Thủy ngân trong nhiệt kế là dạng gì năm 2024

VTV.vn - Nhiệt kế thủy ngân là thiết bị y tế rất hữu ích, tuy nhiên, do được làm bằng thủy tinh nên nhiệt kế rất dễ bị vỡ làm thủy ngân trong nhiệt kế phát tán ra ngoài.

Hình minh họa.

Tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận nhiều trường hợp phụ huynh đưa trẻ đến khám vì những tai nạn này, tuy nhiên chưa ghi nhận ca bệnh nào có dấu hiệu ngộ độc.

Theo các bác sĩ, ngộ độc thủy ngân là một loại ngộ độc kim loại nặng từ môi trường, xảy ra khi cơ thể nuốt, hít hoặc chạm phải thủy ngân ở nhiều mức độ khác nhau và gây nên những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.

Thủy ngân trong nhiệt kế là dạng thủy ngân nguyên chất rất độc hại. Tuy nhiên, nếu xảy ra các tai nạn vỡ nhiệt kế và trẻ không may nuốt phải thủy ngân thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng, vì thủy ngân hấp thu không đáng kể qua đường tiêu hóa [khoảng 0,01% qua ruột khỏe mạnh], lượng thủy ngân trong nhiệt kế khá nhỏ, vài ngày sau thủy ngân sẽ bị đào thải ra ngoài mà không gây các triệu chứng ngộ độc nào. Trên thế giới, đã có nhiều trường hợp báo cáo trẻ em vô tình nuốt thủy ngân nhưng không bị ảnh hưởng gì.

Dù hấp thu rất ít qua đường tiêu hóa nhưng thủy ngân rất độc khi trẻ hít trực tiếp. Trong các tai nạn vỡ nhiệt kế thủy ngân, điều nguy hiểm nhất là thủy ngân phát tán ra không khí và được hít vào phổi. Trong một số trường hợp tiếp xúc với lượng thủy ngân lớn có thể gây ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Do hơi thủy ngân kích thích đường hô hấp nên có các triệu chứng ho, ho có đờm, khó thở, da tím tái. Thủy ngân xâm nhập qua da gây viêm da dị ứng, mẩn ngứa, thường gặp ở vùng mặt, cổ nách, đùi. Ở khoang miệng, lợi răng sưng đỏ, niêm mạc vỡ và xuất huyết. Một số bệnh nhân đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau mỏi toàn thân, mất ngủ, tinh thần hoảng loạn.

Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, thủy ngân sẽ trào ra, hình thành các hạt thủy ngân lăn tròn trên đất. Để tránh ngộ độc khi thủy ngân bốc hơi, điều quan trọng nhất là phải nhanh chóng đưa trẻ và người thân đến khu vực an toàn. Sau đó, thay quần áo cũ, đeo găng tay cao su, khẩu trang y tế và bắt đầu thu dọn thủy ngân.

Dùng que bông ướt hoặc giấy mỏng thu gom thủy ngân lại, cho các hạt thủy ngân vào lọ thủy tinh bịt kín. Động tác khi thu gom thủy ngân phải hết sức nhẹ nhàng để tránh các hạt thủy ngân phân li thành các hạt nhỏ hơn, gây khó khăn cho việc thu dọn.

Nếu có thể nên rắc một ít bột lưu huỳnh vì lưu huỳnh phản ứng với thủy ngân tạo thành hợp chất khó bốc hơi hơn. Nếu không có lưu huỳnh có thể thay bằng lòng đỏ trứng gà, cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Thu dọn xong phải mở hết cửa để khu vực thông thoáng trong vài giờ, sau đó mới có thể vào sinh hoạt như bình thường.

Sau khi thu hồi thủy ngân, lọ thủy tinh chứa thủy ngân phải được bịt kín, bọc nhiều lớp nylon, dán băng dính và ghi chú rõ bằng nhãn ở bên ngoài rồi mới để trong thùng rác phân loại. Tuyệt đối không được đổ thủy ngân đã thu dọn xuống các cống rãnh vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.

Quần áo đã dính thủy ngân nên loại bỏ, nếu muốn sử dụng trở lại phải giặt thật kỹ.

Đưa trẻ đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị khi trẻ nuốt, hít phải thủy ngân hoặc có dấu hiệu ngộ độc thủy ngân.

Để hạn chế nguy cơ ngộ độc thủy ngân trong nhiệt kế do nhiệt kế vỡ, phụ huynh không nên cho trẻ ngậm nhiệt kế. không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ đồ uống, thức ăn. Sau khi sử dụng nhiệt kế xong nên cất giữ nhiệt kế ở vị trí an toàn, tránh xa tầm với của trẻ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Đinh Văn Lộc - Bác sĩ Gây mê - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có hơn 23 năm kinh nghiệm công tác gây mê hồi sức.

Nhiệt kế là dụng cụ y tế được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trên thị trường các loại nhiệt kế được bày bán với nhiều mẫu mã và cách sử dụng khác nhau, trong đó bao gồm cả các loại nhiệt kế cho trẻ sơ sinh được thiết kế riêng biệt. Mỗi hộ gia đình đều nên sắm cho mình các loại nhiệt kế tốt và hiểu được cách sử dụng chúng để bảo vệ được sức khỏe của bản thân và những người thân yêu.

1. Nhiệt kế thủy ngân

Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế lâu đời nhất và còn là loại được sử dụng nhiều nhất ở các cơ sở y tế nước ta. Vị trí đo nhiệt độ được chọn khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân là nách, cho kết quả gần đúng với nhiệt độ bên trong cơ thể. Khi dùng, nhiệt kế cần được kẹp chặt ở hố nách sao cho đầu nhiệt kế tiếp xúc hoàn toàn với vùng da ở đỉnh nách.

Cần nhớ lau khô nách và vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân thấp xuống dưới mức 35,5 độ C. Kết quả được đọc sau ít nhất 5 phút đo. Thân nhiệt chính xác của cơ thể có được bằng cách cộng thêm 0,5 độ C vào kết quả đo được. Nhiệt kế thủy ngân cũng có thể được dùng để đo nhiệt độ ở hậu môn. Trước khi đo cần bôi trơn đầu nhiệt kế, sau đó đẩy trọn đầu nhiệt kế vào hậu môn, khoảng 2 - 3 cm, đọc kết quả sau khoảng 3 phút.

Nhiệt kế thủy ngân hiện đang được sử dụng nhiều tại các cơ sở y tế ở Việt Nam

Ưu điểm nổi trội của nhiệt kế thủy ngân là kết quả chính xác. Tuy nhiên, với cách thực hành đo phức tạp, nhiệt kế thủy ngân không dễ sử dụng cho tất cả mọi người, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kẹp chặt nhiệt kế đúng vị trí giữa hố nách liên tục trong vòng 5 phút là điều khó thực hiện ở trẻ con. Một tai nạn thường gặp khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân là vỡ nhiệt kế. Thủy ngân bên trong được giải phóng ra bên ngoài, có thể gây ngộ độc cho người sử dụng. Xử trí và dọn dẹp thủy ngân vương vãi là một kỹ năng cần có cho những người sử dụng nhiệt kế thủy ngân. Một vài lưu ý cần nhớ khi xử trí vỡ nhiệt kế như sau:

  • Cởi bỏ quần áo vấy bẩn, và rửa sạch tay bằng xà phòng
  • Tắt quạt và điều hòa để giảm lượng thủy ngân bay hơi
  • Đeo găng tay khi thu gom các hạt thủy ngân, tuyệt đối không dùng tay không
  • Sử dụng bông ướt để gạt các hạt thủy ngân vào một lọ thủy tinh có nắp đậy kín
  • Nếu có dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc thủy ngân, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử trí.

Các loại nhiệt kế điện tử hoạt động dựa vào cảm ứng nhiệt tại các vùng tiếp xúc với đầu nhiệt kế. Tùy theo vị trí đo nhiệt độ cơ thể ở miệng, nách, hậu môn hay tai mà các loại nhiệt kế điện tử được thiết kế với các hình dạng khác nhau.

Vị trí đo nhiệt độ thường dùng nhất là nách vì tính tiện dụng và dễ kẹp giữ nhiệt kế. Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên là hậu môn chính là vị trí đo nhiệt độ cơ thể chính xác nhất, thay vì nách như nhiều người lầm tưởng. Các loại nhiệt kế cho trẻ sơ sinh và các trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường được thiết kế phù hợp với vị trí đo nhiệt độ tại vùng hậu môn. Sau khi đo, cần vệ sinh sạch sẽ nhiệt kế để dùng cho lần sau. Ngược lại, các loại nhiệt kế điện tử sử dụng cho trẻ lớn và người lớn thường được dùng để đo nhiệt độ ở miệng. Khi đó, đầu nhiệt kế nên đặt dưới lưỡi và người được đo cần ngậm chặt miệng. Chỉ nên đo nhiệt độ ở miệng sau khi ăn uống khoảng 15 phút để hạn chế sai số. Lưu ý, không sử dụng nhiệt kế đo ở miệng để đo nhiệt độ ở hậu môn và ngược lại.

Nhiệt kế điện tử

Hiện nay, trên thị trường có bán các loại nhiệt kế điện tử cho trẻ sơ sinh dùng để đo nhiệt độ ở miệng. Các loại nhiệt kế điện tử này có dạng hình núm vú để đánh lừa trẻ, trẻ nhỏ không nhận ra là đang được tiến hành đo nhiệt độ nên không quấy khóc và nhiệt độ đo được chính xác, khách quan hơn. Tuy nhiên, loại nhiệt kế với thiết kế đặc biệt này không hẳn được xem là một trong các loại nhiệt kế tốt vì cho kết quả không chính xác như những loại khác và cần nhiều phút để đọc kết quả.

So với nhiệt kế thủy ngân, các loại nhiệt kế điện tử ra đời muộn hơn nhưng được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn. Thời gian cần để có thể đọc được nhiệt độ cơ thể khi sử dụng nhiệt kế điện tử chỉ khoảng tầm một phút, ngắn hơn so với khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân. Các loại nhiệt kế điện tử an toàn hơn, và phù hợp với mọi đối tượng ở những lứa tuổi khác nhau, bao gồm cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiệt độ cơ thể đo bằng các loại nhiệt kế điện tử không khác biệt đáng kể so với nhiệt kế thủy ngân.

3. Nhiệt kế hồng ngoại

Nhiệt kế hồng ngoại là loại nhiệt kế tốn ít thời gian đo nhất, chỉ khoảng 3 giây. Loại nhiệt kế này thường được dùng để đo nhiệt độ ở tai và trán.

Nhiệt kế hồng ngoại

Nhiệt kế hồng ngoại đo nhiệt độ ở tai có thể sử dụng cho mọi đối tượng, nhất là trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi, không khiến trẻ quấy khóc vì không gây cảm giác khó chịu. Loại nhiệt kế hồng ngoại này không được khuyến cáo dùng ở trẻ sơ sinh và kết quả đo được bị ảnh hưởng khi có ráy tai. Khi đo chỉ cần đưa đầu nhiệt kế vào bên trong ống tai và ấn nút đo, kết quả sẽ hiển thị sau vài giây.

Nhiệt kế hồng ngoại ở trán thường hay được đặt ở vị trí tương ứng động mạch thái dương. Đưa nhiệt kế tiếp xúc với vùng giữa của trán và rà nhiệt kế ra ngoài về phía vùng thái dương để tìm đỉnh nhiệt độ cao nhất. Thời gian đo rất nhanh, chỉ trong vòng khoảng vài giây và cho nhiệt độ chính xác tương đương với nhiệt kế điện tử đo tại hậu môn. Giá thành còn khá cao là khuyết điểm duy nhất của loại nhiệt kế này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thủy ngân trong nhiệt kế nguy hiểm như thế nào?

Trong các tai nạn vỡ nhiệt kế thủy ngân, điều nguy hiểm nhất là thủy ngân phát tán ra không khí và được hít vào phổi. Khi xâm nhập vào phổi, thủy ngân sẽ qua màng phế nang vào máu đến các cơ quan chức năng như thận, gan lách, hệ thần kinh trung ương gây viêm phổi nặng, mất trí nhớ, lơ mơ, co giật, nôn ói, viêm ruột.

Tai sao lại dùng thủy ngân trong nhiệt kế?

Đây là loại nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ cơ thể, bên trong có chứa thủy ngân - một chất có khả năng giãn nở khi xảy ra sự gia tăng nhiệt độ. Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ -39 độ C [vì nó làm thủy ngân hóa rắn] hoặc trên 356.7 độ C [vì đây là điểm sôi của thủy ngân].

Thủy ngân trong nhiệt kế bay hơi bao lâu?

Với diện tích khoảng 1m2 thì trong vòng 1 tiếng sẽ bay hơi khoảng 0,002mg thủy ngân. Như vậy, để lượng thủy ngân trong nhiệt kế vỡ bay hơi hết thì cần tối thiểu là 3 năm. Tuy nhiên nếu không gian nơi đó thoáng và nhiệt độ không khí cao thì thời gian bay hơi sẽ được rút ngắn lại hơn.

Thủy ngân tồn tai trong không khí bao lâu?

Ở Việt Nam, giới hạn thủy ngân trong không khí vùng làm việc do Bộ Y tế quy định như sau: Thủy ngân hữu cơ: Trung bình 8 giờ [TWA] 0,01mg/m3; Từng lần tối đa [STEL] 0,03mg/m3.

Chủ Đề