Thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam hiện nay

Page Content
Thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam hiện nay

Nhân viênTrung tâm Y tế thành phố Bắc Kạn tuyên truyền cho bệnh nhân về tác hại của thuốc lá

Hiện nay, Việt Nam vẫn trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá cao trên thế giới. Tại tỉnh Bắc Kạn, theo điều tra nghiên cứu của Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá thực hiện tại huyện Bạch Thông, Ngân Sơn và thành phố Bắc Kạn trong năm 2020, tỷ lệ hút thuốc lá ở ngườitừ 15 tuổi trở lên là 18,8%.

Mặc dù biết hút thuốc lá rất có hại đối với cơ thể, song nhiều người vẫn tìm đến để sử dụng. Có rất nhiều lý do như muốn giảm căng thẳng, bạn bè lôi kéo, thói quen sử dụng thuốc lá trong giao tiếp, môi trường xung quanh có nhiều người sử dụng thuốc lá, với người trẻ tuổi có thể do sự tò mò hay muốn chứng tỏ bản thân với bạn bè Hút thuốc lá khi trở thành thói quen thì rất dễ nghiện và khó bỏ, thực tế có những người bỏ thuốc sau hàng chục năm vẫn tái nghiện.

Theo bác sĩ Đoàn Mạnh Thịnh Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong khói thuốclá có 7.000 chất độc hoá học và 50 chất gây ung thư. Chính vì thế, hút thuốc lá gây tổn hại đối với sức khỏe bản thân người sử dụng và những người xung quanh vìhít phải khói thuốc, tác động xấu đến môi trường sống, làm tăng gánh nặng kinh tế đối với các quốc gia do chi phí chăm sóc y tế lớn để điều trị các bệnh có liên quan đến thuốc lá

Trước thực trạng nêu trên, các ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá. Ngày 18/6/2012, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá ra đời. Trong Điều 11 của Luật quy định rõ về địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm cơ sở y tế; cơ sở giáo dục; cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm nơi làm việc; trường cao đẳng, đại học, học viện. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện Tuy nhiên, trên thực tế thì nhiều người vẫn vi phạm trong khi các cơ quan chức năng chưa đủ lực lượng để thanh kiểm tra, xử phạt theo quy định.

Đối với tỉnh Bắc Kạn, thời gian qua đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá trong cộng đồng. Ngày 07/4/2021, UBND tỉnh ban hành văn bản số 1949/UBND-VXNV về tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha. Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, đơn vị tiếp tục tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng thuốc lá điếu truyền thống; kịp thời phổ biến thông tin về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha tới cán bộ, công chức, người lao động, học sinh, sinh viên và người dân trên địa bàn. Các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, kinh doanh sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shishavì các sản phẩm này chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành tại Việt Nam.

Ngày 21/5/2021, UBND tỉnh ban hành văn bản số 2967/UBND-VXNV về thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2021, Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25 - 31/5/2021. Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các nội dung về phòng chống tác hại của thuốc lá; phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế tổ chức các hoạt động phù hợp, thiết thực, ý nghĩanhư treo băng rôn, khẩu hiệu; truyền thông trên hệ thống loa phát thanh xã, phường, thị trấn

Để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tác hại của thuốc lá, thời gian qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, truyền thông, hướng dẫn các sở, ban, ngành trong tỉnh về thực hiện Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá.

Tuy nhiên, để phòng chống tác hạicủa thuốc lá thìkhông chỉ cần sự nỗ lực của các cơ quan chuyên môn và ngành chức năng mà mỗi người cần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi sử dụng thuốc lá, tiến tới giảm số người hút và giảm gánh nặng bệnh tật do thuốc lá gây ra./.