Thông tư 22 đánh giá học sinh trung học cơ sở

Hướng dẫn đánh giá học sinh THCS, THPT theo Thông tư 22

THPT Sóc Trăng Send an email

0 6 phút

Thông tư 22 đánh giá học sinh trung học cơ sở

Ngày 20/07/2021, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT. Theo đó kể từ ngày 05/09/2021 việc đánh giá học sinh THCS, THPT được quy định mới có nhiều điểm khác so với quy định trước đây.

Thông tư 22 đánh giá học sinh trung học cơ sở

Vậy Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT này có những điểm mới, thay đổi bổ sung gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của THPT Sóc Trăng nhé.

Bài viết gần đây

  • Thông tư 22 đánh giá học sinh trung học cơ sở

    Đề thi tuyển sinh liên thông Đại học – Môn: Kế toán tài chính (Học viện Tài Chính)

  • Thông tư 22 đánh giá học sinh trung học cơ sở

    Đề thi môn Luật hình sự – Đại học Luật TP Hồ Chí Minh

  • Thông tư 22 đánh giá học sinh trung học cơ sở

    Đề thi môn Trách nhiệm Hình sự và Hình phạt – ĐH Luật TP Hồ Chí Minh

  • Thông tư 22 đánh giá học sinh trung học cơ sở

    120 câu hỏi vấn đáp về giao dịch Thương mại Quốc tế

Nội dung

  • 1 Đánh giá học sinh THCS và THPT theo lộ trình
  • 2 Quy định mới về điều kiện được lên lớp của học sinh
  • 3 Thay đổi tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học
  • 4 Chỉ tặng giấy khen danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc
  • 5 Có một môn bị đánh giá chưa đạt vẫn được lên lớp

Đánh giá học sinh THCS và THPT theo lộ trình

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05/9/2021 và thay thế Thông tư 58/2011/TT-BGDDT với lộ trình áp dụng như sau:

Bạn đang xem: Hướng dẫn đánh giá học sinh THCS, THPT theo Thông tư 22

  • Từ năm 2021-2022 đối với lớp 6.
  • Từ năm 2022-2023 đối với lớp 7 và 10
  • Từ năm 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11
  • Từ năm 2024-2025 đối với lớp 9 và 12.

Quy định mới về điều kiện được lên lớp của học sinh

Theo thông tư 22 thì học sinh có đủ các điều kiện sau đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình THCS, THPT gồm:

  • Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên;
  • Kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên;
  • Nghỉ không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ có phép và không phép, nghỉ liên tục hoặc không liên tục).

Trước đây, theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT chỉ quy định về điều kiện học sinh được lên lớp như sau:

  • Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
  • Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).

Thay đổi tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học

Các năm học trước, áp dụng quy định tại Điều 5 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, học sinh THCS, THPT được xếp loại học lực cuối kì và cả năm theo 5 loại là: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 9 Thông tư 22 mới ban hành, kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt. Cụ thể:

Tiêu chí xếp mức Tốt:

  • Học sinh có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét mức Đạt.
  • Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm từ 6,5 điểm trở lên;
  • Có ít nhất 06 môn học có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm đạt từ 8,0 điểm trở lên.

Tiêu chí xếp mức Khá:

  • Học sinh có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
  • Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ và trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên;
  • Có ít nhất 06 môn học có điểm trung bình môn học kỳ, trung bình môn cả năm đạt từ 6,5 điểm trở lên.

Tiêu chí xếp mức Đạt:

  • Học sinh có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.
  • Có ít nhất 06 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên;
  • Không có môn học nào có điểm trung bình môn học kỳ và trung bình môn cả năm dưới 3,5 điểm.
  • Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Xem thêm: Quy định về đánh giá kết quả học tập học sinh THCS, THPT theo Thông tư 22

Chỉ tặng giấy khen danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc

Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 22 năm 2021, cuối năm học, hiệu trưởng sẽ chỉ trao tặng giấy khen danh hiệu học sinh xuất sắc và học sinh giỏi. Không còn khen thưởng danh hiệu học sinh tiên tiến (theo Điều 18 Thông tư 58/2011 sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT) như các năm học trước.

Cụ thể, quy định Điều 15 Thông tư 22 quy định về việc khen thưởng đối với học sinh THCS, THPT như sau:

1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh

a) Khen thưởng cuối năm học

– Khen thưởng danh hiệu “Học sinh Xuất sắc” đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.

– Khen thưởng danh hiệu “Học sinh Giỏi” đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.

b) Khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.

2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Có một môn bị đánh giá chưa đạt vẫn được lên lớp

Về việc được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp, tại Điều 12 Thông tư 22 quy định như sau:

1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:

a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.

b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.

c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).

2. Trường hợp học sinh phải rèn luyện trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; học sinh phải kiểm tra, đánh giá lại môn học trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

3. Học sinh không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông.

4. Đối với học sinh khuyết tật: Hiệu trưởng căn cứ kết quả đánh giá học sinh khuyết tật theo quy định tại Điều 11 Thông tư này để xét lên lớp hoặc công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông đối với học sinh khuyết tật.

Trước đây, để được lên lớp học sinh phải đạt hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên đồng thời nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 58).

Căn cứ khoản 3 Điều 13 Thông tư 58, để được xếp học lực trung bình ở các năm học trước, học sinh đáp ứng các điều kiện: Có điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên; Điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn hoặc Ngoại ngữn từ 5,0 trở lên; Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5; các môn học đánh giá bằng nhận xét đều được đánh giá loại Đạt.

Trong khi đó, tại Thông tư mới lại yêu cầu học sinh được lên lớp khi có quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên. Cụ thể, tiêu chuẩn xếp mức Đạt trong đánh giá cả năm theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 22 là:

  • Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.
  • Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

Như vậy, từ năm học tới, khi áp dụng quy định về đánh giá học sinh THCS, THPT theo Thông tư 22, học sinh có 01 môn học đánh giá bằng nhận xét ở mức chưa Đạt có thể vẫn được lên lớp.

Trên đây là toàn bộ điểm mới củaThông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT, mời các thầy cô tham khảo nhé.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Hướng dẫn giáo viên

THPT Sóc Trăng Send an email

0 6 phút

Vì sao Bộ GD-ĐT bỏ tính điểm trung bình các môn học cấp THCS, THPT?

Đại diện Bộ GD-ĐT đã làm rõ những nội dung trong thông tư 22 vừa ban hành quy định việc đánh giá học sinh THCS và THPT, sẽ thực hiện ngay từ ngày 5/9 năm nay với học sinh lớp 6.

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay, điểm mới của Thông tư 22/2021 quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT (gọi tắt là Thông tư 22) là áp dụng cho chương trình phổ thông mới. Năm nay mới chỉ áp dụng đối với khối lớp 6, các năm học tiếp sau lần lượt thực hiện đối với lớp 7 và lớp 10; lớp 8 và lớp 11; lớp 9 và lớp 12.

Thông tư 22/2021/TT-BGDDT về quy định đánh giá học sinh THCS, THPT

PV: - Theo thông tư 22,một sốmôn học ngoài đánh giá bằng điểm số như trước đây còn có đánh giá bằng nhận xét? Ông có thể nói rõ cách đánh giá này và lý do điều chỉnh?

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành: Theo thông tư, có 2 hệ thống môn học: các môn đánh giá chỉ bằng nhận xét (Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nội dung giáo dục địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp); các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số (các môn học còn lại).

Tinh thần của thông tư này là đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng sự động viên, khuyến khích học sinh và sự tương tác giữa thầy và trò, chứ không phải chỉ ghi nhận xét vào trong sổ. Giáo viên có thể nhận xét, đánh giá ngay ở những bài tập và không phải bởi những điều chung chung (có cố gắng, có tiến bộ) mà cụ thể, trực tiếp vào những nội dung dạy học trong quá trình dạy.

Giáo viên dùng hình thức nói, viết để đánh giá, nhận xét sự tiến bộ, những ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình học tập và kết quả rèn luyện, học tập của học sinh.

Thông tư 22 đánh giá học sinh trung học cơ sở
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng.

Cũng cần làm rõ cho các giáo viên thắc mắc các môn học đánh giá bằng điểm số thì nhận xét ra sao, rằng đánh giá quá trình học tập của học sinh trong môn học, đó là những sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, những hạn chế chủ yếu,... trong quá trình học tập môn học hoặc một nhiệm vụ cụ thể,...

Như vậy, việc đánh giá bằng nhận xét như là một phương pháp dạy học. Điểm số là để đánh giá kết quả học tập.Các giáo viên cần hiểu cụm “kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và điểm số” là như vậy, để thực hiện phù hợp trong quá trình dạy học theo đặc thù môn học; ưu tiên đánh giá bằng nhận xét trong quá trình tổ chức dạy học để giúp học sinh tiến bộ, tránh việc thực hiện không đúng hoặc máy móc, không hiệu quả, tạo áp lực không đáng có.

- Tiêu chí điểm trung bình tất cả các môn học đã được bỏ trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vì sao lại có sự thay đổi này, thưa ông?

Trước đây chúng ta có quan điểm cộng điểm các môn học rồi tính điểm trung bình, từ 8 điểm trở lên mới được xếp học lực Giỏi. Với cách này, sẽ là lấy điểm môn này bù môn kia, mà không quan tâm nhiều đến việc học sinh đó mạnh ở các môn học nào.

Do đó, Bộ GD-ĐT không muốn quy định kiểu tính trung bình, đánh giá chung chung này nữa, mà muốn khi đánh giá học sinh sẽ nhìn vào từng em có năng lực, xu hướng học tốt ở những môn nào. Từ đó, có kế hoạch tập trung, phát triển tiềm năng của học sinh.

-Ngoài ra, còn có thay đổi khi đánh giárèn luyệntừ“Tốt, Khá, Trung bình, Yếu”, thành “Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt”. Tương tự, học lực trước đây được xếp thành 5 loại: “Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém”, giờ được chuyển thành 4 mức: “Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt”. Ý nghĩa của sự thay đổi này là gì?

Thực ra mà nói từ “hạnh kiểm” trước đây cũng nói về phẩm chất, đạo đức. Tuy nhiên, vì chương trình phổ thông mới theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực và việc đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt của chương trình. Do đó, chúng ta không gọi “Trung bình, Yếu” của hạnh kiểm, mà thay vào đó đánh giá học sinh đạt các yêu cầu của chương trình đến mức nào - “Đạt hay Chưa Đạt”.

Tương tự, đối với đánh giá kết quả học tập, không đánh giá “Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém” bởi giờ đây không quan niệm đánh giá học lực mà đánh giá sự phát triển năng lực của học sinh. Nghĩa là đánh giá năng lực sử dụng kiến thức được học trong chương trình để vận dụng giải quyết các vấn đề của học sinh. Do đó, không đánh giá theo học lực nữa mà đánh giá kết quả học tập theo yêu cầu cần đạt của chương trình.

Có thể hiểu là học sinh đã đạt được kết quả ở mức “Tốt, Khá, Đạt hoặc Chưa đạt” so với yêu cầu cần đạt của chương trình.

Thông tư 22 đánh giá học sinh trung học cơ sở
Từ những năm tới sẽ không còn danh hiệu 'Học sinh tiên tiến'

- Trước đây, để đạt loại Giỏi, học sinh phải đạt điểm trung bình các môn học từ 8 trở lên,trong đóđiểm trung bình môn Toán hoặc Ngữ văn phải từ 8 trở lên. Tuy nhiên, theo cách đánh giá mới thì học sinh chỉ cần có 6 môn bất kì đạt trung bình trên 8. Liệu có phải việc đánh giá dễ dãi hơn và 2 môn Toán, Ngữ văn không còn được xem trọng như trước?

Với cấp THCS, có 4 môn đánh giá bằng nhận xét (Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Nội dung giáo dục địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp), còn cấp THPT có 5 môn (Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nội dung giáo dục địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp); như vậy còn lại 8 môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số. Học sinh mức Tốt phải có ít nhất 6/8 môn có điểm trung bình từ 8 trở lên và tối đa cũng chỉ 2 môn được phép ở ngưỡng từ 6,5 đến dưới 8,0.

Tương tự, trước đây, học sinh Khá phải có điểm trung bình tất cả các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó bắt buộc Toán hoặc Văn từ 6,5 trở lên thì theo thông tư mới cần có ít nhất 6/8 môn học có điểm trung bình từ 6,5 điểm trở lên, chỉ 2 môn được phép ở ngưỡng từ 5 đến dưới 6,5.

Do đó, nói “dễ dãi” hơn là không hẳn.

Việc này cũng giúp không nảy sinh phân biệt môn chính, môn phụ mà tất cả sẽ bình đẳng như nhau. Ngoài ra, cũng giúp các học sinh có thể được phát triển và được ghi nhận mọi năng khiếu, năng lực của mình.

- Về khen thưởng, chỉ còn 2 danh hiệu “Học sinh xuất sắc” và “Học sinh giỏi”, không còn danh hiệu "Học sinh tiên tiến"?

Cuối năm học, việc khen thưởng danh hiệu “Học sinh xuất sắc” đối với những học sinh có kết quả rèn luyện được đánh giá Tốt, kết quả học tập được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 6/8 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có điểm trung bình từ 9 trở lên.

Danh hiệu “Học sinh giỏi” đối với những học sinh có kết quả rèn luyện và học tập cùng được đánh giá Tốt. Có nghĩa phải có 6 môn đạt 8 điểm trở lên và các môn đều phải trên 6,5.

Trước đây, chúng ta có khen thưởng danh hiệu “Học sinh tiên tiến” và “Học sinh giỏi” thì nay đưa ra các mức khen thưởng “Học sinh giỏi” và “Học sinh xuất sắc”,về cơ bản chỉ là cách gọi các mức khen thưởng. Khái niệm “tiên tiến” trước đây liên quan đánh giá hạnh kiểm từ loại Khá trở lên, còn danh hiệu "Học sinh xuất sắc" và "Học sinh giỏi" giờ đâytheo mức đạt được yêu cầuphẩm chất và năng lực học sinh.

Khi chúng ta để mức "Học sinh tiên tiến" như trước thì danh hiệu sẽ quá nhiều, mà khi danh hiệu nhiều dẫn đến không còn giá trị, động lực phấn đấu cho học sinh.

- Có lo ngại là giáo viên sẽ vất vả hơn để thực hiện tốt việcđánh giá học sinh theo thông tư này.Ông có lưu ý gì?

Việc dạy học đi liền với kiểm tra, đánh giá. Để thực hiện tốt thông tư này, tức để “nhàn” trong việc đánh giá, các giáo viên cần hiểu đúng và vận dụng linh hoạt các hình thức đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, cũng như kết hợp điểm số.

Đó có thể là đánh giá thông qua hỏi đáp, viết, nhận xét thông qua việc học sinh thuyết trình, làm thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập,... trong quá trình dạy học.

Có thể giáo viên chuẩn bị bài phải kỹ lưỡng và vất vả hơn nhưng đến khi dạy học sẽ nhàn hơn. Giáo viên khi chuẩn bị bài cho lớp này, thì khi đến lớp sau sẽ có những kinh nghiệm để hoàn thiện hơn. Năm nay, chúng ta chuẩn bị kế hoạch bài học cho lớp 6 chẳng hạn, sau 1 năm sẽ có những phản hồi và sang năm có thể chỉ cần cập nhật bài dạy lên chứ không cần làm lại từ đầu.

Thanh Hùng (thực hiện)

Bỏ tính điểm trung bình tất cả môn học cấp THCS, THPT

Theo thông tư mới về việc đánh giá học sinh THCS và THPT, kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trong từng học kỳ và cả năm học đều được đánh giá theo 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

Những điểm mới về đánh giá học sinh theo Thông tư 22 của Bộ GD-ĐT

HNMO

Đánh giá tác giả:

16:15 thứ ba ngày 24/08/2021

Tăng kích thước font chữ Giảm kích thước font chữ In bài viết Gửi bài viết

(HNMO) - Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở(THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có nhiều điểm mới so với các quy định hiện hành, như: Bỏ đánh giá bằng điểm số, chuyển sang đánh giábằng nhận xét một số môn học, bỏ tính điểm trung bình tất cả các môn học…

Thông tư 22 đánh giá học sinh trung học cơ sở

Chia sẻ Facebook Chia sẻ Google Plus Chia sẻ Twitter Chia sẻ Zalo Tới khu vực bình luận In bài viết Gửi bài viết

Từ khóa: Thông tư 22 đánh giá học sinh nhận xét cho điểm học sinh giỏi mức học khá được lên lớp

Nhiều thay đổi trong đánh giá học sinh trung học năm học 2021-2022

(ĐCSVN)- Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở (THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT). Thông tư có hiệu lực từ ngày 5/9/2021 và thực hiện theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (CT GDPT 2018) đối với cấp trung học.

Thông tư 22 đánh giá học sinh trung học cơ sở
Ảnh minh họa. Nguồn: VA

Cụ thể, từ năm học 2021-2022 áp dụng Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đối với lớp 6. Từ năm học 2022-2023 áp dụng tiếp cho lớp 7 và lớp 10. Từ năm học 2023-2024 thực hiện tiếp nối việc đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đối với lớp 8 và lớp 11. Từ năm học 2024-2025 thực hiện đánh giá theo Thông tư này cho 2 lớp còn lại là lớp 9 và lớp 12.

Thông tư 22 ra đời sẽ thay thế cho hai Thông tư 58 và 26 quy định về đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT được ban hành trước đó.

Đánh giá vì sự tiến bộ của người học

Kế thừa Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT, Thông tư 22 yêu cầu việc đánh giá phải vì sự tiến bộ của người học. Theo đó, việc đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong CT GDPT; bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan. Việc đánh giá thực hiện bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau, kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Hoạt động này phải coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học sinh; không so sánh học sinh này với học sinh khác.

Mục đích của việc đánh giá là xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong CT GDPT. Hoạt động này nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập; cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên thông qua đó cũng có sự điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp.

Nhiều môn chỉ đánh giá bằng nhận xét

Thông tư 22 quy định 2 hình thức đánh giá là bằng nhận xét và bằng điểm số. Trong đó, việc đánh giá bằng nhận xét, ngoài ý kiến chính của giáo viên, còn có sự tham gia phối hợp của học sinh, phụ huynh, và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học trò. Cả đánh giá bằng nhận xét và điểm số đều được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ.

Tuy nhiên, khác với các Thông tư quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT trước đây, Thông tư 22 cho phép một số một chỉ thực hiện đánh giá bằng nhận xét. Cụ thể, các môn: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, kết quả học tập theo môn học chỉ được đánh giá bằng nhận xét theo một trong hai mức: Đạt, Chưa đạt.

Đối với các môn học còn lại, kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét với đánh giá bằng điểm số. Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10 và phải làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất nếu điểm là số nguyên hoặc số thập phân.

Bỏ tính điểm trung bình tất cả các môn học

Nếu Thông tư 58 có quy định về điểm trung bình học các môn để lấy căn cứ xếp loại học lực học sinh trong học kỳ và cả năm, thì ở Thông tư 22 mới, quy định này đã không còn. Điểm trung bình học kì và năm học chỉ được tính của riêng cho từng môn học.

Thay vì xếp loại học lực Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém như Thông tư 58, thì Thông tư 22 vì đánh giá sự phát triển năng lực của người học theo yêu cầu cần đạt của chương trình, nên đánh giá kết quả học tập của người học theo 4 mức “Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt” đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số và 2 mức “Đạt, Chưa đạt” đối với môn chỉ đánh giá bằng nhận xét.

Khi tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt; tất cả môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số có điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cuối năm đạt từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có đạt từ 8,0 điểm trở lên, thì học sinh được đánh giá kết quả học tập là “Tốt”.

Nếu học sinh có kết quả học tập tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt, đồng thời tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số có điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cuối năm đạt từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn đạt từ 6,5 điểm trở lên, thì được đánh giá mức “Khá”.

Kết quả học tập của học sinh được đánh giá mức “Đạt” khi có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức “Chưa đạt” và có ít nhất 06 môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cuối năm đạt từ 5,0 điểm trở lên, không có môn học nào dưới 3,5 điểm.

Các trường hợp còn lại, học sinh được đánh giá là “Chưa đạt”.

Việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh ở Thông tư 22 được đánh giá theo một trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt; thay vì xếp loại Hạnh kiểm: Tốt, khá, trung bình, yếu như Thông tư 58./.

Việt Long

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO THÔNG TƯ 22/2021/TT-BGDĐT

Đăng lúc: 10:02:58 21/08/2021 (GMT+7)