Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015

  • - Danh sách tủ sách pháp luật phường Hòa Xuân (18/12/2018)
  • - Bộ luật dân sự năm 2015 (18/04/2018)
  • - Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 (18/04/2018)
  • - Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 (18/04/2018)
  • - Luật trợ giúp pháp lý (18/04/2018)
  • - Dịch vụ công trực tuyến mức 3,4 (03/03/2018)
  • - V/v triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 3 tại quận, huyện, phường xã trên hệ thống thông tin Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng (21/08/2017)
  • - Tuyên truyền Nghị định số 155/2016/NĐ-CP về XPVPHC (21/08/2017)
  • - Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (21/08/2017)
  • - Nghị định số 67/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình... (21/08/2017)

Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015

Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015

Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015

Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015

Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015

Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015

Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015

Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015

  • Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015
  • Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015
  • Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015
  • Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015
  • Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015
  • Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015

LIÊN KẾT WEBSITE

--- Vui lòng chọn liên kết --- Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam UBMTTQVN thành phố Đà Nẵng Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng Sở Y tế thành phố Đà Nẵng Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng UBND quận Hải Châu UBND quận Ngũ Hành Sơn UBND huyện Hòa Vang UBND quận Liên Chiểu UBND quận Sơn Trà UBND quận Thanh Khê UBND huyện Hoàng Sa UBND quận Cẩm Lệ UBND Thành phố Đà Nẵng Tải và cài đặc ứng dụng Bluezone lịch công tác tuần 04 Phường Hòa Xuân tổ chức tập huấn Tổ Công nghệ số cộng đồng

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Tổng lượt truy cập: 3.847.331
  • Lượt truy cập trong ngày: 152
  • Đang trực tuyến:
    Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015
  • Cụ thể, Thông tư này hướng dẫn thi hành một số điều về chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; phê duyệt danh sách cộng tác viên dịch thuật; chứng thực hợp đồng, giao dịch và thẩm quyền chứng thực tại các huyện đảo.

    Theo đó, lời chứng phải ghi ngay phía dưới chữ ký được chứng thực hoặc trang liền sau của trang giấy tờ, văn bản có chữ ký được chứng thực. Trường hợp lời chứng được ghi tại tờ liền sau của trang có chữ ký thì phải đóng dấu giáp lai giữa giấy tờ, văn bản chứng thực chữ ký và trang ghi lời chứng.

    Trường hợp giấy tờ, văn bản có nhiều người ký thì phải chứng thực chữ ký của tất cả những người đã ký trong giấy tờ, văn bản đó.

    Một quy định mới đáng chú ý đó là, hàng năm, Phòng Tư pháp có trách nhiệm rà soát lại danh sách cộng tác viên dịch thuật. Trường hợp cộng tác viên không còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn hoặc không làm cộng tác viên dịch thuật tại Phòng Tư pháp đó từ 12 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng thì Phòng Tư pháp có văn bản đề nghị Sở Tư pháp ra quyết định xóa tên người đó khỏi danh sách cộng tác viên dịch thuật.

    Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/4/2020.

    Thông tư này làm hết hiệu lực Thông tư 20/2015/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP

    Xem văn bản chi tiết

    2. Về thu hồi, hủy bỏ văn bản đã chứng thực không đúng pháp luật

    Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng như Thông tư 20/2015/TT-BTP chỉ quy định về giá trị pháp lý của bản sao được chứng thực, không quy định việc thu hồi, hủy bỏ văn bản chứng thực không đúng pháp luật đã gây khó khăn cho các cơ quan khi phát hiện chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký không đúng thì thu hồi, hủy bỏ như thế nào.Thông tư 01/2020/TT-BTP đã quy định cụ thể các vấn đề trên, theo đó tại Điều 7 quy định  Giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản đã được chứng thực không đúng quy định pháp luật như sau:

    1. Các giấy tờ, văn bản được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Thông tư này thì không có giá trị pháp lý.

    2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản chứng thực quy định tại khoản 1 Điều này đối với giấy tờ, văn bản do Phòng Tư pháp chứng thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản chứng thực quy định tại khoản 1 Điều này đối với giấy tờ, văn bản do cơ quan mình chứng thực.

    Sau khi ban hành quyết định hủy bỏ giấy tờ, văn bản chứng thực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đăng tải thông tin về giấy tờ, văn bản đã được chứng thực nhưng không có giá trị pháp lý lên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    3. Người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản chứng thực quy định tại khoản 1 Điều này đối với giấy tờ, văn bản do cơ quan mình chứng thực và đăng tải thông tin về giấy tờ, văn bản đã được chứng thực nhưng không có giá trị pháp lý lên Trang thông tin điện tử của cơ quan mình.

    4. Việc ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý và đăng tải thông tin thực hiện ngay sau khi phát hiện giấy tờ, văn bản đó được chứng thực không đúng quy định pháp luật.

    3. Về chứng thực bản sao từ bản chính

    – Thông tư 01 kế thừa Thông tư 20 quy định: Bản sao từ bản chính để chứng thực phải gồm đầy đủ số trang có thông tin của bản chính.

    Ví dụ: chứng thực bản sao từ bản chính sổ hộ khẩu thì phải chụp đầy đủ trang bìa và các trang của sổ đã ghi thông tin về các thành viên có tên trong sổ; chứng thực hộ chiếu thì phải chụp cả trang bìa và toàn bộ các trang của hộ chiếu có ghi thông tin.

    – Người thực hiện chứng thực (đối với trường hợp người thực hiện chứng thực tiếp nhận hồ sơ), người tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và bảo đảm chỉ thực hiện chứng thực bản sao sau khi đã đối chiếu đúng với bản chính.

    – Nếu phát hiện bản chính thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 22 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì cơ quan thực hiện chứng thực từ chối tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp người yêu cầu chứng thực sử dụng bản chính bị tẩy xóa, thêm bớt, làm sai lệch nội dung, sử dụng giấy tờ giả hoặc bản sao có nội dung không đúng với bản chính thì người tiếp nhận, giải quyết hồ sơ lập biên bản vi phạm, giữ lại hồ sơ để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.

    4. Chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP

    Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng như Thông tư 20 không quy định rõ ràng, cụ thể về chứng thực giấy ủy quyền. Thông tư 01 đã bổ sung khá cụ thể về chứng thực giấy ủy quyền tại Điều 14 như sau:

    1. Việc ủy quyền theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền.

    2. Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này, việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

    a) Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;

    b) Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;

    c) Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;

    d) Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.

    3. Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.
     

    5. Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân

    Nghị định 23/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đều hướng dẫn khi chứng thực lý lịch cá nhân là chứng thực chữ ký và không được phê vào nội dung lý lịch. Tuy nhiên, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, trường học đều yêu cầu phải ghi nhận xét về hạnh kiểm, chấp hành pháp luật dẫn đến UBND xã rất lúng túng, nếu ghi vào lý lịch thì không đúng pháp luật, không ghi thì gây khó khăn cho công dân.

    Thông tư 01/2020/TT-BTP đã tháo gỡ được vướng mắc ở trên, cụ thể tại Điều 14 quy định:

    1. Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.

    2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.

    Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015

    Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015

    Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015

    Thông tư hướng dẫn nghị định 23/2015

    • Đang truy cập4
    • Hôm nay330
    • Tháng hiện tại10,295
    • Tổng lượt truy cập421,607