Thủ thuật trong y tế là gì

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Bùi Hạnh Tâm - Khoa Gây mê hồi sức & Điều trị đau, Bệnh viện Vinmec Times City

Trước bất cứ một ca mổ hay thủ thuật nào, người bệnh hoặc thân nhân chịu trách nhiệm y khoa [thường là vợ, chồng, bố mẹ, con cái,... của người bệnh] cũng phải ký vào giấy cam kết phẫu thuật- thủ thuật. Đây là một trong những thủ tục hành chính bắt buộc, có tính pháp lý trong hồ sơ bệnh án. Vì sao đây là thủ tục bắt buộc đối với người bệnh trước khi phẫu thuật thủ thuật tại các bệnh viện?

1. Cam kết: Không đơn thuần là thủ tục

Cam kết phẫu thuật - thủ thuật [patient consent] là một văn bản được ghi lại sự đồng ý về những thông tin đã được trao đổi và thống nhất giữa người bệnh và bác sĩ trước khi quyết định phẫu thuật hay thủ thuật, nhằm mục đích bảo vệ cả bệnh nhân và bác sĩ. Bất kỳ trường hợp nào khác, ngoài trường hợp khẩn cấp có đe doạ tính mạng, trong đó bệnh nhân bất tỉnh thì đều cần tiến hành ký cam kết này. Các văn bản này được viết theo Hướng dẫn thực hành do Hội đồng đạo đức y khoa [Bộ Y tế] hướng dẫn và được áp dụng một cách hợp pháp trong tất cả các cơ sở y tế/bệnh viện.

Nội dung chính của tờ cam kết này được hiểu là người bệnh hoặc thân nhân đã được nghe giải thích và hiểu về cuộc phẫu thuật- thủ thuật, cũng như những nguy cơ có thể gặp phải trong quá trình phẫu thuật - can thiệp. Việc làm này sẽ thuận tiện cho cả hai bên trong trường hợp có các vấn đề phát sinh liên quan đến chuyên môn, bảo hiểm y tế, tài chính cá nhân hay pháp luật,...

Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng có nguy cơ, tai biến, kể cả những cuộc mổ đơn giản nhất, thời gian mổ ngắn nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ của tai biến này là nhỏ và xác suất thành công của cuộc mổ thường cao hơn rất nhiều so với biến chứng.

Vì vậy, trước khi quyết định mổ, người bệnh nên chủ động tìm hiểu để có những thông tin thiết yếu về cuộc mổ [như phương pháp mổ, phương pháp vô cảm, thời gian mổ, diễn tiến sau cuộc mổ, theo dõi ngắn hạn, theo dõi dài hạn,...] vì đó là những gì liên quan trực tiếp đến tính mạng của mình và cuộc sống của những người thân.

Người bệnh hoàn toàn có thể tìm hiểu các thông tin liên quan đến tình trạng sức khoẻ hiện tại của mình trên internet. Tuy vậy, bệnh nhân vẫn nên chọn lọc thông tin và đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho bác sĩ trực tiếp điều trị cho mình về những thắc mắc chưa được giải đáp hay giải đáp chưa thỏa đáng trước một cuộc mổ.

Trước khi quyết định ký tên vào tờ cam kết phẫu thuật, người bệnh hoặc thân nhân bệnh nhân hãy biết cách bảo vệ quyền lợi bằng cách đặt mọi câu hỏi mình còn băn khoăn với bác sĩ. Việc này giúp chính bản thân người bệnh được chuẩn bị tinh thần tốt cho cuộc phẫu thuật.

Với những câu hỏi của mình, thông tin người bệnh thu được sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về tình trạng hiện tại cơ thể mình, chuẩn bị tốt hơn tâm lý cho cuộc mổ và các diễn biến có thể gặp trong quá trình sau mổ và hồi phục.

Trước khi quyết định ký tên vào tờ cam kết phẫu thuật, người bệnh hoặc thân nhân bệnh nhân hãy đặt mọi câu hỏi mình còn băn khoăn với bác sĩ

3. Vai trò của bác sĩ

Về phía bác sĩ, việc cùng bệnh nhân ký cam kết cũng giúp các bác sĩ làm việc nghiêm túc và trách nhiệm hơn với bệnh nhân và đúng với đạo đức nghề nghiệp.

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ đặt các câu hỏi liên quan đến cuộc mổ, gây mê từ đó lượng giá được nguy cơ bằng các thang điểm đã được in trong y văn và sử dụng rộng rãi trên thế giới, đồng thời dự đoán được tỷ lệ thành công của cuộc mổ, cuộc gây mê cũng như các cảnh báo về nguy cơ có thể gặp phải trong phẫu thuật, trong gây mê và sau phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị, quá trình theo dõi cần thiết sau phẫu thuật. Các thông tin này giúp chính người bệnh và gia đình có một kế hoạch chi tiết, cụ thể hơn cho việc chuẩn bị phẫu thuật và theo dõi lâu dài sau đó.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, mỗi ngày có hàng ngàn cuộc phẫu thuật và thủ thuật, việc ký cam kết là việc làm thường quy. Vì vậy, khách hàng và người thân nên dành thời gian đọc kỹ và đặt câu hỏi cần thiết cho bác sĩ để có thể hình dung tương đối đầy đủ về những diễn tiến sắp tới trong ca mổ cũng như để bảo vệ quyền lợi của mình. Điều đó sẽ góp phần không nhỏ thúc đẩy chất lượng điều trị bệnh ngày một cao hơn.

QUY ĐỊNH VIỆC PHÂN LOẠI PHẪU THUẬT, THỦ THUẬT VÀ ĐỊNH MỨC NHÂN LỰC TRONG TỪNG CA PHẪU THUẬT, THỦ THUẬT

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục phân loại phẫu thuật, thủ thuật theo 26 chuyên khoa, chuyên ngành.

2. Quy định định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật.

Điều 2. Điều kiện phân loại phẫu thuật, thủ thuật

Việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật dựa trên các điều kiện sau đây:

1. Mức độ khó và phức tạp của phẫu thuật, thủ thuật.

2. Mức độ nguy hiểm đối với tính mạng của người bệnh.

3. Yêu cầu về phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế sử dụng cho phẫu thuật, thủ thuật.

4. Yêu cầu về số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật.

5. Thời gian thực hiện phẫu thuật, thủ thuật.

Điều 3. Phân loại mức độ phẫu thuật, thủ thuật

1. Phẫu thuật, thủ thuật loại đặc biệt

  1. Phẫu thuật, thủ thuật rất phức tạp về bệnh lý, rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương.
  1. Yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế chuyên dụng.
  1. Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
  1. Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 3 đến 4 giờ hoặc lâu hơn.

2. Phẫu thuật, thủ thuật loại I

  1. Phẫu thuật, thủ thuật khá phức tạp về bệnh lý, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tuyến tỉnh.
  1. Yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế chuyên dụng.
  1. Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
  1. Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 2 đến 3 giờ hoặc lâu hơn.

3. Phẫu thuật, thủ thuật loại II

  1. Những phẫu thuật, thủ thuật phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương, tuyến tỉnh và một số cơ sở tuyến huyện, mức độ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ít hơn loại I.
  1. Yêu cầu phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế thông dụng.
  1. Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
  1. Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 1 đến 3 giờ hoặc lâu hơn.

4. Phẫu thuật, thủ thuật loại III

  1. Những phẫu thuật, thủ thuật phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện, mức độ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ít hơn loại II.
  1. Yêu cầu phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế thông dụng.
  1. Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
  1. Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 1 đến 2 giờ hoặc lâu hơn.

Điều 4. Áp dụng Danh mục phân loại phẫu thuật, thủ thuật

Danh mục phân loại phẫu thuật, thủ thuật là căn cứ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chi trả chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật tương đương phẫu thuật, thủ thuật theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

Điều 5. Định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật

1. Số người tham gia tối đa cho một ca phẫu thuật hoặc thủ thuật được tính dựa trên phân loại phẫu thuật, thủ thuật và theo từng chuyên khoa theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trường hợp ca phẫu thuật, thủ thuật khó, phức tạp như ghép mô, bộ phận cơ thể người, phẫu thuật tim hở và các phẫu thuật, thủ thuật khác cần nhiều kíp tham gia và cần có số người tham gia vượt quá quy định tại Khoản 1 Điều này thì Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, quyết định. Việc chi trả chế độ phụ cấp phẫu thuật phải căn cứ vào số lượng người thực tế tham gia và theo định mức quy định cho từng vị trí.

3. Việc phân công công việc cụ thể cho từng người trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật do Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2015.

2. Quyết định số 1904/1998/QĐ-BYT ngày 10 tháng 8 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục phân loại phẫu thuật, thủ thuật và Quyết định số 2590/2004/QĐ-BYT ngày 30/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục phân loại thủ thuật được hưởng phụ cấp theo Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế Bộ, ngành có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ Danh mục phân loại phẫu thuật, thủ thuật có trách nhiệm thực hiện việc chi trả chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật cho người thực hiện phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật tương đương phẫu thuật, thủ thuật theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế để hướng dẫn và giải quyết./.

Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ [Vụ KGVX; Công báo, Cổng TTĐTCP]; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ; - Bộ Tư pháp [Cục kiểm tra VBQPPL]; - Bộ trưởng BYT [để b/cáo]; - Các Thứ trưởng BYT [để biết]; - BHXH Việt Nam; - UBND các tỉnh, Tp trực thuộc Trung ương; - Các Vụ, Cục, Tổng cục, VP Bộ, Thanh tra Bộ; - Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc BYT; - Các trường đại học Y - Dược, Học viện Y - Dược; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Y tế các Bộ, ngành; - BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế; - Lưu: VT, KCB [03b], PC.

Nguyễn Thị Xuyên

PHỤ LỤC SỐ 1

BẢNG ĐỊNH MỨC NHÂN LỰC TỐI ĐA TRONG THỰC HIỆN PHẪU THUẬT, THỦ THUẬT [Ban hành kèm Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế]

STT

Loại phẫu thuật

Chuyên khoa

Định mức nhân lực tối đa thực hiện 01 ca phẫu thuật

Loại đặc biệt

Loại I

Loại II

Loại III

Hồi sức, cấp cứu và chống độc

8

7

6

5

2 [PTV] chính

5 phụ

1 giúp việc

2 [PTV] chính

4 phụ

1 giúp việc

1 [PTV] chính

4 phụ

1 giúp việc

1 [PTV] chính

3 phụ

1 giúp việc

Nội khoa

8

7

6

5

2 [PTV] chính

5 phụ

1 giúp việc

2 [PTV] chính

4 phụ

1 giúp việc

1 [PTV] chính

4 phụ

1 giúp việc

1[PTV] chính

3 Phụ

1 giúp việc

Nhi khoa

8

6

6

6

1 PTV chính

4 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

Lao [ngoại lao]

8

7

6

5

1 PTV chính

4 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

Da liễu

8

6

5

3

1 PTV chính

4 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

1 Phụ

1 Gây mê chính

Nội tiết

7

6

6

6

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

Ngoại khoa

8

8

7

7

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

Bỏng

8

7

7

6

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

Ung bướu

7

7

5

5

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

Phụ sản

8

6

6

6

1 PTV chính

4 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

Mắt

6

6

5

5

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

Tai Mũi Họng

8

6

6

6

1 PTV chính

4 phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

2 phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

Răng Hàm Mặt

8

7

7

6

1 PTV chính

4 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 Phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

Điện quang

6

1 [PTV] Chính

2 Phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Vận hành máy

Nội soi, chẩn đoán can thiệp

6

5

4

4

1 PTV Chính

3 phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV Chính

2 phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV Chính

1 phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV Chính

1 phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

Vi phẫu

15

15

[2 kíp]:

2 PTV chính

8 Phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

2 Giúp việc

[2 kíp]:

2 PTV chính

8 Phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

2 Giúp việc

Phẫu thuật nội soi

9

9

8

8

1 PTV chính

4 phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

4 phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 phụ

1 Gây mê chính

2 Phụ gây mê

1 Giúp việc

Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ

7

7

6

5

1 PTV chính

3 PTV phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 PTV phụ

1 Gây mê chính

1 Phụ gây mê

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 PTV phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

1 PTV chính

3 PTV phụ

1 Gây mê chính

1 Giúp việc

Ghi chú: - Viết tắt trong bảng: PTV = Phẫu thuật viên = Người mổ; Phụ = Phụ mổ [bao gồm PTV phụ mổ, dụng cụ viên, vận hành hệ thống máy liên quan đến phẫu thuật, thủ thuật như hệ thống máy nội soi, các máy về điện quang, về y học hạt nhân…]; Gây mê = Gây mê/gây tê; TTV = Thủ thuật viên= Người làm thủ thuật

- Thực hiện thủ thuật của chuyên khoa Gây mê hồi sức: Nếu thực hiện thủ thuật độc lập thì tính định mức nhân lực theo bảng trên, nếu nằm trong quy trình của ca phẫu thuật, thủ thuật của chuyên khoa khác thì được tính trong định mức nhân lực của chuyên khoa khác.

- Trường hợp thực hiện ca thủ thuật theo quy định có gây tê nhưng bác sĩ hoặc điều dưỡng, kỹ thuật viên tham gia làm thủ thuật thực hiện cả việc gây tê thì bồi dưỡng thủ thuật không tính tiền bồi dưỡng cho vị trí nhân lực gây tê.

Thủ thuật loại 1 được bao nhiêu tiền?

  1. Thủ thuật loại I: tối đa 144.000 đồng/ca; g] Thủ thuật loại II: tối đa 63.000 đồng/ca; h] Thủ thuật loại III: tối đa 28.500 đồng/ca; Ví dụ 2: Phẫu thuật A, theo quy định của Bộ Y tế được phân loại I.

Thủ thuật có nghĩa là gì?

Phép dùng tay khéo léo và có kĩ thuật hoặc kinh nghiệm để tiến hành một chi tiết công việc nào đó có hiệu quả.

Thủ thuật loại 1 là gì?

[2] Phẫu thuật, thủ thuật loại I: - Phẫu thuật, thủ thuật khá phức tạp về bệnh lý, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tuyến tỉnh.

Phẫu thuật có nghĩa là gì?

Phẫu thuật là các thủ thuật dùng trong ngoại khoa để chữa bệnh hoặc chẩn đoán bệnh. Ngoài ra còn mục đích tìm tòi trên cơ sở khoa học những phương pháp và kỹ thuật mổ mới để giải quyết các yêu cầu chữa bệnh ngày một cao hơn.

Chủ Đề