Thuyết trình về văn học dân gian Việt Nam

Thuyết trình về văn học dân gian Việt Nam

I. Dàn ý thuyết minh văn học dân gian Việt Nam

1. Dàn ý sơ lược

Mở bài:

Giới thiệu khái quát về ca dao Việt Nam

Thân bài:

– Trình bày định nghĩa về ca dao

– Giới thiệu những đặc điểm của ca dao

– Giới thiệu những nội dung lớn của ca dao Việt Nam.

– Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật của ca dao Việt Nam.

– Đánh giá về vai trò và tác dụng của ca dao Việt Nam trong nền văn học của dân tộc và trong đời sống mọi người.

Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của ca dao.

2. Dàn ý chi tiết

Mở bài:

– Ca dao được coi là thơ trữ tình dân gian nhằm diễn tả thế giới nội tâm phong phú của con người.

– Ca dao là thơ của vạn nhà, tấm gương soi của tâm hồn dân tộc.

Thân bài:

– Trình bày định nghĩa về ca dao.

– Giới thiệu những đặc điểm của ca dao:

+ Ca dao (hay được gọi là thơ trữ tình – trò chuyện) diễn tả đời sống nội tâm của và con người trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.

+ Đề tài phản ánh của ca dao rất rộng bao gồm ca dao nghi lễ – phong tục, ca dao gắn liền với sinh hoạt gia đình, ca dao gắn với sinh hoạt cộng đồng.

+ Một số kiểu nhân vật trữ tình của ca dao là: người mẹ, người vợ, người con (trong quan hệ gia đình), chàng trai – cô gái (trong quan hệ tình yêu), người phụ nữ, người dân thường (trong quan hệ xã hội).

+ Những tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình và cách thể hiện thế giới nội tâm của kiểu nhân vật này đều mang tính chung, phù hợp với lứa tuổi, gia đình, nghề nghiệp,…

+ Xét về hình thức diễn xướng, ca dao có hai hình thức cơ bản nhất là hát cuộc và hát lẻ.

– Giới thiệu những nội dung lớn của ca dao Việt Nam:

+ Ca dao phản ánh những tình cảm cao đẹp, yêu thương tình nghĩa của con người trong các mối quan hệ. Đó là tình cảm gia đình (tình cảm cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ, vợ chồng), tình cảm xã hội (tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm với lao động sản xuất con người,…).

+ Ca dao là tiếng hát than thân của con người về những nỗi khổ trong cuộc sống mà chủ yếu là nỗi khổ của người phụ nữ. Bên cạnh đó, ca dao là tiếng nói phản ánh chống lại cường quyền (vua, quan) và những hủ tục gây nhiều nỗi khổ cho con người (như tục ma chay, tục cưới hỏi,…).

+ Ca dao trào phúng là tiếng cười phê phán những thói hư tật xấu, những tính cách xấu của con người.

– Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật của ca dao:

+ Ca dao chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể (90% ca dao sưu tầm được). Trong ca dao còn có các thể thơ khác như song thất lục bát, vãn bốn, vãn năm.

+ Ca dao rất giàu biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ và đặc biệt rất nhiều hình ảnh biểu tượng được sử dụng.

+ Ca dao thường xuất hiện với những hình thức lặp lại: lặp kết cấu, lặp hình thức mở đầu là một dòng thơ hay cụm từ, từ; lặp hình ảnh. Cho nên, khi phân tích ca dao, phải xuất phát từ những hình thức lặp đó.

+ Ngôn từ ca dao thường trong sáng, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, đậm đà màu sắc dân tộc và địa phương.

– Đánh giá về vai trò và tác dụng của ca dao:

+ Ca dao được coi là cây đàn muôn điệu của tâm hồn dân tộc. Ca dao giúp a hiểu về tâm hồn, tính cách, lối sống.

+ Ca dao còn là kho tang kinh nghiệm quý báu để chúng ta ứng dụng trong đời sống với nhiều bài học đạo đức, bài học kinh nghiệm…

+ Ca dao là nguồn tư liệu quý giá để các nhà thơ nhà văn sau này học tập và sử dụng một cách sáng tạo (mượn biểu tượng, thi liệu, cách diễn đạt…).

Kết bài:

Ca dao cho ta bắt gặp “tất cả những khởi đầu thơ ca, cuộc du ngoạn trong tâm hồn nhân dân” ?(Giéc – xen). Bởi thế, ca dao sẽ là thể loại còn sống mãi với thời gian.

3. Yêu cầu

Làm đúng với yêu cầu của một bài văn thuyết minh, trình bày sạch đẹp, mạch lạc, logic.

II. Bài viết tham khảo

Đất nước chúng tôi tuy vô cùng nhỏ bé song dân tộc chúng tôi rất tự hào với truyền thống văn hoá mà cha ông bao thế hệ đã tích tụ và truyền lại cho chúng tôi. Trong nền văn hoá dân gian đó có một bộ phận rất quan trọng đó là văn học dân gian. Những tác phẩm văn học dân gian ấy là nơi “Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”. Do điều kiện lịch sử xã hội, do quan niệm thẩm mĩ và đặc điểm văn hoá riêng chúng tôi không có được những bộ sử thi đồ sộ như Ramayana, Ôđixê… song chúng tôi cũng rất đỗi tự hào với kho báu văn học dân gian vô cùng đa dạng, phong phú và vô cùng quý giá của chúng tôi.

Văn học dân gian cho chúng tôi những lời ru ngọt ngào từ thủa còn nằm nôi. Đó là ca dao, một bộ phận quan trọng làm nên nền vănhọc và văn hoá dân gian của dân tộc. Ca dao không chỉ là khúc hát du dương đưa em thơ và giấc ngủ mà đó còn là những câu nói hàm súc chứa đựng bao lời khuyên dạy về đạo lí làm người, những bài học nhân sinh. Ví dụ:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Rất nhiều nét văn hoá của dân tộc có lúc có nơi bị ai đó coi là xa lạ, thì chúng tôi lại tìm thấy trong truyện dân gian Việt Nam. Truyện dân gian là nơi thể hiện và lưu giữ những tư tưởng nhân sinh cao cả của người xưa như “ở hiền gặp lành”, “người ngay thì được Phật Tiên độ trì”, là nơi gửi gắm một niềm tin bất diệt “cái Thiện luôn chiến thắng cái ác”.

Tục ngữ lại là nơi chứa đựng những đúc kết kinh nghiệm sản xuất, những triết lí về cuộc sống, những thái độ ứng xử, quan niệm về cuộc sống… Mỗi thế hệ góp thêm một phần và cho đến nay, dân tộc tôi đã có một kho tàng tục ngữ rất đáng tự hào. Các bạn có thể tìm thấy rất nhiều điều hay trong những câu nói rất ngắn gọn, mộc mạc, gần gụi mà có những ý nghĩa rất sâu xa của cha ông chúng tôi. Đó là “Không Thầy đố mày làm nên”,”Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn”…

Truyện cười dân gian sẽ mang đến cho các bạn những phút giây thư giãn vô cùng bổ ích. Bằng những câu chuyện vui kể về những tình huống rất đời thường, truyện cười không chỉ

có tác dụng giải trí mà ý nghĩa sâu xa hơn còn là những lời khuyên răn, những bài học làm người, châm biếm thói hư tật xấu trong xã hội, những tính xấu của con người. Truyện cười phần lớn hướng đến mục đích phê phán và châm biếm cái xấu…

Các dân tộc thiểu số ở miền núi thì có truyện thơ, người Tây Nguyên thì có các pho sử thi kể một cách đầy tự hào về các anh hùng dân tộc và ca ngợi sức mạnh cộng đồng…

Chúng tôi rất tự hào về kho tàng văn học dân gian của dân tộc mình. Bởi văn học dân gian giúp cho chúng tôi hiểu dân tộc mình hơn và tự hào với những gì cha ông đã để lại cho chúng tôi.

Sưu tầm

Like nhé:

Nhận xét

Thuyết minh về văn học dân gian Việt Nam cho đoàn học sinh nước ngoài đến thăm trường em

Chào mừng các bạn đã đến với đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng tôi!

Đến với Việt Nam, các bạn đang đến với một đất nước có nền văn hóa lâu đời. Các bạn sẽ được tiếp xúc với nền văn học dân gian đặc sắc của các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Người Việt Nam luôn tự hào vì nền văn học dân gian độc đáo của mình, vì nó phản ánh vẻ đẹp của tâm hồn con người Việt.

Thưa các bạn!Truyện thần thoại Việt Nam kể rằng, các dân tộc Việt Nam đều có nguồn gốc từ những đứa con được sinh ra trong bọc trứng. 

Người bố là Lạc Long Quân thuộc họ nhà Rồng, người mẹ là Âu Cơ thuộc họ nhà Chim, tức giống Tiên. Cho nên, người Việt Nam luôn tự hào mình là “con Rồng cháu Tiên”.

 Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã luôn vươn lên để chiến thắng thiên nhiên, điều đó được ghi lại trong truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh. Sơn Tinh là vị thần của núi rừng; còn Thủy Tinh là vị thần trị vì sông nước. 

Nhân dân Việt Nam còn luôn phải đương đầu với các thế hệ ngoại xâm để bảo vệ quốc gia, lãnh thổ. Điều đó đã được phản ánh trong truyện Thánh Gióng, một cậu bé lên ba không biết nói biết cười bỗng ngồi bật dậy, trở thành tráng sĩ, nhờ ngựa sắt, giáp sắt, nón sắt, gậy sắt, đánh tan lũ giặc.

  •  Bàn luận về phép học
  •  Viết đoạn văn trình bày luận điểm

Các truyền thuyết như Sự tích bánh chưng bánh dày, Sự tích dưa hấu, Sự tích trầu cau... đã cho thấy dân tộc Việt Nam từ thời Hùng Vương đã có nền văn minh rất phát triển. Rồi đất nước Việt Nam phải trải qua thời kì bi ai của lịch sử. Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thủy phản ánh tấn bi kịch mất nước, mở đầu thời kì một ngàn năm Bắc thuộc... Văn học dân gian Việt Nam còn có một kho tàng truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn hết sức phong phú. Nhân dân Việt Nam đã thổi trí tưởng tượng vào các nhân vật cô Tấm, Thạch Sanh., hun đúc thành những nhân vật tiêu biểu cho tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam. Cô Tấm xinh đẹp, hiền thục nết na, dù phải trải qua bao thất bại cay đắng nhưng cuối cùng, nhờ Tiên Phật giúp đỡ, cũng chiến thắng mẹ con nhà Cám độc ác và trở thành hoàng hậu. Thạch Sanh tài năng, trung hậu, dẫu trải qua trăm nghìn nỗi cực khổ gian truân, cuối cùng vẫn chiến thắng Lí Thông, một kẻ gian xảo, quỷ quyệt tham lam, độc ác. Thạch Sanh được Viện Vương gả công chúa và truyền ngôi cho. 

Đến với Việt Nam, ngoài những pho truyện cổ tích li kì, bạn còn được nghe cả một rừng cười (người Việt Nam gọi truyện cười là “tiếu lâm”, nghĩa là “rừng cười”). Rồi bạn sẽ được tiếp xúc với cả “rừng” ngụ ngôn đầy chất trí tuệ hóm hỉnh.

 Chưa hết, văn học dân gian Việt Nam còn có một kho tàng ca dao - dân ca, tục ngữ... vô cùng phong phú. Những bài ca dao được sáng tác, lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đó là lời hát giao duyên ngọt ngào, tình tứ của vùng quê Kinh Bắc, lời ca ấm áp, mặn nồng, dịu ngọt của xứ sở miền trung, hay lời ca sầu thảm cất lên từ Đồng Tháp Mười. Khắp các miền thôn quê, đâu đâu cũng có lời ca tiếng hát, thể hiện cuộc sống nội tam, cùng các sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Việt Nam thật là phong phú và sâu sắc. 

Thưa các bạn! Tục ngữ Việt Nam có câu: “Đi một ngày đường học một sàng khôn”. Các bạn đã vượt cả ngàn dặm đường tới đây, hi vọng sẽ học được nhiều “sàng khôn”, tức học được kho tàng văn hóa văn học dân gian của người Việt.

 

Chúc các bạn hạnh phúc và thành công!