối tác 'partenaire'. Phải làm cho các vùng đất trở thành một Cochinchine thứ hai.

Nước Pháp cần một vị vua mạnh mẽ và một Đông Dương sát cánh với Pháp trong việc xẻ thịt Trung Hoa. Hay nói cách khác, một hậu phương, một tàu sân bay không thể đánh chìm trong chiến lược toàn cầu.

Nước Pháp chọn hai trường cho vua Bảo Đại tại Paris. Các ngôi trường sẽ để lại dấu ấn trong cách hành sử của ông sau này.

Vua Lê Thánh Tông và chuyện trọng dụng hiền tài

Ngày đăng: 14:59 | 20/07/2021 Lượt xem: 10911

Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Các danh hiệu của Vua
    • 2.1 Tại Châu Á
      • 2.1.1 Đông Á
      • 2.1.2 Tây và Nam Á
  • 3 Tại Châu Âu
    • 3.1 Tại Châu Phi
    • 3.2 Tại Nam Mỹ
  • 4 Các nền quân chủ trên thế giới hiện nay
  • 5 Tham khảo
  • 6 Xem thêm
  • 7 Liên kết ngoài

Từ nguyênSửa đổi

Căn cứ theo Giáp cốt văn, chữ [Doãn; 尹] nguyên gốc là biểu thị quyền lực chấp chính, thêm chữ [Khẩu; 口] nghĩa là mệnh lệnh, đã hình thành nên chữ [Quân; 君] - từ nguyên thủy nhất của Hán ngữ biểu thị một vị nguyên thủ quốc gia, thủ lĩnh tối cao hơn mọi người. Sách Xuân Thu phồng lộ [春秋繁露] giải nghĩa chữ Quân như sau: ["Quân, là bậc chấp chưởng hiệu lệnh vậy"; 君也者,掌令者也].

Trong tiếng Anh, danh từ ["Monarch"] có nguyên từ tiếng Hy Lạp là 「μόνᾰρχος, monárkhos」, ý là "Người thống trị [ἀρχός, arkhós] duy nhất [μόνος, mónos]". Nó tương đương với tiếng Latinh là 「monarchus」, trong đó gốc mono là duy nhất, còn gốc archus là người thống trị. Nguyên nghĩa của từ này rất tương đương chữ Quân, biểu thị người tối cao thống trị duy nhất.

Tại Việt Nam, thời kỳ dùng chữ Hán như nhà Lý và nhà Trần, vẫn ghi chép văn tự theo ngôn ngữ Hán mà không có danh từ bản địa hóa ám chỉ người thống trị. Thời nhà Nguyễn, khi các sách chữ Nôm ngày càng nhiều, xuất hiện một từ ghép từ chữ ["Vương"; 王] và ["Bố"; 布], chính là chữ [Vua; 𤤰]. Những sách như Thạch Sanh tân truyện [1917] và Sự tích ông Trạng Quỳnh [1940] đều ghi nhận sự xuất hiện của danh từ này.

Mục lục

  • 1 Thân thế
  • 2 Thái tử
  • 3 Trị vì đất nước
    • 3.1 Thời gian đầu sau khi vua Gia Long mất [1820]
    • 3.2 Quốc hiệu Đại Nam
    • 3.3 Quan chế và tổ chức chính quyền trung ương
    • 3.4 Quân đội
    • 3.5 Đinh điền và thuế khóa
    • 3.6 Văn hóa
    • 3.7 Giáo dục
    • 3.8 Nông nghiệp
    • 3.9 Kỹ thuật công nghệ
    • 3.10 Xét xử công thần quá cố
    • 3.11 Trấn áp nổi dậy
      • 3.11.1 Tại Bắc Kỳ [Bắc Hà]
        • 3.11.1.1 Phan Bá Vành
        • 3.11.1.2 Lê Duy Lương
        • 3.11.1.3 Nông Văn Vân
      • 3.11.2 Tại Trung Kỳ
        • 3.11.2.1 Chăm Pa
      • 3.11.3 Tại Nam Kỳ
  • 4 Đối ngoại
    • 4.1 Với Trung Quốc
    • 4.2 Với Xiêm La
    • 4.3 Với Ai Lao [Lào]
    • 4.4 Với Chân Lạp
    • 4.5 Với phương Tây
      • 4.5.1 Việc cấm đạo Công giáo
  • 5 Mở rộng lãnh thổ Đế quốc Đại Nam
    • 5.1 Trấn Tây Thành
      • 5.1.1 Quản lý hành chính
      • 5.1.2 Quan hệ với người bản xứ
      • 5.1.3 Triệt thoái khỏi Trấn Tây
    • 5.2 Trấn Ninh
  • 6 Qua đời
  • 7 Gia quyến
    • 7.1 Hậu cung
    • 7.2 Vợ [được ghi nhận]
    • 7.3 Đế hệ thi và Phiên hệ thi
  • 8 Nhận định
    • 8.1 Đối nội
    • 8.2 Đối ngoại
  • 9 Xem thêm
  • 10 Chú thích và tham khảo
    • 10.1 Ghi chú
    • 10.2 Thư mục
  • 11 Đọc thêm
  • 12 Liên kết ngoài

Thân thếSửa đổi

Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên khác là Nguyễn Phúc Kiểu. Ông là hoàng tử thứ 4 của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao Hoàng hậu Trần Thị Đang. Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi, tức 25 tháng 5 năm 1791 tại làng Tân Lộc, gần Gia Định, trong lúc đang xảy ra Chiến tranh Tây Sơn – Chúa Nguyễn [1787 – 1802].[1]

TTO - Nhân sự kiện Nhật hoàng đăng quang vừa qua, nhiều ý kiến không đồng tình với các bài báo gọi Nhật hoàng là 'hoàng đế' và nêu thắc mắc: Nhật hoàng có tương đương về nghĩa với cụm từ 'Hoàng đế của nước Nhật' không?

  • Tiếng nước tôi: Khi nào cần 'xin' và khi nào thì 'được'
  • Lắt léo tiếng Việt: Giò me, me Tây, canh me và con... me
  • Từ Vịt Gò Vấp đến sâm nhung bổ thận trung ương 3

Thái tử Naruhito [người sẽ kế vị "Ngai vàng Hoa Cúc" vào ngày 1-5] và Thái tử phi Masako dự lễ thoái vị của Nhật hoàng Akihito - Ảnh: REUTERS

Việc gọi nhà vua Nhật là "hoàng đế" có gì sai không?

Theo thạc sĩ sử học Trần Lan Phương, Nhật hoàng hay còn gọi Thiên hoàng vốn tương đương nghĩa với cụm từ "hoàng đế của nước Nhật".

Tuy nhiên, hiện nay Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, Nhật hoàng không còn đầy đủ quyền hạn như trước [chỉ còn mang tính hình thức, nghi lễ; vua với tư cách là người đứng đầu nhà nước, là biểu tượng của dân tộc] nên sử dụng khái niệm "hoàng đế của nước Nhật" không còn phù hợp nữa, mà chỉ gọi Nhật hoàng với ý nghĩa tôn kính truyền thống.

Theo Từ điển tiếng Việt, các từ hoàng đế, quốc vương, vua là những từ đồng/gần nghĩa, đều nhằm chỉ "Người đứng đầu nhà nước quân chủ, thường lên cầm quyền bằng con đường kế vị".

Phân biệt rạch ròi hơn, vua/quốc vương là "vua một nước", còn hoàng đế là "vua của một nước lớn, thường được nhiều nước xung quanh thần phục".

Thực ra trong thực tế lịch sử, không nhất thiết vua một nước nhỏ là "vương", còn vua một nước lớn, nhiều chư hầu mới được quyền xưng "đế", như trường hợp vua nước ta từng tự hào xưng đế trong bài thơ "Thần" của Lý Thường Kiệt: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư".

Các đời vua ở nước ta sau này hầu hết thụy hiệu đều lấy danh xưng hoàng đế, như các vua: Đinh Tiên Hoàng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, Lý Thái Tổ là Thần Vũ Hoàng đế, Trần Thánh Tông là Tuyên Hiếu Hoàng đế, Lê Thánh Tông là Thuần Hoàng đế, Quang Trung là Vũ Hoàng đế, Gia Long là Cao Hoàng đế...

Về từ "hoàng đế", nhiều giả thuyết nêu nguồn gốc của nó là một tên riêng. Có ý kiến cho rằng tương truyền Hoàng Đế là tên hiệu của vị vua thời tối cổ Trung Hoa, là người nghĩ ra cách dùng cây cỏ để chữa bệnh, được coi là thánh tổ của ngành đông y.

Ý kiến khác cho rằng danh xưng Hoàng Đế chỉ xuất hiện từ thời vua Tần Thủy Hoàng [259-210 trước Công nguyên], vì muốn có sự khác biệt so với các vị vua khác cùng thời [đều đã bị ông khuất phục/tiêu diệt] nên tự xưng mình là Tần Thủy Hoàng Đế [có nghĩa là vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Tần].

Con ông sau này kế vị xưng là Tần Nhị Hoàng Đế. Và từ đó, từ Hoàng Đế [viết hoa] là tên hiệu của người đứng đầu cao nhất của xã hội phong kiến phương Đông, dần biến thành danh từ chung "hoàng đế" để chỉ vua nói chung, không còn phân biệt rạch ròi giữa hai khái niệm vua nước lớn [đế] với vua nước nhỏ [vương] nữa.

Trường hợp tên riêng Hoàng Đế trở thành danh từ chung hoàng đế như trên thuộc hiện tượng chung hóa danh từ riêng khá quen thuộc trong từ vựng tiếng Việt. Một số trường hợp tương tự như các tên riêng Sở Khanh, Mạnh Thường Quân, Đạo Chích...

Hiện nay, theo kết quả quan sát, chúng tôi nhận thấy việc dùng từ hoàng đế hay quốc vương/vua để chỉ người đứng đầu của một nước theo chế độ quân chủ tùy theo tập quán sử dụng ngôn ngữ của từng cộng đồng và theo từng thời kỳ lịch sử, chứ không nhất thiết phân biệt vua nước lớn hay vua nước nhỏ.

Vương triều, triều đại, hoàng triều

Cũng có những ý kiến thắc mắc về từ ngữ "triều đại mới/triều đại Lệnh Hòa" dùng để chỉ triều Tân Thiên hoàng Naruhito ở Nhật Bản. Có người cho rằng "triều đại" chỉ được dùng khi có sự thay đổi dòng họ nắm giữ ngai vàng, chứ không thể dùng khi một ông vua cùng thuộc dòng họ cũ kế vị.

Quả nhiên, nghĩa gốc của từ "triều đại" đúng như nhận xét trên. Tuy nhiên, qua quá trình sử dụng, nghĩa của từ "triều đại" đã mở rộng dần ra, không còn hạn hẹp trong khái niệm chỉ thời gian trị vì của một họ tộc, mà còn chỉ từng đời vua kế vị cùng trong dòng tộc.

Từ điển tiếng Việt đã ghi nhận nét nghĩa phái sinh này và giải nghĩa từ "triều đại" là "Thời gian trị vì của một ông vua hay một dòng vua, ví dụ: Triều đại Quang Trung. Triều đại nhà Trần. Các triều đại phong kiến." [Hoàng Phê [1995], Từ điển tiếng Việt].

Tuy nhiên, nhằm tránh gây cảm giác lạ lẫm hay nhầm lẫn đối với bạn đọc, các tác giả có thể/nên sử dụng các từ đồng/gần nghĩa với từ triều đại như "vương triều" [triều vua], "hoàng triều" [triều đình của vua đang trị vì].

Tiếng nước tôi: Người Nam Bộ nói rút gọn

TTO - Người Nam Bộ hay nói rút gọn. Trong giao tiếp hằng ngày, thay vì nói "chút xíu" người ta thường nói "xíu".

Video liên quan

Chủ Đề