Thủ tục xin giấy phép xây dựng 2020

Theo quy định của Luật Xây dựng mới năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, trước khi khởi công xây dựng công trình, xin giấy phép xây dựng là thủ tục bắt buộc (trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng), nếu xây dựng trái phép, không phép thì tổ chức, cá nhân tiến hành xây dựng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Để giúp cho Quý khách hàng có thể nẵm rõ chi tiết cách thức xin cấp giấy phép xây dựng, công ty luật Nhân Hòa với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm, chuyên sâu về lĩnh vực đất đai sẵn sàng tư vấn cho Quý khách thủ tục cấp giấy phép xây dựng như sau:

  1. 1. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ (điều 93, Luật Xây dựng 2014)

a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

c) Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện trên vàphù hợpvới quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiếtxây dựngthì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

d) Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

  1. 2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ (điều 95 Luật Xây dựng 2014)

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

+ Mặt bằng định vị công trình trên lô đất, tỷ lệ 1/500  1/200 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt công trình, tỷ lệ 1/100  1/200;

+ Mặt bằng móng, tỷ lệ 1/100  1/200, mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện tỷ lệ 1/00  1/200;

d) Đốivớicông trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đốivới công trình liền kề.

  1. 3. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng (điều 103 Luật Xây dựng 2014)

Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ từ 5 tầng trở xuống. Còn trên 5 tầng, thì Sở xây dựng có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng và quản lý.

  1. 4. Quy trình thủ tục cấp giấy phép xây dựng

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng;

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

a) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.Trường hợpviệc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;

c) Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;

Bước 3: Thời gian cấp giấy phép xây dựng

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối vớitrường hợpcấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.

Bước 4:Nhận kết quả, nộp lệ phí:

a) Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng) tại nơi tiếp nhận hồ sơ, theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận;

b) Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email:

Hotline: 0915. 27.05.27

Trân trọng!

Video liên quan