Thời điểm câu cá sống tốt nhất

Để chọn được giờ đẹp đi câu cá phải tính đến giờ nào cá đi kiếm ăn? Trong bốn mùa xuân – hạ – thu – đông thì thời điểm đi câu tất nhiên sẽ khác nhau, cũng phải nghiên cứu.

Nói chung, thời gian lý tưởng trong ngày để đi câu sẽ là như sau: nếu trời không nóng, không lạnh thì câu cả ngày đều được; ngày nắng nóng thì câu sáng sớm hoặc tối muộn; cuối hạ đầu thu ngày mưa nhỏ câu rất hợp; mùa đông tháng 12 âm lịch thì câu trưa; 1 ngày chuyển chỗ câu 3 lần, sáng tối câu gần bờ, 5h-9h sáng là giờ hoàng kim để thả câu. Với điều kiện thời tiết bình thường thì loài cá sẽ đi kiếm ăn vào trước lúc mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn.

Khi mặt trời lên là khi nhiệt độ không khí tăng dần, nhiệt độ trong nước cũng tăng, vào các mùa Xuân – Hạ – Thu, đến buổi trưa lúc này cá sẽ di chuyển từ nới nước nông sang vùng nước sâu. Hàng ngày cá thường đi kiếm ăn sau lúc mặt trời mọc 3-4 tiếng [ thời tiết mùa Đông sẽ khác nhé], sau trưa giờ câu được tính ngược lại trước lúc mặt trời lặn 4-3 tiếng [ mùa xuân có thể sớm hơn].

Thời điểm thích hợp câu cá mùa Xuân

Câu cá mùa xuân ở mỗi thời kỳ: đầu mùa, giữa mùa và cuối mùa sẽ có những thời điểm, giờ câu cá khác nhau. Tháng 3 mùa Xuân, thời tiết vào ban sáng và buổi tối nhiệt độ thấp, nên chăng đi câu cá sáng đừng đi sớm quá, cứ tầm 8 giờ sáng đi câu là đẹp. Vì trước 8 giờ, trời lạnh, nước cũng lành lạnh, cá thường ít kiếm ăn, hoạt động trong phạm vi khá hẹp, thả câu hiếm khi cắn. Sang tháng 4, vào giữa mùa xuân, trăm hoa đua nở, đây mới là mùa vàng để đi câu cá. Bất kể là lúc nào cũng có thể đi câu, đặc biệt là ngày trời nhiều mây. Từ 6-10 giờ sáng, nhiệt độ còn thấp bạn có thể thả câu, sau 10 giờ nhiệt độ nước tăng lên, thả mồi câu ở chỗ bóng mát. Vào mùa này, sẽ có vài ngày cá bận giao phối và đẻ trứng, cá sẽ không kiếm ăn, sau khi đẻ trứng xong, cá đặc biệt rất là ham mồi. Sau ngày Xuân phân, cá thường đi kiếm ăn để bổ sung dinh dưỡng bù vào lúc nghỉ đẻ trứng, lúc này rất dễ mắc câu. Tháng 5, đến cuối mùa xuân, đây vẫn là mùa câu cá rất đẹp, ngày nhiều mây, ngày mưa đều có thể câu cả ngày từ sáng tới tối mịt.

Mùa hè

Sang mùa hè có thể chia làm 2 thời kỳ thích hợp để câu cá là đầu mùa và giữa mùa hè. Đầu mùa hè rất hợp để đi câu, thời tiết mới vào hè nhiệt độ còn khá dễ chịu, cao thì 28-30 độ, thấp thì vẫn khoảng 21-23 độ, là nhiệt độ rất lý tưởng cho cá bơi lội kiếm ăn. Buổi trưa nước ấm hơn, cá sẽ tìm về nơi nước sâu tránh nóng, sáng tối cá lại tung tăng tìm chỗ cỏ cây, ven bờ kiếm ăn. Do vậy đầu mùa hè, nên đi câu buổi sáng hoặc chiều tối.

Giữa mùa hè trời thì nóng rồi, giờ câu cá không như các mùa khác. mùa xuân mùa thu là lý tưởng nhất để đi câu vào lúc sáng sớm hoặc nửa buổi sáng. Mùa hè thời điểm thích hợp nhất lại là buổi chiều khoảng từ 3 giờ đến 8 giờ tối. Mặc dù khoảng thời gian sáng sớm cũng có thể đi câu, lúc mặt trời chưa mọc, nhưng thời gian quá ngắn. Trong ngày, từ lúc nửa buổi cho tới 5 giờ chiều, thường rất khó để câu cá chép, nhưng đây là khoảng thời gian câu được. Dựa vào tập tính của loài cá chép, càng nóng càng dễ câu, đặc biệt là khi câu trong bóng mát sẽ bắt được mẻ lớn.

Mùa thu

Mùa thu vàng là thời điểm thích hợp để câu cá. Vào đầu mùa thu tháng 9, thời tiết mát mẻ vào buổi sáng và chiều tối, thời điểm thích hợp nhất để câu từ 6 giờ đến 9 giờ sáng, sau 9 giờ nhiệt độ nước tăng cao, cá bơi vào bóng râm. Mực nước sâu khoảng 1,5m, ngồi câu trong bóng mát. Sang tháng 10 giữa mùa thu, thời tiết dễ chịu, nhiệt độ ôn hoà, có thể câu cả ngày. Từ 6 – 11 giờ câu ngoài nắng, từ 11 giờ trưa đến 6 giờ chiều câu trong bóng râm. Đến tháng 11 cuối thu, giờ câu cá thích hợp sẽ là từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Mùa này thường câu được cá chép, cá diếc, cá trắm cỏ , cá trắm đen.

Mùa đông

Từ giữa tháng 11 đến tháng 12 gọi là đầu mùa đông, trời có lúc lạnh, thời tiết thay đổi lớn, nên chọn lúc trời có gió và nắng để đi câu, nhất là những ngày nắng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, dưới ánh mặt trời. Câu ngoài trời nắng, mới thu hoạch nhiều cá. Vào tháng 12 âm lịch của mùa đông, nhiệt độ nước xuống thấp, hầu hết các loài cá đều trú ẩn ở vùng nước sâu. Vì vậy, câu cá mùa đông phải chọn cách câu ở vùng nước sâu, nói chung chỉ câu được cá diếc, còn cá chép, trắm cỏ thì khó câu. Nếu bạn chọn phương pháp câu cá không cần mồi, bạn có thể câu cá cả ngày

4. Biết chọn giờ câu thích hợp

Cá hoang không ăn theo bữa mà cả ngày kéo đi lùng sục đây đó để tìm kiếm thức ăn nhưng chưa chắc chắn đã đủ no. Vì như chúng ta đã biết, trong đồng ruộng, ao hồ, sông suối tuy thức ăn đa dạng và nhiều, thế nhưng do đa số giống cá lại chỉ tìm thức ăn riêng khoái khẩu cho mình mà việc đó không phải là chuyện dễ.

Mặt khác, lượng thức ăn nhiều hay ít trong môi trường sống của chúng lại tuỳ vào các mùa trong năm. Chẳng hạn, trong mùa mưa thức ăn dồi dào hơn mùa khô hạn. Mặt khác, không phải bất cứ giờ giấc nào trong ngày cá cũng chịu ăn mồi. Và thời tiết bên ngoài cũng góp phần ảnh hưởng đến việc ăn mồi của cá.

Điều này thì những người đi câu chuyên nghiệp quá rành rẽ, vì kinh nghiệm câu cá nhiều năm trong nghề đã dạy bảo cho họ. Vì vậy, mỗi ngày họ biết chọn giờ giấc nào thích hợp để vác cần đi câu và gặp thời tiết nào họ đành chán ngán ngồi ở nhà. Nhờ biết tính cá rõ như vậy nên mỗi lần ra quân, họ đều thắng lợi trở về.

Kinh nghiệm câu cá tuỳ giờ, tuỳ lúc:

  • Câu nhắp, câu rê, cá lóc ăn mồi bạo vào lúc sáng sớm [trước khi mặt trời mọc] và lúc chạng vạng tối [sau giờ mặt trời lặn]. Những đêm trăng sáng, cá lóc vẫn ăn mồi.
  • Câu các loại cá đồng khác:
    • Sáng: Từ 6 giờ đến 10 giờ
    • Chiều: Từ 15 giờ đến 17 giờ
    • Buổi trưa, trong khoảng từ 10 giờ đến 15 giờ chiều, trời nắng gắt nên cá lùi vào chỗ mát ẩn núp. Chỉ con nào đói lắm mới chịu ló ra ăn mồi.
    • Từ 17 giờ trở đi, cá chậm ăn mồi [ban đêm câu cắm vẫn được cá, nhưng số lượng không nhiều, vì thực tế cho thấy đâu phải cắm bao nhiêu cần là cần nào cũng được cá đâu.]
  • Cá ở sông chỉ ăn mồi bạo khi con nước đang lớn và nước đứng. Nước bắt đầu giựt [ròng] là cá đã bớt ăn mồi.

Kinh nghiệm câu cá tuỳ thời tiết:

  • Trời vần vũ chuyển mưa và đang mưa cá không ăn mồi. Chúng lặn sâu xuống tận đáy hoặc ẩn mình dưới các đám rong cỏ.
  • Ngay sau cơn mưa, tức cơn mưa vừa tạnh, cá vẫn ít ăn mồi [vì được ăn no nê các loại côn trùng như kiến, cào cào, sâu … đậu trên lá cỏ, lá lúa bị nước mưa làm rớt xuống]. Nhưng thông thường, sau mỗi cơn mưa lớn một lúc lâu, cá chịu ăn mồi bạo trở lại.

Kinh nghiệm câu cá tuỳ mùa:

Thông thường, không phải mùa nào trong năm cũng thích hợp với nghề câu.

  • Vào mùa nắng hạn, ruộng đồng khô cạn nên không phải là mùa câu cá. Vào mùa này muốn kiếm được vài con cá kho ăn cho mặn miệng, chỉ còn cách tìm đến những thửa ruộng sâu, nhưng ao bàu rộng lớn giữa đồng, nơi có nhiều cá tụ tập sống ở đó.
  • Mùa câu cá đồng bắt đầu sau mùa mưa vài tháng.

Thời gian này cá từ các sông suối tràn vào đồng sinh đẻ nên lớp cá con lớn lên tha hồ cho ta câu.

  • Cá bống dừa câu quanh năm.
  • Cá sông cũng câu quanh năm, vào lúc thời tiết tốt và đúng lúc con nước lên.

Mong là bạn đã có những kinh nghiệm câu cá hay!

Nghệ nhân Tám Quới

Câu Hỏi Thường Gặp

Đầu tiên, bạn cần phải yêu nghề và nắm bắt tập tính của loài cá. Sau đó, cần chọn bãi câu và thời điểm đi câu thích hợp.

[1] Câu nhắp, câu rê, cá lóc ăn mồi bạo vào lúc sáng sớm [trước khi mặt trời mọc] và lúc chạng vạng tối [sau giờ mặt trời lặn]; [2] Câu các loại cá đồng: Sáng từ 6 giờ đến 10 giờ, Chiều từ 15 giờ đến 17 giờ; [3] Cá ở sông chỉ ăn mồi bạo khi con nước đang lớn và nước đứng.

Originally posted 2015-09-14 10:09:26.

Cá ngát có nhiều điểm tương đồng với cá trê

Cá ngát là giống cá thuộc họ cá trê. Nhìn từ bề ngoài, chúng tương đối giống cá trê với phần đuôi dẹp, da trơn láng và sống chủ yếu ở các vùng nước lợ. Thân cá ngát trơn tuột như thân lươn và chúng có 4 râu, không có vây.

Cá ngát có hai ngạnh cứng và nhọn ở hai bên. Phần nọc của cá cực kỳ độc và tập trung chủ yếu ở hai ngạch này. Lúc câu cá ngát hay chế biến cá cần đặc biệt chú ý tránh để da tiếp xúc với chỗ ngạch có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện nay, cá ngát sống chủ yếu ở vùng An Giang và phân bố đều dọc Đồng Tháp đến Bến Tre, Sóc Trăng. Cá ngát là giống ăn tạp thích đào hang làm nơi trú ngụ. Muốn đánh bắ cá ngát người dân cần giăng câu, lưới và tìm điểm thả câu phù hợp.

Về giá trị dinh dưỡng, cá ngát không chỉ thơm ngon mà còn rất tốt cho cơ thể. Món lẩu cá ngát, canh chua cá ngát hay cá ngát kho là những món ăn đậm chất miền Tây giàu protein, sắt và hàng loạt vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những món ăn chế biến từ cá ngát rất tốt cho người suy nhược, người ốm hồi phục sức khỏe và người tăng huyết áp, cải thiện trí nhớ hiệu quả.

>>> Ngoài cá ngát thì cá suối cũng là một loại cá rất được ưa thích. Bổ sung kiến thức ngay tại: [BÍ KÍP BỎ TÚI] Trọn bộ mẹo câu cá suối dành cho cần thủ mới 

2. Câu cá ngát thời điểm nào tốt nhất?

Cá ngát thường đi kiếm ăn vào rạng sáng

Cá ngát là giống cá miền sông nước thường ăn mồi trên mặt nước và sống tập trung với nhau. Thời điểm thích hợp nhất để câu cá sông thường là mùa nước nổi khoảng từ tháng tư đến tháng 11. Cá ngát thường đi săn mồi ở thời điểm rạng sáng khi nước lên. Vì vậy, tầm nửa đêm người dân địa phương đã móc mồi vào dây câu và chuẩn bị đến các vùng sông có nhiều cá ngát để bắt đầu thả câu. Đến khoảng rạng sáng, các anh em sẽ tiến hành chuẩn bị dụng cụ thu câu lại.

Với kinh nghiệm nhiều năm câu cá ngát của người dân miền Tây, những con cá ngát đã dính câu thường kéo rất mạnh sợi dây cước và khi kéo cá lên thuyền cần chú ý né xa tránh cá quẫy mạnh và đâm vào người. Nhớ sử dụng kìm bẻ 3 ngạch cá sắc nhọn trước khi tháo lưỡi câu để đảm bảo an toàn bạn nhé.

3. Cách chọn mồi câu cá ngát

Cá ngát thích mồi con còng hoặc tôm nhỏ

Cá ngát là món đặc sản được sử dụng nhiều ở các quán ăn, nhà hàng được thực khách săn lùng trong những năm gần đây. Nhìn chung, giăng bắt cá ngát đối với người dân miền Tây không khó vì họ đã có kinh nghiệm đánh bắt loại cá này.

Như đã chia sẻ ở trên, giống cá ngát là loài ăn tạp thích sống ở những vùng nước sâu, xoáy và có nhiều hang đá, gốc cây. Để bắt được nhiều cá ngát đòi hỏi người câu cần có nhiều kinh nghiệm và thông thạo sông nước ở địa điểm đó. Đặc biệt, chú ý chọn đúng mồi cá ngát yêu thích để có hiệu quả tốt nhất.

Tuy rằng cá ngát là giống ăn tạp nhưng nó vẫn kén mồi và thích nhất là mồi con còng và con tôm còn tươi sống. Khi đánh hơi được mùi mồi ưa chuộng, cá ngát sẽ từ hang chui ra và đớp mồi. Cá có tập tính ăn rỉa mồi chậm nên cần thủ cần kiên trì và bền bỉ, có kinh nghiệm về thời gian kéo cần khi cá rỉa mồi. Người câu cần từ từ đợi cá rỉa mồi sâu mới kéo cần lên tránh bị hụt cá.

>>> ĐỌC NGAY: Bật mí của cần thủ mồi TÉP câu cá gì nhậy nhất? Cách câu mồi tép

3. Kinh nghiệm chọn cần câu cá ngát chất lượng

Câu cá ngát đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và loại cần câu phù hợp

Chọn cần câu cá quan trọng nhất cần phù hợp với mục đích câu cá của bản thân. Những cần thủ mới gia nhập đôi khi sẽ khó khăn trong vấn đề chọn loại cần câu nào tiện dụng và câu được nhiều loại cá từ cá hồ lẫn cá thả sông. Nhìn chung, hiện nay đa phần các cần thủ đều lựa chọn sông, kệnh rạch làm địa điểm câu lý tưởng nên chọn loại cần câu thiên về câu cá sông là lựa chọn tốt nhất.

Cần câu cá ngát hay cá sông nên sử dụng những loại cần 2 đoạn có độ dài khoảng 2.5m vì những loại cần câu này sẽ kéo khỏe hơn cần câu rút. Ngoài ra, cần câu khúc có thể tháo ra và gấp gọn giúp dễ dàng hơn trong khâu di chuyển, tránh cồng kềnh trong những chuyến dã ngoại xa.

>>> Tìm hiểu sâu hơn về cách chọn cần qua: Top 10 hãng cần câu cá tốt nhất hiện nay mà bạn nên sử dụng 2020

Chọn cần cá còn cần chú ý đến địa hình thường câu và kỹ thuật câu của bản thân. Những thông số như chiều dài, độ cong, độ cứng cần được quan tâm để đảm bảo chất lượng cho bạn có sự chuẩn bị tốt nhất trong từng chuyến câu cá.

Những kinh nghiệm câu cá ngát kể trên hy vọng sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích cho chuyến đi câu sắp tới. Chúc các cần thủ vững tay cầm và gặt hái được nhiều thành công trong mọi chuyến câu.

Video liên quan

Chủ Đề