Thực trạng tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử

Tăng trưởng nhanh, tranh chấp càng nhiều

Tại hội thảo “Thúc đẩy giải quyết tranh chấp (GQTC) trực tuyến trong TMĐT nhằm bảo vệ người tiêu dùng (NTD)” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức hôm nay - 28/4, ông Nguyễn Hoa Cương - Viện phó CIEM - cho biết, TMĐT Việt Nam đang phát triển rất mạnh, với tốc độ tăng trưởng trung bình những năm gần đây đạt 38%.

Năm 2020, dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng thị trường này vẫn tăng trưởng 16% , quy mô thị trường đạt 14 tỷ USD. Google, Temassk và Bain dự báo TMĐT Việt Nam sẽ đạt tới 52 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2020- 2025 là 29%.

Như một hệ quả tất yếu, số vụ tranh chấp trên môi trường TMĐT cũng có xu hướng gia tăng. Hiện tượng lợi dụng hình thức kinh doanh này để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt cho NTD cũng xảy ra ngày càng phổ biến; trong đó, người dùng thường bị rơi vào các trường hợp sau: người bán hàng cung cấp thông tin về sản phẩm không đầy đủ, không chính xác về thành phần; không thực hiện trách nhiệm cung cấp hoá đơn, chứng từ giao dịch; vi phạm trách nhiệm về bảo hành, giao, nhận, đổi, trả hàng hóa; giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại; huỷ đơn hàng không có lý do...

Hội thảo cũng nhìn nhận xu hướng gia tăng về số vụ tranh chấp trên môi trường TMĐT. Ngay cả với thị trường truyền thống, với hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh hơn giải quyết những tranh chấp này có thể không nhanh, thậm chi không dễ dàng. Trên môi trường internet, việc giải quyết những vấn đề như vậy càng trở nên phức tạp hơn. 

Đối với những quan ngại về các hành vi gian lận về hàng hóa, thông tin, dữ liệu thanh toán và các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường trực tuyến, cách tiếp cận chính sách hiện nay là gia tăng hiệu quả quản lý đối với TMĐT và các bên tham gia hoạt động TMĐT. Trong khi đó, cách tiếp cận thông qua đơn giản hóa, giảm thời gian, chi phí cho xử lý tranh chấp giữa các bên tham gia TMĐT ít được lưu tâm hơn…

Phương thức nào giải quyết tranh chấp?

Theo ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng Ban nghiên cứu tổng hợp (CIEM), hiện có 4 phương thức GQTC ở Việt Nam, bao gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Trong đó, thương lượng, hòa giải, trọng tài là các phương thức GQTC ngoài tố tụng.

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, các DN và cá nhân thường lựa chọn thương lượng (57,8%); toà án (46,8%); hòa giải (22,8%) và trọng tài (16,9%) do các cơ chế ràng buộc thực thi.

Theo ông Dương, trong bối cảnh DN Việt Nam đang chuyển dần sang sử dụng các nền tảng trực tuyến để đảm phán, sửa đổi và ký Hợp đồng, nhu cầu về GQTC trực tuyến (ODR) cũng ngày càng cao, nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh đơn giản và ít chi phí  hớn. 

Ưu điểm của ODR là khả thi về kinh tế, hiệu quả, nhanh chóng, linh hoạt. ODR cũng tạo ra tương tác đồng bộ, không đối đầu; cho phép giao tiếp nhiều hơn, thuận tiện hơn và tiếp cận trung lập tốt hơn, lại không giới hạn phạm vi lãnh thổ; đồng thời, việc lưu trữ hồ sơ, dữ liệu, quản lý và tìm kiếm tài liệu cũng dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, phương thức này cũng có những nhược điểm như yêu cầu về khả năng sử dụng máy tính; rào cản ngôn ngữ và – quan trọng hơn cả - vẫn còn thiếu những tiêu chuẩn pháp lý rõ ràng.

Luật sư Vũ Ánh Dương - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) - cho biết, Trung tâm trọng tài Quóc tế Hà Nội cũng đã khởi động hệ thống GQTC trực tuyến từ tháng 6/2020, VIAC cũng đã ra mắt nền tàng hòa giải thương mại trực tuyến (Medup) và cuối tháng 3/2021.

“Trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung hoàn thiện các điều kiện để phổ biến ODR và ứng dụng ODG hứu hiệu hơn trong cả hoạt động TMĐT và thương mại truyền thống..” - Luật sự Dương đề xuất.

Gia tăng tranh chấp

Theo đánh giá của CIEM, những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, TMĐT ngày càng trở nên phổ biến, trở thành một nhân tố cạnh tranh trong thời đại công nghệ 4.0. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, hàng loạt các biện pháp ứng phó với dịch bệnh được đưa ra, như: Giãn cách xã hội, phong tỏa, đóng cửa biên giới, tạm dừng hoạt động nhà máy, cửa hàng… khiến các hoạt động thương mại, kể cả thương mại qua biên giới, đã chuyển dần theo hướng dựa nhiều hơn vào các nền tảng trực tuyến, càng khiến TMĐT phát triển nhanh, mạnh hơn.

Thực trạng tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử

Ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng CIEM thông tin: tại Việt Nam, quy mô thị trường TMĐT đã tăng từ 3 tỷ USD năm 2015 lên 12 tỷ USD năm 2019, với tốc độ tăng trung bình là 38%. Năm 2020, dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19, nhưng thị trường TMĐT nước ta vẫn tăng trưởng tới 16%, quy mô thị trường đạt 14 tỷ USD. Nhiều dự báo cho rằng, TMĐT Việt Nam sẽ đạt 52 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2020-2025 là 29%.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của TMĐT, số lượng tranh chấp phát sinh có xu hướng gia tăng. Mặc dù cơ chế xử lý tranh chấp được thiết lập trực tiếp trong các sàn TMĐT, nhưng cơ chế này chưa đủ hữu hiệu để xử lý tranh chấp phức tạp giữa các bên liên quan. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, gián đoạn chuỗi cung ứng cũng làm gia tăng tranh chấp trong hoạt động thương mại truyền thống, kể cả thương mại qua biên giới. Giải quyết những tranh chấp càng khó khăn hơn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa… Thực tế đó dẫn đến nhu cầu cấp bách phát triển nền tảng giải quyết tranh chấp trực tuyến đủ rộng, đủ hữu hiệu để áp dụng được trong cả môi trường TMĐT và thương mại truyền thống.

Hóa giải bằng tranh chấp trực tuyến

Để hóa giải những tranh chấp phát sinh trong TMĐT, Chương trình hỗ trợ thương mại do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) tài trợ nhằm phát triển TMĐT cho các nước ASEAN, do Công ty DT Global quản lý đã cùng với CIEM thực hiện Dự án “Thúc đẩy giải quyết tranh chấp trực tuyến trong TMĐT nhằm bảo vệ người tiêu dùng”. Dự án đã cho thấy, giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) trong TMĐT đang gia tăng không ngừng bởi những ưu điểm tiết kiệm về thời gian và chi phí cho các bên tham gia.

Đặc biệt, theo đại diện CIEM, trên thực tế, Ủy ban Kinh tế của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã bắt đầu thảo luận về các ý tưởng và khuôn khổ thúc đẩy ODR từ năm 2016. Trong giai đoạn 2016-2019, Việt Nam ít nhiều đã có những thảo luận về mức độ phù hợp của ODR. Đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong đó đề ra một giải pháp là nghiên cứu, xem xét áp dụng hệ thống ODR, nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong TMĐT, thúc đẩy sự phát triển của TMĐT xuyên biên giới, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Từ đó, các tổ chức của Việt Nam cũng nhanh chóng tiếp cận và đưa ODR vào vận hành. Trung tâm Trọng tài quốc tế Hà Nội đã khởi động Hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến từ tháng 6/2020. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam đã ra mắt nền tảng hòa giải thương mại trực tuyến (Medup) vào cuối tháng 3/2021.

Mặc dù có nhiều thuận lợi, nhưng theo ông Cao Xuân Phong – Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư Pháp): Cản trở lớn nhất của ODR là vấn đề sức ép tâm lý, nhất là khi giải quyết tranh chấp bằng tòa án thì phải công khai, minh bạch, còn các phương pháp khác thì giữ bí mật. Nhưng trên môi trường online như ODR thì khó để giữ bí mật, vì vậy nhiều doanh nghiệp không sẵn sàng khi thực hiện hình thức này.

Thời gian tới, để việc áp dụng ODR trở nên phổ biến hơn, theo CIEM, Việt Nam cần tập trung hoàn thiện các điều kiện để phổ biến ODR và ứng dụng ODR hữu hiệu hơn trong cả hoạt động TMĐT và thương mại truyền thống.

Theo Báo Công Thương

Ngày 14-9, Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và Kinh tế số (thuộc Bộ Công thương) tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 52 về TMĐT.

  • Việt Nam đưa ra đề xuất về thương mại điện tử

Bà Lại Việt Anh - Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số cho rằng, TMĐT phát triển nhanh trong thời gian qua, nhưng để môi trường kinh doanh hiệu quả hơn còn nhiều vấn đề cần giải quyết...

Theo Cục TMĐT và Kinh tế số, trong những năm qua, quy mô thị trường bán lẻ trực tuyến có tốc độ tăng trưởng ổn định, xu hướng tăng dần đều trên 20%/năm. 

Các mặt hàng được người tiêu dùng (NTD) mua sắm trực tuyến phổ biến nhất gồm: quần áo, giày dép, mỹ phẩm (chiếm 59%), đồ công nghệ, điện tử, đồ dùng gia đình... (47%).  

Mặc dù TMĐT phát triển khá nhanh, đáp ứng tốt nhu cầu NTD trong thời đại công nghệ số, nhưng bà Lê Thị Hà – Trưởng phòng Chính sách, Cục TMĐT và Kinh tế số cho rằng, TMĐT hiện vẫn đang tồn tại nhiều bất cập, tranh chấp TMĐT có xu hướng gia tăng về cả quy mô và mức độ. 

Bàn về những bất cập trong hoạt động TMĐT, Cục TMĐT và Kinh tế số thông tin, hiện nay có nhiều DN, cá nhân, quảng bá cung cấp sản phẩm, dịch vụ, trên các sàn TMĐT, nhưng đơn vị quản lý sàn TMĐT lại không có ở Việt Nam. Vì vậy, nếu xảy ra những vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch, thì sẽ gặp nhiều khó khăn. 

Trong bối cảnh TMĐT ngày càng phát triển thì đây là thách thức lớn với cơ quan quản lý. Từ thực tiễn trên cho thấy,  hành lang pháp lý về TMĐT được xây dựng khá chi tiết, đáp ứng yêu cầu quản lý ở thời điểm đó, nhưng lại không phù hợp với tình hình mới.

Liên quan đến các hành vi gian lận TMĐT, Bộ Công thương cũng đã thanh tra, kiểm tra nhiều trường hợp vi phạm. Năm 2017 xử phạt vi phạm gần 3 tỷ đồng. Trong đó, riêng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội xử lý 71 trường hợp với tổng mức phạt vi phạm hành chính gần 1,4 tỷ đồng. Tại TP Hồ Chí Minh, riêng thanh tra Sở Công Thương đã xử lý hơn 20 trường hợp vi phạm với tổng mức phạt trên 200 triệu đồng.

Trước tình trạng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng bày bán tràn lan qua mạng, chưa kiểm soát được đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các DN sản xuất trong nước và ảnh hưởng đến quyền lợi của NTD,  Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã phối hợp với Cục TMĐT và Kinh tế số, lực lượng chức năng tại các địa phương rà soát và phát hiện một số địa điểm có dấu hiệu vi phạm. 

Chẳng hạn, trường hợp xử lý vi phạm trong tháng 8/2018 đối với việc một số website TMĐT đăng bán các sản phẩm đồ chơi trẻ em có sử dụng bản đồ “đường lưỡi bò” trên Biển Đông. Theo kế hoạch, Bộ Công Thương sẽ thông tin tới tất cả sàn giao dịch TMĐT yêu cầu kiểm tra, gỡ bỏ đồ chơi, ấn phẩm có sử dụng bản đồ nêu trên.

Thực tế cho thấy, hiện nay NTD khi tranh chấp đối với các đơn vị, cá nhân kinh doanh  qua mạng thì họ không biết “gõ cửa” cơ quan nào để được hỗ trợ giải quyết. Vì vậy, để hoạt động TMĐT hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững, tạo được lòng tin của NTD, theo kiến nghị của đại diện sàn giao dịch TMĐT Fado, thì Bộ Công Thương nên là trọng tài để giải quyết những khiếu nại, tranh chấp thương mại số. 

Bà Lại Việt Anh - Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số cho rằng: “Thời gian qua, TMĐT phát triển nhanh nhưng còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Nên thắt chặt TMĐT để tạo môi trường kinh doanh hiệu quả hơn?”. 

Cục TMĐT và Kinh tế số đang đề xuất lành mạnh hóa TMĐT bằng cách sửa đổi Luật Thương mại năm 2005 theo hướng bổ sung một số quy định “khung” mang tính cơ bản về TMĐT vào luật như: khái niệm hoạt động TMĐT, các hành vi cấm, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể… 

Xây dựng nghị định mới thay Nghị định số 52 để khắc phục những bất cập. Hoàn thiện các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TMĐT đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế.

Thúy Hà