Thuốc điều trị thoái hóa xương khớp

Bệnh thoái hóa khớp thường gặp nhất trong các bệnh khớp ở người trung niên và người cao tuổi. Điều trị thoái hóa khớp gối cần nhiều thời gian, tùy theo giai đoạn, mức độ thoái hóa khớp gối. Bệnh nhân cần khám và thảo luận với bác sĩ để có kế hoạch điều trị tốt nhất


Tổn thương chính trong thoái hóa khớp là sự mất dần sụn khớp và sự biến đổi cấu trúc phản ứng ở rìa khớp và xương dưới sụn. Vị trí hay gặp là thoái hóa khớp gối, khớp háng, khớp vai, tay, thoái hóa cột sống,...Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% trường hợp thoái hóa khớp gối. Điều trị thoái hóa khớp gối nhằm mục đích: Giảm đau, Duy trì và tăng khả năng vận động, Hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp, Tránh các tác dụng phụ của thuốc, Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 

Phương pháp điều trị: 

Bệnh viện TƯQĐ 108 áp dụng nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối khác nhau: điều trị không dùng thuốc, điều trị dùng thuốc và phẫu thuật. 

Điều trị không dùng thuốc quan trọng nhất là giảm cân nếu bị quá cân, hướng dẫn phương pháp tập luyện chống thoái hóa khớp gối hiệu quả; Vật lý trị liệu để giảm đau, sửa chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị các đau gân và cơ kết hợp, tránh cho khớp gối tổn thương không bị quá tải.

Điều trị dùng thuốc: thuốc chống viêm giảm đau [đường uống, bôi tại chỗ, tiêm vào trong khớp gối], các thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm [Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate, Diacerheine, piascledine,...]. Để tiêm vào ổ khớp, Bệnh viện TƯQĐ 108 có thể dùng một trong các sản phẩm sau: corticoid, acid hyaluronic, huyết tương giàu tiểu cầu.
 

Tiêm dịch nhầy khớp gối tại Khoa Nội Thận – Khớp, Bệnh viện TƯQĐ 108
 

Điều trị phẫu thuật gồm có: Điều trị dưới nội soi khớp [Cắt lọc, bào, rửa khớp], khoan kích thích tạo xương [microfrature], cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp.

Tóm lại, bác sĩ chuyên khoa khớp sẽ đưa ra lời khuyên về cách điều trị tốt nhất dành cho bệnh nhân.


 

TS. BS. Trần Hồng Nghị

Khoa Nội Thận – Khớp – Bệnh viện TƯQĐ 108

Chia sẻ

Glucosamine là một chất tự nhiên có trong sụn khớp khỏe mạnh của cơ thể con người và được bào chế thành dược phẩm. Điều trị viêm xương khớp bằng glucosamin giúp giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối mạn tính.

Viêm xương khớp là bệnh mạn tính do dịch khớp bị phá hủy, khiến xương mất đi lớp đệm và cọ xát vào nhau. Tình trạng này lâu ngày dẫn tới cứng khớp, khó cử động, đau và hạn chế chuyển động của cơ thể. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng tới khớp gối, hông, tay, chân cũng như cột sống. Một số yếu tố nguy cơ có liên quan tới viêm xương khớp bao gồm:

  • Lão hóa;
  • Béo phì;
  • Ít vận động, tập thể dục;
  • Chấn thương;
  • Giới tính.

Theo thống kê, viêm xương khớp là nguyên nhân gây mất khả năng vận động phổ biến ở những nước phát triển. Có khoảng 9,6% nam giới và 18% phụ nữ trên 60 đang đối mặt với các triệu chứng đau nhức khớp; 80% bệnh nhân bị hạn chế di chuyển, và 25% người bị viêm xương khớp không thể thực hiện được những hoạt động hàng ngày trong cuộc sống.

Viêm xương khớp là nguyên nhân gây mất khả năng vận động

Glucosamin là một amino - mono - saccharic có nguồn gốc nội sinh, được cơ thể sản sinh ra nhưng giảm dần theo tuổi tác. Glucosamin cũng chính là thành phần giúp tổng hợp glycosaminoglycan cấu tạo nên mô sụn trong cơ thể. Ngoài ra, glucosamin còn có nguồn gốc từ vỏ tôm cua và động vật biển.

Glucosamine có thể được chỉ định trong điều trị một số bệnh lý như:

Trong nhiều trường hợp, thuốc sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất khi được kết hợp với chondroitin [chondroitin sulfate là thành phần ở sụn khớp, xương, da, giác mạc và thành động mạch].

Glucosamine có thể được chỉ định trong điều trị một số bệnh lý như thoái hóa khớp

Glucosamin và các dạng muối được dùng khá rộng rãi trong điều trị bệnh lý về xương khớp. Trên thị trường hiện nay có nhiều chế phẩm hỗ trợ sức khỏe kết hợp glucosamin với các thành phần khác như: chondroitin, vitamin, khoáng chất và dược liệu.

Trước đây đã có những nghiên cứu cho rằng glucosamin an toàn và hiệu quả trong việc giảm đau, cũng như cải thiện chức năng cho bệnh nhân viêm xương khớp mãn tính. Tuy nhiên, các phân tích ngẫu nhiên sau này kết luận những lợi ích tiềm năng của glucosamin có thể đã bị thổi phồng. Một loạt nghiên cứu gần đây không thừa nhận tác dụng của glucosamin và chondroitin sulfat [cả khi dùng đơn lẻ hay kết hợp cả hai] trên các bệnh nhân bị viêm xương khớp.

Nhìn chung từ trước đến nay đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều về tính hiệu quả khi điều trị viêm xương khớp bằng glucosamine. Thực tế phần lớn các nghiên cứu tích cực được tài trợ bởi các nhà sản xuất các chế phẩm glucosamin, trong khi đa số nhà khoa học trung lập không tìm thấy hiệu quả chữa bệnh của hoạt chất này.

Do hiệu quả điều trị viêm xương khớp bằng glucosamin vẫn chưa có đầy đủ bằng chứng thuyết phục, nên chế phẩm này chỉ được lưu hành với tư cách là “thực phẩm chức năng” [dietary supplementation] tại một số nước. FDA đồng ý công bố thông tin “Bổ sung chế độ ăn với glucosamin sulfat kết tinh làm giảm nguy cơ viêm xương khớp” trên bao bì nhãn hiệu. Bên cạnh đó, Dược thư Anh [British National Formulary 59] cũng đề cập glucosamin giúp “giảm triệu chứng của viêm khớp gối mức độ nhẹ và trung bình”.

Qua đó có thể kết luận rằng glucosamin không thể thay thế được các loại thuốc điều trị viêm xương khớp chính thống. Hơn nữa, việc sử dụng glucosamin không phải luôn đem lại kết quả khả quan, tác dụng điều trị viêm xương khớp bằng glucosamin vẫn còn là vấn đề tiếp tục gây tranh cãi. Vì vậy khi có nhu cầu dùng các chế phẩm có chứa glucosamin, cả người kê đơn lẫn bệnh nhân nên cân nhắc tất cả yếu tố, đặc biệt là giữa lợi ích kinh tế và hiệu quả chữa bệnh chưa rõ ràng của loại thuốc này.

Glucosamin không thể thay thế được các loại thuốc điều trị viêm xương khớp

4.1. Các dạng chế phẩm glucosamin

Tính đa dạng của chế phẩm glucosamin dùng trong điều trị bao gồm:

  • Glucosamin sulfat;
  • Glucosamin hydrochorid ;
  • N-Acetylglucosamin.

Trong đó, dạng muối sulfat - chiết xuất từ động vật có vỏ, được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu và có thể mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị viêm xương khớp bằng glucosamin. Do đó nhân viên y tế và người tiêu dùng phải chú ý đến thông tin về 2 dạng còn lại của glucosamin trên nhãn của sản phẩm.

4.2. Hàm lượng

Trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại glucosamin được bào chế với hàm lượng rất khác nhau, bao gồm:

  • Viên nén 250mg;
  • Bột hoặc dung dịch uống 1,5g;
  • Dung dịch tiêm 400mg/3m.

Trong phần lớn các nghiên cứu, người ta thường dùng tổng liều 1200 - 1500 mg glucosamin cho người lớn và chia 3 lần/ngày. Nếu kết hợp glucosamin với chondroitin thì liều lượng được khuyến cáo là 1200 mg và cũng chia thành 3 lần/ngày. Thông thường, bệnh nhân cần dùng theo liệu trình 2 - 3 tháng và điều trị nhắc lại mỗi 6 tháng. Trong trường hợp sau khi kết thúc liệu trình mà không thấy cải thiện các triệu chứng thì bệnh nhân nên ngừng uống thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thực phẩm chức năng

4.3. Nguồn gốc

Những chế phẩm glucosamin đang lưu hành trên thị trường được sản xuất từ nhiều nguồn gốc khác nhau, do đó chất lượng cũng không tương đồng. Chẳng hạn như ở Mỹ, glucosamin chỉ đuợc xếp loại là thực phẩm chức năng nên sẽ ít bị kiểm duyệt chặt chẽ về mặt chất lượng. Trong khi các chế phẩm glucosamin có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Malaysia,... và đang xuất hiện rộng rãi tại thị trường Việt Nam lại ít được nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng và hiệu quả cũng như chất lượng của chúng.

4.4. Tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị viêm xương khớp bằng glucosamin, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Rối loạn tiêu hóa;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Đau đầu;
  • Phát ban;
  • Ợ nóng;
  • Đau dạ dày;
  • Buồn ngủ;
  • Dễ chảy máu...

Glucosamin có thể gây tác dụng phụ đau đầu cho người dùng

4.5. Những lưu ý khác

  • Thuốc có thể ảnh hưởng tới lượng đường huyết và insulin nên người bị tiểu đường cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng;
  • Glucosamin có thể tương tác với một số loại thuốc khác như: Thuốc hạ sốt giảm đau Paracetamol, thuốc điều trị tăng mỡ máu, thuốc trợ tim...
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú, cũng như trẻ vị thành niên không nên dùng Glucosamine nếu chưa có chỉ định của bác sĩ;
  • Người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc cần thông báo cho bác sĩ trước khi dùng Glucosamine;
  • Nên ngưng thuốc ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành phẫu thuật [kể cả phẫu thuật nha khoa].

Tóm lại, chưa có được những bằng chứng thực sự rõ ràng về hiệu quả điều trị viêm xương khớp bằng glucosamine nên đây vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Nếu có nhu cầu sử dụng, bệnh nhân cần phải ghi nhớ một số lưu ý khi dùng glucosamin về dạng bào chế, hàm lượng cũng như nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm... Giống như các loại thuốc khác, việc dùng glucosamin đúng liều và đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ cũng đóng vai trò rất quan trọng, giúp mang lại những biến chuyển tốt cho các triệu chứng về viêm xương khớp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Huyết tương giàu tiểu cầu [PRP] chữa đau cơ xương khớp

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề