Thuốc lá lậu là gì

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Chào Luật sư, chồng em có mua khoảng 30 gói thuốc lá điếu cấm bán từ bên phía Campuchia, vận chuyển về qua cửa khẩu, khi về tới nhà thì bị quản lý thị trường kiểm tra. Bên quản lý thị trường dọa chồng em có thể phải bị ngồi tù, em không biết có đúng hay không? Mong luật sư tư vấn!

Hệ thống pháp luật Việt Nam [hethongphapluat.com] xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo như nội dung bên bạn trình bày, chồng bạn vận chuyển hàng từ Campuchia về Việt Nam với số lượng hàng hóa là 30 gói thuốc lá. Hiện tại bên quản lý thị trường đang kiểm tra tiến hành xử lý.

Thứ nhất: Hàng hóa là hàng cấm bán nhưng bên bạn vẫn vận chuyển về, đây là hành vi buôn lậu hàng hóa cấm. Theo quy định tại Điều 153 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 nếu số lượng hàng hóa lớn có thể bị khởi tố vụ án hình sự,

Thứ hai: Như thông tin bên bạn cung cấp, hàng hóa có khối lượng, số lượng là 30 gói. Xem xét về việc bị xử lý hành chính hay bị khởi tố vụ án hình sự.

Theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ – CP, Nghị định 124/2015/NĐ – CP trong trường hợp của bên bạn sẽ áp dụng mức phạt như sau:

“Điều 25. Hành vi vi phạm về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu

1. Đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

a] Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 10 bao [1 bao = 20 điếu, đối với các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao];

b] Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 10 bao đến dưới 20 bao;

c] Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 20 bao đến dưới 50 bao;

d] Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao;

đ] Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 200 bao;

e] Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 200 bao đến dưới 300 bao;

g] Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 bao đến dưới 400 bao;

h] Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 400 bao đến dưới 500 bao.

2. Đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

3. Các mức phạt tiền quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:

a] Người có hành vi vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu;

b] Chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở có hành vi tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu;

c] Người có hành vi giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a] Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b] Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu trong trường hợp tang vật có số lượng từ 500 bao trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c] Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.”

23. Sửa đổi Điểm h Khoản 1 Điều 26 như sau:

“h] Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trọng lượng từ 1.000 kg đến dưới 1.500 kg;”

24. Sửa đổi Điểm b Khoản 4 Điều 26 như sau:

“b] Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển nguyên liệu thuốc lá nhập lậu trong trường hợp tang vật có số lượng từ 2.000 kg trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;”

25. Bãi bỏ Điểm b Khoản 3 Điều 45.

26. Sửa đổi Điều 63 như sau:”

Theo các mức trên, bên bạn có vận chuyển số bao là 30 bao, đối chiếu mức phạt thì sẽ chỉ bị xử phạt hành chính “từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng”. Nếu số lượng hàng hóa là 500 bao thì mới chuyển sang trách nhiệm hình sự.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

  • Bấm vào đây để đọc bài đăng trên dantri.com.vn

Thuốc lá gây ra hơn 7 triệu ca tử vong mỗi năm. Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] cam kết ngăn chặn nạn dịch thuốc lá để hướng tới một thế giới không khói thuốc. Tăng thuế thuốc lá đã được chứng minh là một biện pháp kiểm soát thuốc lá mạnh nhất và hiệu quả nhất để giảm hút thuốc.

Tuy nhiên, nhằm tiếp tục duy trì lợi nhuận và tối đã hóa lợi nhuận của mình các công ty thuốc lá luôn tìm cách cản trở, ngăn chặn hoặc làm suy yếu các biện pháp tăng thuế thuốc lá. Lý luận chính các công ty thuốc lá đưa ra là việc tăng thuế thuốc lá sẽ làm tăng buôn lậu thuốc lá, thất thu ngân sách.

Dưới đây là phân tích của Tiến sĩ Kidong Park [ảnh], Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam về những nguyên nhân, giải pháp cho tình trạng thuốc lá lậu tại Việt Nam.

Thuốc lá ngoại được buôn lậu vào Việt Nam để trốn thuế nhập khẩu

Trước tiên cần phân biệt giữa thuế nhập khẩu, chỉ áp dụng cho thuốc lá nhập khẩu, và các loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt [TTĐB] và thuế giá trị gia tăng [GTGT] áp dụng cho tất cả thuốc lá. Vì thuốc lá là sản phẩm độc hại, Chính phủ Việt Nam đang duy trì thuế nhập khẩu cao để hạn chế nhập khẩu và tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá ngoại.

Mức thuế nhập khẩu hiện đang duy trì ở mức 135% giá nhập khẩu. Sau khi áp thuế nhập khẩu, sẽ tiếp tục áp thuế TTĐB và thuế GTGT lên trên giá đã có thuế nhập khẩu. Vì vậy theo tính toán, nếu một bao thuốc có giá nhập khẩu ban đầu là 10 nghìn đồng thì sau khi áp các loại thuế, giá bán ra sẽ phải ở mức trên 50 nghìn đồng một bao.

Thuế suất thuế nhập khẩu cao làm cho thuốc lá ngoại nhập khẩu hợp pháp khó tiêu thụ vì giá bán cao, do đó tạo động lực gây ra buôn lậu thuốc lá.

Vì vậy, ngay cả khi thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hoặc cao vẫn sẽ có động lực mạnh mẽ để buôn lậu thuốc lá nhằm trốn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác.

Do thói quen người dùng thích dùng một số nhãn thuốc lậu chính [hay còn gọi là “gu” hút thuốc].

Lý do “gu” hút thuốc được phản ánh trong 4 điểm dưới đây:

Thứ nhất: Kết quả điều tra tiêu dùng thuốc lá tại 12 tỉnh ở Việt Nam, tiến hành bởi trường Đại học Thương mại, cho thấy trên 70% người sử dụng thuốc lá lậu là do hương vị, tò mò, bạn bè mời.

Thứ hai: Theo số liệu báo cáo của Hiệp hội thuốc lá, 80-90% số lượng thuốc lá lậu là thuộc vào hai nhãn Jet và Hero. Hai nhãn thuốc này có hàm lượng tar và nicotine rất cao, phù hợp với những người nghiện nặng thuốc lá.

Thứ ba: “gu” hút thuốc thể hiện qua yếu tố vùng miền. Số liệu điều tra Hút thuốc ở người trưởng thành GATS 2015 cho thấy 91.8% các nhãn thuốc Jet và Hero được tiêu thụ tại 2 vùng là Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.

Đặc biệt là có tới 75% lượng tiêu thụ của 2 nhãn này là trong phạm vi 10 tỉnh gồm: Bình Thuận, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, và Cần Thơ.

Hai tỉnh thành có lượng tiêu thụ thuốc lậu cao nhất là TP Hồ Chí Minh [chiếm 20,6% lượng tiêu thụ] và An Giang [chiếm 13,2% lượng tiêu thụ].

Và thứ tư: “Gu” hút thuốc thể hiện qua việc người hút thuốc sẵn sang trả giá cao hơn cho sản phẩm thuốc lậu thay vì sử dụng thuốc là hợp pháp giá thấp hơn. Cũng theo điều tra GATS, mức giá trung bình của Hero và JET cao hơn mức giá trung bình của các nhãn hiệu thuốc lá hợp pháp khoảng từ 30% đến 60%.

Quốc tế giải quyết tình trạng buôn lậu thuốc lá như thế nào?

Từ các điểm nêu trên chúng ta thấy, ở Việt Nam buôn lậu thuốc lá thực chất không có mối tương quan với mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao hay thấp. Điều này cũng được thể hiện trong kinh nghiệm từ các quốc gia khác.

Qua phân tích số liệu từ 76 quốc gia WHO cho thấy tại các quốc gia có mức giá thuốc lá thấp, tình trạng buôn lậu thậm chí lại xảy ra nhiều hơn so với những quốc gia có mức giá và thuế thuốc lá cao.

Hơn nữa, nhiều quốc gia đã kiểm soát buôn lậu thuốc lá thành công ngay cả khi thuế và giá thuốc lá tăng cao.

Ví dụ, ở Ý, buôn lậu thuốc lá ước tính ở mức cao [13%] vào năm 1992. Chính phủ đã quyết định tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá ba lần trong giai đoạn 1993-2000 để tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt lên 75,2% giá bán lẻ. Đồng thời, để chống lại buôn lậu, chính phủ Ý đã thực hiện một số biện pháp, bao gồm việc giới thiệu mã vạch trên bao thuốc lá để giúp phát hiện thuốc lá bất hợp pháp; thông qua luật trong đố coi buôn lậu thuốc lá giống như các hành vi phạm tội nghiêm trọng khác; tăng cường kiểm soát bờ biển và giám sát bổ sung bởi các cơ quan thực thi pháp luật, các cơ quan này đã được tăng cường quyền lực, tăng cường về hậu cần và hỗ trợ kỹ thuật. Chính phủ Italia cũng tăng cường hợp tác chặt chẽ với Liên minh Châu Âu EU về chống buôn lậu. Những nỗ lực này đã mở đường cho các cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan tư pháp giải quyết vấn đề buôn lậu thuốc lá một cách hiệu quả. Do đó, tỷ lệ thuốc lá nhập lậu đã giảm xuống khoảng 3% vào năm 2000 và duy trì ở mức thấp kể từ đó.Ở các nước ASEAN, chúng ta cũng có thể thấy được những ví dụ điển hình. Philippines tăng thuế thuốc lá hàng năm từ năm 2013 đến năm 2017, qua đó giúp tăng thu từ thuế thuốc lá lên 300%. Đồng thời, không có sự gia tăng đáng kể nào đối với buôn lậu thuốc lá. Thái Lan tăng thuế thuốc lá 11 lần [trung bình khoảng 2 năm một lần] trong giai đoạn 1993-2012. Doanh thu thuế thuốc lá tăng 400% nhưng không có vấn đề gì với buôn lậu thuốc lá.

Quan trọng hơn cả, ngay cả khi có buôn lậu, thì tăng thuế vẫn đạt được những hiệu quả mong muốn của việc tăng thuế: giảm sử dụng thuốc lá và tăng thu ngân sách từ thuế thuốc lá cho chính phủ.

Video liên quan

Chủ Đề