Thị lực 9 10 là cận bao nhiêu độ

Phương pháp kiểm tra mắt bằng bảng đo thị lực là phương pháp phổ biến được áp dụng hầu hết ở các phòng khám, bệnh viện. Tuy nhiên, thông tin về các loại bảng chữ cái đo mắt và cách đọc bảng đo chuẩn xác như thế nào thì không phải ai cũng thật sự nắm rõ. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết giúp bạn có thể dễ dàng xác định tình trạng sức khỏe của mắt ngay tại nhà.

Phân loại bảng đo thị lực phổ biến hiện nay và cách đọc

Có rất nhiều loại bảng đo mắt, mỗi loại sẽ có cách đọc và dùng cho mỗi đối tượng khác nhau. Được chia làm 2 loại:

  • Bảng đo thị lực cho người không biết chữ: bảng đo chữ C, bảng chữ cái cận thị chữ E
  • Bảng đo thị lực cho người biết đọc chữ: bảng đo mắt cận thị Snellen, bảng đo Parinau, bảng đo trẻ em, bảng kiểm tra mắt hình, bảng đo mắt thẻ và bảng đo mắt điện tử.

Bảng đo thi lực dành cho người không biết chữ

Bảng đo thị lực chữ C

Bảng đo thị lực chữ C còn được gọi là Landolt, dùng chủ yếu cho đối tượng trẻ em và người không biết chữ.

Landolt C có thiết kế khá đơn giản là các vòng tròn hở giống như chữ C, với phần hở ra xoay theo 4 hướng trên, dưới, trái, phải. Bảng đo tiêu chuẩn có khoảng cách nhỏ dần từ trên xuống với 11 dòng.

Cách dùng: bệnh nhân sẽ đứng cách bảng đo khoảng 5m và che đi 1 bên mắt. Sau đó sẽ được hướng dẫn và chỉ đúng phần hở của chữ C quay về phía nào. Nhìn từ hàng có chữ C to nhất trở xuống cho đến khi không thể nhìn rõ hướng xoay được nữa.

Bảng đo thị lực chữ C thường dùng cho đối tượng trẻ em và người không biết chữ

Bảng chữ cái cận thị chữ E

Tên gọi khác của bảng chữ cái cận thị E là bảng Armaignac. Được áp dụng chủ yếu cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em và người không biết chữ vì nó khá đơn giản.

Thiết kế bảng chữ E chỉ bao gồm các ký tự chữ E, thiết kế từ lớn đến nhỏ theo chiều từ trên xuống và theo hướng trên, dưới, trái, phải khác nhau.

Cũng sử dụng tương tự như bảng chữ C, bệnh nhân sẽ đọc theo hướng dẫn chữ E từ lớn đến nhỏ đang quay về hướng nào cho khúc xạ viên.

Trẻ nhỏ thường được dùng bảng chữ E để đo thị lực

Bảng đo thi lực dành cho người biết đọc chữ

Bảng đo mắt cận thị Snellen

Bảng này bao gồm các ký tự chữ cái in hoa F, L, D, I, O, E. Bảng đo Snellen tiêu chuẩn gồm có 11 dòng, dòng đầu tiên chỉ có 1 chữ cái và kích thước lớn nhất. Các dòng sau nhỏ dần và số lượng chữ cũng sẽ tăng theo thứ tự.

Người đo thị lực bảng Snellen sẽ đứng cách xa 5m và che lại 1 mắt. Sau đó đọc đúng tên chữ cái lần lượt theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ trái sang phải.

Ở bảng này, mắt một người bình thường có thể đọc được đến dòng số 8 tương đương 20 feet. Nhưng nếu mắt có tật khúc xạ hay vấn đề khác thì chỉ đọc được rõ nhất chữ cái tới hàng số 5.

Bảng đo mắt cận thị Snellen

Bảng đo thị lực Parinaud

Bảng đo Parinaud là loại bảng thông dụng nhất được dùng cho người biết đọc chữ. Gồm các câu ngắn với kích thước chữ nhỏ dần từ trên xuống dưới, bên cạnh có ghi số thị lực tương ứng.

Sử dụng Parinaud cũng tương tự như các loại bảng khác là đọc lần lượt các ký hiệu trên bảng theo thứ tự từ trên xuống, khoảng cách đo là 30-35cm.

Bảng đo Parinaud

Bảng đo thị lực trẻ em

Bảng đo thị lực hình

Bảng chữ cái đo thị lực hình chủ yếu dùng cho đối tượng là trẻ em đã nhận biết được đồ vật, con vật và người không biết chữ. Bao gồm các hình còn con vật khác nhau với kích thước giảm dần từ trên xuống.

Người bệnh sẽ phải đọc đúng tên của con vật theo thứ tự từ trái qua phải, từ lớn đến nhỏ cho đến khi không nhìn rõ được nữa. Khoảng cách ngồi khi dùng bảng chữ cái đo thị lực cho trẻ em là 5m.

Bảng đo thị lực hình

Bảng đo thị lực nhìn gần [bảng đo thị lực thẻ]

Đây là bảng đo dạng thẻ gồm các bảng chữ E, C, Snellen với kích thước theo đúng tiêu chuẩn để dùng đo thị lực nhìn gần. Người kiểm tra sẽ ngồi ở khoảng cách 30 – 35cm, đọc ký hiệu trên thẻ theo hướng dẫn, mỗi dòng đều có ghi số thị lực cụ thể.

Bảng đo thị lực điện tử

Bảng đo mắt điện tử được đánh giá là loại bảng đo tiện lợi và hiệu quả nhất. Có thiết kế nhỏ gọn với màn LCD mỏng, màn hình thử thị lực sẽ truyền tải hình ảnh đến mắt một cách rõ ràng hơn.

Bảng đo mắt điện tử được nhiều phòng khám sử dụng bởi nó có nhiều tính năng vượt trội. Thực hiện được các bài test thị lực tinh vi, kèm mẫu thử thị lực cao cấp.

Có các công cụ kiểm tra và tập luyện cho bệnh nhân. Hình ảnh động sắc nét và video phù hợp cho trẻ nhỏ.

Bảng đo thị lực điện tử

Để sử dụng bảng chữ đo thị lực tại nhà, đầu tiên bạn cần xác định bảng đo mắt thuộc loại bảng nào. Vì mỗi loại sẽ có sự khác nhau về khoảng cách đo từ vị trí ngồi đến bảng. Bảng Parinaud và bảng nhìn gần có khoảng cách là 30-35cm, các bảng còn lại có khoảng cách là 5m.

Quy trình được tiến hàng như sau:

  • Khi kiểm tra cần ngồi [hoặc đứng] thẳng lưng, thoải mái và nhìn thẳng phía trước, không được thay đổi tư thế trong quá trình kiểm tra.
  • Bảng đo mắt phải được chiếu sáng ở mức trung bình 100 lux và sáng hơn phòng kiểm tra ít nhất 40%.
  • Đo lần lượt từng bên mắt, bắt đầu từ mắt phải rồi đến mắt trái. Dùng tay, kính đen hoặc miếng bông gạc sạch để che mắt không được kiểm tra.
  • Đọc các ký hiệu trên bảng theo quy chuẩn của từng loại bảng. Đọc từ trên xuống dưới và từ trái sang phải cho đến khi không nhìn rõ được nữa.
  • Ghi lại kết quả đo.

Chú ý: khi kiểm tra bạn cần phải có thêm 1 người hướng dẫn đọc và ghi nhớ lại các chữ cái để so sánh dễ hơn. Tránh trường hợp tự đo rồi nhớ lại kết quả có thể sẽ kiểm tra không được chính xác.

Hướng dẫn cách đo mắt bằng bảng đo thị lực tại nhà

Cách ghi nhận kết quả đo

Khi đo mắt, người hướng dẫn cần phải ghi lại số thị lực của hàng chữ nhỏ nhất mà người kiểm tra đọc được. Dựa vào kết quả đó, bạn có thể tính độ cận thị để xác định được tình trạng của mắt có đang khỏe mạnh hoặc bị tật khúc xạ không.

DòngThị lựcV = 0,11/10V = 0,22/10V = 0,33/10V = 0,44/10V = 0,55/10V = 0,66/10V = 0,77/10V = 0,88/10V = 0,99/10V = 1,010/10V = 1,515/10V = 2,020/10

  • Thị lực dưới 3/10: Thị lực kém và có độ cận cao > 2 Diop.
  • Thị lực 4 – 5/10: Độ cận thị từ 1 đến 2 Diop.
  • Thị lực 6 – 7/10: Độ cận thị khoảng 0,5 Diop.
  • Thị lực 10/10: Sức khỏe mắt tốt và không mắc các vấn đề tật khúc xạ.

Đo thị lực ở đâu tốt? Chi phí bao nhiêu?

Bạn có thể tự đo thị lực mắt tại nhà nếu đã hiểu rõ được các loại bảng đo và cách đọc kết quả. Tuy nhiên, việc kiểm tra này có thể sẽ không chính xác hoàn toàn.

Vậy nên bạn có thể dành thời gian để đi khám tại các phòng khám chuyên về mắt. Chi phí dịch vụ đo thị lực có giá dao động từ 70.000đ – 200.000đ. Bạn sẽ được kiểm tra mắt với thiết bị hiện đại và kết quả chính xác hơn rất nhiều.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đến khám và đo mắt tại các cửa hàng mắt kính. Tại đây, mắt của bạn sẽ được kiểm tra hoàn toàn miễn phí với khúc xạ viên chuyên nghiệp và nhiều kinh nghiệm.

Bạn có thể đến khám và đo mắt tại cửa hàng Mắt Kính Hàng Hiệu

Những điều cần lưu ý khi đi đo mắt và cắt kính cận

Việc quan tâm đến sức khỏe đôi mắt là một điều vô cùng cần thiết. Có rất nhiều trường hợp đo mắt không chính xác, cắt kính không đúng độ dẫn đến mắt bị tật khúc xạ tăng nặng hơn và kéo theo nhiều hệ lụy không mong muốn. Vậy nên lưu ý những điều sau đây trước khi đo mắt và cắt kính cận:

  • Để chăm sóc mắt tốt nhất, bạn nên đi khám mắt định kỳ từ 6 – 12 tháng/ lần và điều chỉnh kính theo kết quả khám. Khi đo mắt, nên đeo số kính mới ít nhất 20-30 phút để xem mắt có thích nghi được không trước khi mua.
  • Kính mắt gồm hai phần: gọng kính và cặp mắt kính. Gọng kính giúp bạn thể hiện phong cách, còn mắt kính là phần quan trọng cho tầm nhìn và bảo vệ mắt. Bạn nên biết rõ: mắt kính bạn đang dùng thuộc thương hiệu nào, có chiết suất bao nhiêu và có những tính năng gì?
  • Khi đi cắt kính, bạn hãy kiểm tra thật kỹ bao gói mắt kính và quan sát quá trình mài lắp vào gọng kính, để tránh bị tráo đổi sản phẩm [vì sau khi lắp xong, rất khó phân biệt được mắt kính về thương hiệu và chiết suất].
  • Máy tính, điện thoại là những thiết bị không thể thiếu trong thời đại công nghệ số hiện nay. Nhưng nếu bạn không kiểm soát được thói quen sử dụng chúng thì sẽ gây tổn hại cho mắt, nhất là khi nhìn màn hình quá gần hoặc dùng chúng khi nằm trượt dài. Hãy tìm hiểu về các tác hại của ánh sáng xanh, tật khúc xạ là gì và cách chăm sóc mắt hiệu quả để bảo vệ đôi mắt của mình.

Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu hơn về cách đọc bảng đo thị lực chuẩn xác nhất và có thể sử dụng tại nhà. Từ đó, giúp bạn lựa chọn được kính mắt ưng ý và có chế độ sinh hoạt, làm việc phù hợp để chăm sóc đôi mắt khỏe mạnh hơn.

Cận thị 1 5 Diop trở lên là bao nhiêu độ?

Ví dụ -1D, -2D, -3D tương đương cận thị 1 độ, 2 độ và cận thị 3 độ. Vậy cận 1.5 diop là bao nhiêu độ? Cận 1.5 diop được hiểu là cận 1.5 độ.

Cận thị nhẹ nhất là bao nhiêu độ?

Mức nhẹ: Cận từ - 0,25 đến – 3 Diop. Mức trung bình: Cận từ - 3,25 đến – 6 Diop. Mức nặng: Cận từ - 6,25 đến – 10 Diop. Mức cực đoan: Cận trên – 10,25 Diop.

Thị lực 10 10 là cần bao nhiêu độ?

Thị lực 10/10 là mắt đang ở trạng thái tốt nhất và hoàn toàn khỏe mạnh. Thị lực 6 – 7/10 thì bạn có độ cận thị vào khoảng 0.5 Diop. Thị lực 4 – 5/10 tức là độ cận của bạn khoảng từ 1.5 – 2 Diop. Thị lực dưới 3/10 thì thị lực của bạn đang ở mức kém, độ cận cao khoảng từ 2 Diop trở lên.

9 10 cần bao nhiêu độ?

Thị lực 9/10 là cận bao nhiêu độ? Như đã nói ở trên, con số này cho thấy thấy vẫn nhìn tốt, chỉ thấp hơn người thị lực tốt khoảng 1 feet – 2 feet. Nếu quy đổi sang độ cận thì ước chừng cận -0.25 độ đến -0.50 độ.

Chủ Đề