Thuận lợi có bản của nước ta sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước là gì

Thời gian này, thế chiến lược trên chiến trường Đông Dương có bước phát triển thuận lợi. Cuộc đấu tranh ngoại giao ở Hội nghị Paris giữa ta và địch kéo dài gần 4 năm đang đi vào giai đoạn quyết định. Thực tế trên đặt ra cho cả ta và địch phải nỗ lực giành thắng lợi quân sự để giành thế có lợi trong đàm phán.

Thuận lợi có bản của nước ta sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước là gì
Thuận lợi có bản của nước ta sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước là gì
Thuận lợi có bản của nước ta sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước là gì
Thuận lợi có bản của nước ta sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước là gì
Thuận lợi có bản của nước ta sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước là gì
.Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam khắc phục địa hình, đưa xe tăng tham gia Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972. Ảnh tư liệu.

Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình, Bộ Chính trịxác định phương hướng lớn trong năm 1972 là: Mở nhiều chiến dịch lớn trên toàn chiến trường Đông Dương, đẩy mạnh đánh phá “bình định”, đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị, nhằm giành lại thế chủ động chiến lược, tạo ra một bước chuyển biến cơ bản, tiến lên thay đổi hẳn cục diện chiến tranh ở miền Nam và cả Đông Dương. Tháng 8-1971, Bộ Chính trị ra Nghị quyết mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên các hướng miền Đông Nam Bộ, Trị-Thiên và Tây Nguyên, nhằm tiêu diệt lớn quân địch và mở rộng vùng giải phóng; buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trên thế thua; đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng, kiên trì và đẩy mạnh kháng chiến trong trường hợp chiến tranh kéo dài. Lúc đầu, Đông Nam Bộ được xác định là hướng tiến công chiến lược chủ yếu. Sau khi cân nhắc tình hình, Quân ủy Trung ương đề xuất điều chỉnh Trị-Thiên là hướng tiến công chủ yếu; các hướng Đông Nam Bộ, Bắc Tây Nguyên là hướng phối hợp quan trọng. Ngày 23-3-1972, Bộ Chính trị thông qua phương án tác chiến do Quân ủy Trung ương đề xuất.

Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị, nhiệm vụ Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh giao, Quân ủy, Bộ tư lệnh Miền mở Chiến dịch tiến công Nguyễn Huệ (từ ngày 1-4-1972 đến 19-1-1973) trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, giành thắng lợi to lớn; thể hiện trên một số nội dung chủ yếu sau:

Một là,mở chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quymô quân đoàn tăng cường, quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.Bộ tư lệnhChiến dịch hạ quyết tâm tập trung khối chủ lực Miền tiến công vào hệ thống tổ chức phòng thủ của địch ở phía Bắc Sài Gòn, giải phóng hai tỉnh Bình Long, Phước Long và phần phía bắc tỉnh Tây Ninh, tạo thế uy hiếp Sài Gòn. Với phương châm “tích cực tạo thời cơ đánh địch ngoài công sự là chính, nhưng phải coi trọng đánh địch trong công sự”, Bộ tư lệnhChiến dịch xác địnhlấy tác chiến hiệp đồng binh chủng vừa và lớn làchủ yếu, coi trọng đánh nhỏ, đánh độc lập từng binh chủng và binh đội; đánhliên tục dài ngày trên cơ sở vừa đánh vừa củng cố và rèn luyện bộ đội. Về hướng chiến dịch:Đường 13 là hướng tiến công chủ yếu,Đường 22 là hướng thứ yếu,Đường 1 và các vùng sâu là hướng phối hợp.

Chiến dịch Nguyễn Huệ diễn ra theo 3 đợt: Đợt 1 (từ ngày 1-4 đến 15-5-1972), ta tiến công trên hướng thứ yếu nhằm nghi binh, thu hút địch, diệt cụm cứ điểm Xa Mát, tạo điều kiện cho hướng chủ yếu đánh trận then chốt tiêu diệt Chi khu quân sự Lộc Ninh (từ ngày 5 đến 7-4-1972); tiếp đó, ta tiến công thị xã Bình Long hai lần (từ ngày 13 đến 15-4 và ngày 11 đến 15-5) nhưng không thành công. Đợt 2 (từ ngày 16-5 đến 10-9-1972), ta bao vây, cô lập Bình Long, chốt chặn trên Đường 13, đánh bại địch hành quân giải tỏa, bảo vệ an toàn căn cứ, tuyến hành lang và vùng giải phóng. Đợt 3 (từ ngày 1-10-1972 đến 19-1-1973), kìm giữ địch ở Đường 13, đánh phá bình định ở bắc Bình Dương, diệt và bức rút hàng chục đồn, bốt bảo an, dân vệ, làm chủ 28 xã; đánh bại cuộc hành quân lấn chiếm của địch ở Rạch Bắp-Dầu Tiếng, kết thúc chiến dịch.

Chiến dịch Nguyễn Huệ kéo dài gần 10 tháng, giành thắng lợi về nhiều mặt, đáp ứng yêu cầu của chiến lược đề ra. Qua đó khẳng định: Quân và dân ta hoàn toàn có khả năng chủ động tổ chức các chiến dịch tiến công lớn, dài ngày, làm thay đổi cục diện chiến trường miền Đông Nam Bộ, góp phần vào thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

Hai là,tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, nối thông hành lang chiến lược Bắc-Nam trên hướng Tây. Thắng lợi của Chiến dịch Nguyễn Huệ có ý nghĩa chiến lược quan trọng, góp phần tạo bước ngoặt trong so sánh lực lượng và cục diện chiến trường có lợi cho ta.Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu nhiều chiến đoàn và đơn vị bộ binh, thiết giáp, pháo binh của địch; đánh thiệt hại sư đoàn 5 và 7 trung đoàn, lữ đoàn;bắt hơn 5.000 tên; thu và phá hủy số lượng lớn phương tiện chiến tranh của địch.

Với thắng lợi của Chiến dịch Nguyễn Huệ, lần đầu tiên ta giải phóng một vùng rộng lớn trên hướng chiến lược xung yếu, trực tiếp uy hiếp Sài Gòn từ phía Tây Bắc. Vùng giải phóng mới nối thông với Đông Bắc Campuchia, Tây Nguyên và hậu phương chiến lược miền Bắc thực sự làm thay đổi cục diện chiến trường miền Đông Nam Bộ, giành lại quyền chủ động chiến lược, tạo thế đứng chân vững chắc cho bộ đội chủ lực Miền, thúc đẩy phong trào chiến tranh nhân dân phát triển, góp phần làm cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ bị phá sản.

Ba là,thu hút, giam chân lực lượng địch, tạo điều kiện, thời cơ cho các hướng chiến lược đẩy mạnh tiến công. Chiến dịch Nguyễn Huệ đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các chiến trường khác trên toàn Miền. Sau khi ta giải phóng Lộc Ninh, uy hiếp địch ở cứ điểm Hồng Tâm và thị xã An Lộc, bộ tổng tham mưu và quân đoàn 3 địch lệnh cho chiến đoàn 7/sư đoàn 5 cùng lực lượng còn lại của chiến đoàn 52/sư đoàn 18, liên đoàn 3 biệt động quân mở cuộc hành quân “Chiến thắng 72” lên giải tỏa thị xã An Lộc; đồng thời, điều động lữ đoàn 1 dù từ Sài Gòn lên Chơn Thành hành quân càn quét hai bên Đường 13 khu vực Tân Khai, Bình Long; cơ động đường không chiến đoàn 8 từ Lai Khê lên An Lộc; sử dụng không quân (có cả B-52) và pháo binh đánh phá ác liệt xung quanh thị xã. Ngày 12-4-1972, địch tiếp tục điều động sư đoàn 21 và một trung đoàn thiết giáp ở miền Tây Nam Bộ lên mặt trận Đường 13 chốt giữ Lai Khê, Bàu Bàng, bảo đảm phía sau cho lực lượng trấn giữ Bình Long.

Nếu Quảng Trị, Tây Nguyên, Khu 5 "chia lửa" và kìm chân phần lớn lực lượng dự bị chiến lược của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho miền Đông Nam Bộ giành và giữ vững thắng lợi thì Chiến dịch Nguyễn Huệ đã thu hút 2 lữ đoàn (81 và 3) ở Tây Nguyên về giải tỏa Đường 13, bị kìm giữ tại đây từ tháng 4 đến tháng 6-1972. Chiến dịch Nguyễn Huệ cũng ghìm giữ sư đoàn 21 bộ binh và trung đoàn 15/sư đoàn 7 địch từ Đồng bằng sông Cửu Long lên Đường 13 trong thời gian dài, tạo thuận lợi cho chiến dịch tiến công tổng hợp, đánh phá bình định ở Quân khu 8 và Đồng bằng sông Cửu Long giành thắng lợi.

Bốn là,đánh dấu bước phát triển vượt bậc về nghệ thuật chiến dịch. Nét đặc sắc của Chiến dịch Nguyễn Huệ thể hiện ở nghệ thuật nghi binh, tạo thế khi mở màn chiến dịch. Do chọn khu vực, mục tiêu, hướng tiến công chủ yếu chính xác, sử dụng cách đánh phù hợp, khéo nghi binh, tận dụng yếu tố bí mật, bất ngờ nên ngay từ đầu ta đã triển khai lực lượng xen kẽ với địch trên một chiều sâu gần 70km từ biên giới đến Bắc Chơn Thành, hình thành thế chia cắt địch. Việc hướng thứ yếu nổ súng trước đã tạo điều kiện đưa lực lượng ở hướng chủ yếu vào triển khai, làm cho địch hoàn toàn bất ngờ. Do vậy, chỉ trong thời gian ngắn, ta đã đánh tan rã 3 chiến đoàn địch.

Thành công về nghệ thuật chiến dịch của Chiến dịch Nguyễn Huệ còn thể hiện qua việc vận dụng chiến thuật từ tiến công chuyển sang phòng ngự. Trong phòng ngự Tàu Ô, bộ đội ta đã sáng tạo được lối đánh mới, kết hợp chặt chẽ giữa phòng giữ tại chỗ và cơ động tiến công, phản kích địch, đánh quần lộn, đánh vào bên sườn, phía sau lưng đội hình tiến công của địch bằng nhiều lực lượng. Nhờ vậy, dù kẻ địch có ưu thế hơn ta nhưng vẫn không vượt qua được trận địa chốt chặn, phải bỏ dở các cuộc tiến công giải tỏa Đường 13.

Năm là,tác động đến cục diện chiến trường miền Nam. Những thắng lợi của Chiến dịch Nguyễn Huệ có ý nghĩa quan trọng về chiến lược, tạo bàn đạp cho những hoạt động tiến công quân sự, làm thất bại chiến thuật phòng ngự cấp chiến đoàn của địch, tạo thế và lực mới của ta trên chiến trường Nam Bộ, uy hiếp trực tiếp tuyến phòng thủ ven Sài Gòn, tạo điều kiện cho các địa phương của Nam Bộ tiếp tục đánh phá bình định của địch.

Thắng lợi của Chiến dịch Nguyễn Huệ góp phần phục vụ đắc lực cho đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Paris và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh chống phá bình định ở Đồng bằng sông Cửu Long giành thắng lợi. Việc ta giải phóng một địa bàn chiến lược tiếp giáp Sài Gòn cùng với một số vùng dân cư được giải phóng sau nhiều năm dưới ách kìm kẹp của kẻ thù thực sự tạo ra lợi thế mới góp phần làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút hết quân Mỹ và quân đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam, đẩy nhanh chính quyền và quân đội tay sai vào thế suy sụp hoàn toàn.

Thiếu tướng, TSNGUYỄN HOÀNG NHIÊN, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự-Bộ Quốc phòng

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành lập. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới về nền độc lập của nhân dân Việt Nam.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã đem lại cho cách mạng Việt Nam thế và lực mới. Đảng ta từ một đảng hoạt động bất hợp pháp trở thành đảng cầm quyền, nhân dân ta được giải phóng khỏi cuộc đời nô lệ, trở thành người làm chủ đất nước.

Thuận lợi có bản của nước ta sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước là gì

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, ngày 2/9/1945. (Nguồn: Internet)

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới ra đời đã đứng trước những khó khăn, thách thức tưởng chừng khó vượt qua của thù trong, giặc ngoài và những khó khăn về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... mà chế độ thực dân, phong kiến để lại. Nước ta còn nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và các chính quyền phản động trong khu vực. Nhân dân ta còn chưa nhận được sự giúp đỡ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa và lực lượng tiến bộ trên thế giới.

Nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nạn đói năm 1945 làm 2 triệu người chết, tiếp đó là lũ lụt, hạn hán kéo dài làm 50% ruộng đất bị bỏ hoang. Sản xuất nông nghiệp đình đốn. Tài chính khô kiệt, kho bạc trống rỗng, Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp.

Trình độ văn hoá của nhân dân ta thấp kém, 90% số dân mù chữ. Ở miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng ồ ạt tràn qua biên giới, kéo theo là Việt Quốc, Việt Cách, chúng lập chính quyền phản động ở một số nơi, cướp của giết người và chống phá chính quyền cách mạng. Ở miền Nam, quân Anh với danh nghĩa đồng minh kéo vào nước ta tiếp tay cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. “Tổ quốc lâm nguy! Vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc!”.

Trước tình hình đó, ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc.

Dựa trên những nhận định về tình hình khách quan và chủ quan, về tình hình của ta và địch, Chỉ thị chỉ rõ: Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành vì nước chưa được hoàn toàn độc lập.

Nhiệm vụ cứu nước của giai cấp vô sản chưa xong. Giai cấp vô sản vẫn phải hăng hái, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Khẩu hiệu vẫn là “Dân tộc trên hết. Tổ quốc trên hết”.

Chỉ thị xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.

Chiến thuật của ta lúc này là lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược. Mở rộng Việt Minh bao gồm mọi tầng lớp nhân dân (chú trọng vận động địa chủ, phong kiến và đồng bào công giáo...).

Thống nhất mặt trận Việt - Miên - Lào chống Pháp xâm lược. Kiên quyết giành độc lập - tự do - hạnh phúc dân tộc. Độc lập về chính trị, thực hiện chế độ dân chủ cộng hoà; cải thiện đời sống cho nhân dân.

Chỉ thị cũng đề ra nhiệm vụ cần kíp của nhân dân Đông Dương đối với cách mạng thế giới là phải tranh đấu để thực hiện triệt để hiến chương các nước liên hiệp, ủng hộ Liên Xô, xây dựng hoà bình thế giới, mở rộng chế độ dân chủ ra các nước, giải phóng cho các dân tộc thuộc địa. Đối với cách mạng Việt Nam, nhiệm vụ riêng, cần kíp là phải củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân.

Trong những nhiệm vụ đó, nhiệm vụ bao trùm là củng cố chính quyền. Để củng cố chính quyền cách mạng, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ “kháng chiến” và “kiến quốc”, Chỉ thị vạch ra những biện pháp toàn diện và cơ bản để thực hiện.

Về nội chính: Một mặt xúc tiến việc đi đến thành lập Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức.

Về quân sự: Động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài; phối hợp chiến thuật du kích với phương pháp bất hợp tác đến triệt để.

Về ngoại giao: Nắm vững nguyên tắc thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực; kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc “bình đẳng và tương trợ”. Đối với Tưởng Giới Thạch, vẫn chủ trương Hoa - Việt thân thiện, coi Hoa kiều như dân tối huệ quốc. Đối với Pháp, thực hành độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế.

Về tuyên truyền: Kêu gọi đoàn kết, chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược. Phản đối chia rẽ nhưng chống sự thống nhất vô nguyên tắc với thế lực phản quốc; chống mọi mưu mô phá hoại, chia rẽ của phái Tờ-rốt-xki, Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng và nâng cao sự tin tưởng của quốc dân vào thắng lợi cuối cùng, khêu gợi chí căm hờn chống thực dân Pháp nhưng tránh khuynh hướng “vị chủng”. Chống thực dân Pháp xâm lược. Không công kích nhân dân Pháp, chỉ công kích bọn thực dân Pháp xâm lược.

Về kinh tế và tài chính: Mở lại các nhà máy do Nhật bỏ; khai thác các mỏ, cho tư nhân được góp vốn vào việc kinh doanh các nhà máy và mỏ ấy; khuyến khích các giới công thương mở hợp tác xã, mở các hội cổ phần tham gia kiến thiết lại nước nhà. Thực hiện khuyến nông, sửa chữa đê điều, lập quốc gia ngân hàng, phát hành giấy bạc, định lại ngạch thuế, lập ngân quỹ toàn quốc, các xứ, các tỉnh.

Về cứu tế: Kêu gọi lòng yêu nước thương nòi của các giới đồng bào, lập quỹ cứu tế, lập kho thóc cứu tế, tổ chức “bữa cháo cầm hơi”… Động viên thanh niên nam, nữ tổ chức thành các đoàn “cứu đói”, và các “đội quân trừ giặc đói” để trồng trọt khai khẩn, lấy lương cho dân nghèo, hay quyên cho các quỹ cứu tế, tổ chức việc tiếp tế, mua gạo nhà giàu bán cho nhà nghèo theo giá hạ, chở gạo chỗ thừa sang chỗ thiếu…

Về văn hoá: Tổ chức bình dân học vụ, tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở các trường đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy học nhồi nhét, cổ động văn hoá cứu quốc, kiến thiết nền văn hoá mới theo ba nguyên tắc: Khoa học hoá, đại chúng hoá, dân tộc hoá.

Thuận lợi có bản của nước ta sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước là gì

Lớp học bình dân học vụ (Nguồn: Inernet)

Chỉ thị nhấn mạnh: Muốn thực hiện được những nhiệm vụ trên đây, Đảng và Mặt trận Việt Minh phải được củng cố và phát triển.

Về Đảng, phải duy trì hệ thống tổ chức bí mật và nửa công khai của Đảng, phát triển thêm đảng viên, đặc biệt chú trọng gây cơ sở xí nghiệp của Đảng cho thật rộng, làm sao cho sự phát triển của Đảng ăn nhịp với sự phát triển của công nhân cứu quốc; giữ vững sinh hoạt của Đảng; thành lập đảng đoàn trong các cơ quan hành chính và các đoàn thể quần chúng; xây dựng hệ thống tổ chức đảng trong quân đội…

Về Mặt trận Việt Minh, hết sức phát triển các tổ chức cứu quốc. Thống nhất các tổ chức ấy lên toàn kỳ, toàn quốc; sửa chữa lại điều lệ cho các đoàn thể cứu quốc cho thích hợp với hoàn cảnh mới; mở rộng Mặt trận Việt Minh, lập các đoàn thể cứu quốc mới, giải quyết những mâu thuẫn giữa Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Việt Minh; củng cố quyền lãnh đạo của Đảng trong Mặt trận, thống nhất Mặt trận Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia chống Pháp xâm lược.

Chỉ thị còn đề ra các biện pháp thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về chính quyền, kháng chiến ở Nam Bộ, về chống và đề phòng nạn đói, về tổng quyển cử…

Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 25/11/1945 là Cương lĩnh hành động trước mắt của Đảng và nhân dân ta. Bản Chỉ thị đã giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng về chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng trong thời kỳ mới giành được chính quyền, đưa đất nước vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Nhờ có chủ trương đúng đắn, sáng suốt và nhiều quyết sách kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh mà cách mạng Việt Nam đã vượt qua những thách thức hiểm nghèo, tranh thủ từng thời gian hoà bình quý báu để xây dựng thực lực, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

PV (tổng hợp)