Tiêm cho chó ở đâu

Các bạn search trên google để tìm địa điểm: tiêm phòng cho chó ở đâu? Thì kết quả tìm kiếm trên các trang mạng thường giới thiệu cho các bạn về: các loại vaccine, quy trình tiêm phòng vaccine, các phòng khám thú y, mua và bán vaccine,…Ở đây mình xin chia sẻ một điều rất đơn giản: nơi tiêm phòng cho chó ở TpHCM tốt nhất chính là nhà của bạn. Thật thú vị đúng không? Một môi trường hoàn hảo, thân thiện và đầy tình thương.

VÌ SAO TIÊM PHÒNG CHO CHÓ TỐT NHẤT LÀ Ở TẠI NHÀ?

Các bạn muốn chó của mình được khỏe mạnh, tránh các bệnh nguy hiểm thường gặp trên chó. Bạn đang tìm hiểu kiến thức về tiêm phòng để phòng tránh các bệnh cho chúng. Nên các bạn chọn tiêm phòng là một lựa chọn: Quá tuyệt vời! Phòng bệnh tiết kiệm rất nhiều chi phí điều trị. Khi nuôi chú chó, bạn đang quan tâm sức khỏe của chúng. Thời gian ban đầu chú chó về nhà các bạn chăm sóc chúng rất kĩ lưỡng. Chọn cho chúng không gian tốt, môi trường tốt, có bạn còn mua chuồng lưu giữ chó, mua khay đựng thức ăn, bình nước,… Để tránh cho chúng đi vào khu vực không an toàn khác.

Nhưng tại sao tiêm phòng cho chó ở nhà là tốt nhất, vì những lí do sau đây:

  1. Đa số chủ nuôi chó đem chó ra phòng khám là để điều trị bệnh. Phòng khám thú y chính là nơi chuyên khám và điều trị bệnh. Do đó mật độ mầm bệnh tồn tại trong phòng khám là rất cao. Trên bàn khám bệnh bạn có chắc chắn sự vô trùng tuyệt đối. Hay các chất tiết của chó bệnh còn vươn vãi ở đâu đó? Trên quần áo, sàn nhà, dây buột chó, chuồng lưu chó,… Bạn có biết? Bàn khám bệnh thường dùng làm nơi truyền dịch điều trị bệnh cho chó?

    Điều trị chó tại phòng khám

  1. Khi tiêm phòng vaccine cho chó ở dưới da. Thì phải mất ít nhất 21 ngày, hệ thống miễn dịch cơ thể chó mới tạo ra kháng thể bảo hộ. Có nghĩa, sau khi bạn tiêm mũi đầu tiên cho chó con cần phải có thời gian để hình thành kháng thể. Trong khoảng thời gian này, chó tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh thì chó con vẫn bị nhiễm bệnh. Sau khi chó được tiêm vaccine nên có chỗ an toàn cách ly với tác nhân gây bệnh.

    Tiêm phòng vaccine

  2. Nơi bạn sắp xếp chỗ ở của chó con trong ngôi nhà của bạn. Chính là khu vực hoạt động quen thuộc của chúng.  Chúng sẽ tránh được yếu tố gây stress do môi trường gây ra. Bạn có để ý thấy rằng: Chó thường đem đến phòng khám hay có dấu hiệu sợ sệt không? Là do tại phòng khám có nhiều mùi của những con chó khác do chúng để lại như: nước tiểu, dịch tiết,…Ở trong phòng khám đó. Điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý của chú chó khi đang tiêm vaccine.

    Chó bị stress tại phòng khám

DỊCH VỤ TIÊM PHÒNG CHO CHÓ Ở TPHCM

Mình có viết bài chia sẻ cách tiêm phòng và tẩy giun cho chó tại nhà. Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây nhé!

Nếu có điều kiện hơn bạn nên sử dụng dịch vụ tiêm phòng tại nhà của các phòng khám thú y có uy tín. Thường phòng khám thú y nào cũng có người đến nhà để điều trị. Theo mình biết ở TpHCM có dịch vụ tiêm phòng tại nhà. Nhưng chưa thực sự mang tính phục vụ các bạn. Đa số các chủ nuôi đều phải đem chó ra phòng khám để tiêm phòng.

Chia sẻ ước mơ chăm sóc thú cưng

Có một chị tên Trinh, chị ở Quận 2. Chị là doanh nhân chuyên kinh doanh về tranh cẩn trứng. Tranh của chị thường làm quà tặng cho các doanh nghiệp. Trong một dịp tình cờ, chị có chia sẻ nhà chị nuôi 6 con chó. Chị tập trung vào việc kinh doanh nên chưa có thời gian quan tâm chăm sóc đến sức khỏe của chúng. Qua trao đổi, chị khuyên mình nên làm dịch vụ tiêm phòng chăm sóc tại nhà. Mình thấy rất hợp lí, vì thấy giống câu chuyện đã xảy ra với mình.

Chị Trinh và sản phẩm cẩn trứng

Biến cố cuộc đời

Câu chuyện xảy ra vào 08/2018. Con chó Na nhà mình mang thai, bỏ ăn 3 ngày. Lúc đó mình chỉ tập trung chạy doanh số bán hàng cho công ty. Mỗi buổi sáng, mình đều truyền dịch cho con Na, sau đó đi làm để lại cho người nhà chăm sóc. Đến tối mình đi làm về lại tiếp tục truyền dịch tiếp.

Trong thời gian đó, mình hỏi bạn bè làm chủ phòng khám để lên phương án điều trị. Các bạn của mình khuyên nên đem đi siêu âm. Xem mức độ ảnh hưởng của chó con trong bụng như thế nào? Kết quả: con Na kiệt sức, chết trước khi mình đem đi siêu âm.

Tháng đó mình đứng đầu top sales của công ty. Nhưng trong lòng bị tổn thương, cảm thấy tội lỗi, trống vắng và hối hận. Khi đem con Na đi thiêu, mình nhìn nó lần cuối và tự hỏi: trách nhiệm đó thuộc về ai?

Thời gian 3 năm làm nhân viên bán hàng thuốc thú y Virbac giúp cho mình có cuộc sống rất tốt. Nhưng thời gian bán hàng không giúp mình củng cố kiến thức về chó, mèo… Sau biến cố, mỗi ngày mình càng ấm ủ ước mơ chăm sóc sức khỏe cho những con chó khác tốt hơn. Để không xảy trường hợp giống như mình. Ngày 19/12/2018 mình nộp đơn xin nghỉ việc ở công ty.

Biến ước mơ thành hành động

Từ nỗi đau, từ con trai 3 tuổi hay hỏi lí do ”Sao con chó Na nhà mình chết vậy Ba”. Mỗi lần con trai hỏi như vậy, mình cảm thấy nhói ở trong lòng. Khi đó mình mới nhận ra rằng, mình thật sự thiếu kiến thức chăm sóc thú cưng. Dựa vào mối quan hệ bạn bè, thầy cô mình tìm kiếm các tài liệu liên quan chó, mèo để học hỏi.

Mình tự gắn cho mình sứ mệnh: làm dịch vụ chăm sóc sức khỏe thú cưng [chó, mèo] tại TpHCM. Với mục tiêu đặt ra đạt 5.000 con/năm. Để làm được điều đó mình phải trở thành chuyên gia chăm sóc thú cưng tốt nhất tại TpHCM.

Các bạn hãy cùng đồng hành với mình để chăm sóc tốt thú cưng của bạn nhé!

Bài viết này mình đã mở cho bạn bức tranh để trả lời câu hỏi: “tiêm phòng cho chó ở đâu tốt nhất ?”

Với thông điệp “Gia đình là nơi an toàn nhất, hạnh phúc nhất khi ta ở cùng nhau”.

Bài viết số: 06

BSTY – Hồ Minh Hoàng

Bài viết liên quan: CÓ NÊN TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON MỚI ĐẺ

Bài viết liên quan: NHỮNG LƯU Ý KHI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ

Bài viết liên quan: KỸ THUẬT TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON

Petaha.com

Hominhhoang.com

Những chú chó cưng của bạn không thể tránh khỏi việc mắc bệnh và bị ốm. Không những vậy việc các bạn chó cảnh bị ốm còn xảy ra khá thường xuyên nhất là khi cún dưới 2 tuổi. Chính vì vậy chủ nuôi cần nắm được cách tiêm cho chó và cách cho chó uống thuốc. Để bạn có thể sẵn sàng chăm sóc những người bạn bốn chân của mình bất cứ khi nào các bé ấy ốm. Nếu bạn còn chưa biết về những kiến thức này thì hãy cùng dogily.vn tìm hiểu nhé.

Cách tiêm chó

Người chủ nào cũng muốn chú chó của mình luôn khỏe mạnh nhưng việc các bạn ấy bị ốm là điều không thể tránh khỏi. Vậy nên các bạn yêu chó cần nắm được những cách chăm sóc chó cơ bản, kể cả cách tiêm thuốc cho chó.

Tại sao bạn nên biết cách tiêm cho chó

Có một số lợi ích của việc học cách tiêm chó mà người nuôi chó nào cũng cần biết

  • Cún con thường hay mắc bệnh vặt nên cần được chữa trị. Việc tự tiêm cho chó sẽ giúp bạn giảm kha khá chi phí khi tới bác sĩ thú y.
  • Tiêm vacxin phòng bệnh cho cún là một việc đòi hỏi thời gian. Bởi bạn cần đưa các bé ấy đi tiêm nhắc lại định kỳ vài lần mới hoàn thành một loại thuốc. Nếu bạn biết cách tiêm cho chó bạn sẽ không phải đi đi lại lại nhiều lần tới những cơ sở khám bệnh cho bé.
Cách tiêm cho chó
  • Nếu bé cún của bạn bị những bệnh mãn tính hoặc cần điều trị lâu dài thì việc tự tiêm sẽ làm giải pháp tiết kiệm hơn nhiều. Vì số lượng lần tiêm sẽ khá nhiều và thời gian tiêm cũng có thể đến vài tháng thậm chí cả năm.

Những trường hợp thích hợp cho việc tự tiêm cho chó

Tuy việc tự tiêm cho chó khá tiện lợi nhưng không phải trường hợp nào bạn cũng có thể tự xử lý việc này ở nhà. Bạn chỉ nên tự tiêm cho chó khi

  • Cún của bạn đang trong tình trạng nguy cấp hay bệnh nặng. Các bé cần phải có thuốc ngay lập tức và bạn không thể di chuyển kịp đến cơ sở thú y
  • Trường hợp các bé bị trúng độc như ăn phải bả hoặc cóc độc… Khi đó bạn nên đến cơ sở bán thuốc tây để mua ngay thuốc giải để tiêm cho chó
  • Trường hợp tiêm vacxin nhắc lại theo chỉ định của bác sĩ thú y.
  • Tiêm thuốc chữa bệnh định kỳ cho cún theo đơn khám bệnh và chỉ dẫn của bác sĩ thú ý.

Còn trong những trường hợp mà bạn không nắm rõ và chưa được hướng dẫn thì bạn không nên tự ý tiêm chó. cách tiêm phòng cho chó không khó nhưng những mũi đầu tiên bạn nên đưa bé ấy đến cơ sở y tế. Rồi chỉ tự mình thực hiện những mũi nhắc lại.

Hướng dẫn cơ bản về cách tiêm chó

Để học về cách tiêm cho chó, bạn cần biết cả về cách chọn kim tiêm và các kỹ thuật liên quan. Khi tìm hiểu đầy đủ về những kĩ thuật đó bạn sẽ thấy việc chích ngừa cho chó rất dễ dàng.

Cách chọn kim tiêm phù hợp với chú chó của bạn

Việc chọn kim tiêm khá quan trọng trong huong dan chich ngừa cho chó. Bởi nếu bạn chọn kim tiêm không đúng với kích cỡ cún sẽ khiến các bé bị đau. Bạn có thể tìm mua những bơm kim tiêm này ở hiệu thuốc và xin tư vấn.

Các loại bơm tiêm cho chó

Nếu các bé chó của bạn có trọng lượng dưới 2kg thì bơm tiêm 1cc sẽ là sự lựa chọn phụ hợp. Bới ống tiêm này là loại nhỏ nhất. Chứa vừa đủ lượng thuốc cho bạn cún của bạn và cũng không quá to để khiến các bạn cún bị đau.

Còn với những bạn chó nặng hơn, khoảng tầm 2 – 4 kg thì bạn có thể lựa chọn giữa ống 1cc và 3cc. Tùy theo mục đích, lượng thuốc và thân hình của từng bé cún mà bạn có thể linh hoạt lựa chọn. Với những bạn chó lớn hơn nữa thì bạn có thể lựa chọn giữa hai loại bơm tiêm 3 -5 cc.

Hướng dẫn cầm kim tiêm đúng cách

Để tiêm được cho cún bạn cần phải cầm chắc kim tiêm. Đặc biệt lưu ý ở đầu kim tiêm luôn có dạng nhọn vát chéo. Bạn nên đưa đầu nhọn để tiêm cho chó, tức là không để mặt hở úp xuống. Vì điều này có thể dẫn đến việc kẹt thuốc trong kim tiêm. Khi đó bạn sẽ không thể tiêm cho cún và ống tiêm bị cứng lại. Chỉ cần một tác động nhẹ từ cún như giãy giụa cũng sẽ làm ống tiêm gãy và gây đau đớn cho cún.

Khi bạn cho ông tiêm vào lọ để rút thuốc. Bạn nên chú ý rút hết thuốc vào trong bơm tiêm, tránh để thuốc đọng lại ở kim tiêm. Bạn cũng nên búng nhẹ để khi ở ống tiêm bay ra ngoài. Đảm bảo trong bơm tiêm chỉ còn lại thuốc.

Lưu ý về việc giữ chó khi tiêm

Các bạn chó luôn là một là một loài động vật hiếu động và có tính cảnh giác cao. Chính vì vậy khi tiêm, các bạn ấy sẽ thường nhảy chồm lên, giãy dụa và cố gắng chạy thoát. Nên khi tiêm cho chó bạn cần ít nhất 2 người – một để tiêm và một để giữ các bạn chó. Việc các bạn chó không đứng yên khi tiêm có thể gây vỡ ven và đau đớn nên bạn nên chú ý.

Có hai cách để giữ chó khi tiêm. Cách thứ nhất là một tay giữ gáy chó, một tay ôm các bạn ấy. Trong lúc bạn đang giữ cún thì nên nói chuyện và xoa nhẹ nhàng các bạn ấy để các bạn ấy bị phân tâm. Điều này sẽ giúp các bạn ấy ổn định hơn và tránh hoảng sợ.

Giữ chó khi tiêm

Bạn cũng có thể thử cách thứ 2 là bồng chó lên bằng cách bế xốc chó ở nách. Bạn có thể bế bổng để chân bé không chạm đất. Ngoài ra bạn cũng có thể thử để bé tự đứng bằng hai chân sau và ôm lên đùi bạn.

Dù bạn giữ cún theo cách nào thì cũng nên chú ý nhẹ nhàng và thể hiện yêu thương. Điều này sẽ giúp ích những người bạn bốn chân của bạn khá nhiều. Và bạn cũng nên nhớ đeo rọ mõm cho cún. Vì dù các bạn ấy có hiền đến đâu nhưng khi bị hoảng thì cũng không tránh được việc gắt gỏng.

Các đường tiêm cho chó

Cách tiêm cho chó được phân ra thành các loại khác nhau theo các đường tiêm cho chó. Thông thường có 3 đường chính nếu bạn muốn tiêm cho chó.

Cách tiêm dưới da

Vị trí tiêm dưới da được nhắc tới đầu tiên vì đây là một phương pháp cực kì phổ biến. Có thể coi là phổ biến nhất và cũng dễ thực hiện nhất. cách tiêm phòng cho chó con cũng có thể áp dụng tiêm dưới da vì vị trí này vừa an toàn vừa hiệu quả.

Bạn có thể áp dụng cách tiêm cho chó dưới da bằng cách vỗ kéo nhẹ nhàng phần da ở hông, cách sống lưng một đoạn. Sau khi kéo được phần da ra và bạn cảm thấy như có khoảng trống ở giữa thì có thể nhẹ nhàng tiêm cho cún. Kim tiêm nên đi vào giữa 2 lớp da theo góc 45o.

Bạn chỉ nên đâm hết phần vát chéo của đầu kim tiêm chứ không cần đẩy hết phần kim tiêm vào  trong da. Khi tiêm các bạn cần lưu ý bơm hết thuốc. Và không nên hoảng sợ khi thấy cún chảy máu. Bởi dưới lớp da của các bạn cún có rất nhiều mạch máu li ti nên việc bạn đâm phải mạch máu của cún là bình thường. Bạn cần lấy gạc lau máu cho cún và băng vào là ổn.

Sau khi tiêm bạn cũng nên vỗ và xoa nhẹ khu vực tiêm để thuốc tan ra nhanh. Nhưng chú ý nhẹ nhàng để tránh gây đau đớn tới cún cưng nhé. kỹ thuật tiêm dưới da bụng khá phức tạp nên bạn không nên tự thử nếu không có chuyên môn về cách tiêm vacxin cho chó nhé.

Hướng dẫn vị trí tiêm bắp

Các vị trí tiêm bắp thường là một thử thách đối với người nuôi chó không có kỹ năng chuyên nghiệp trong việc tiêm chó. Vì cách tiêm bắp rất khó nếu bạn không được đào tạo và không dạn người. Việc tiêm hỏng gây ra nhiều hậu quả không tốt nên bạn cần cân nhắc nếu muốn tiem bap.

Cách tiêm cho chó ở bắp thường được thực hiện ở bắp chân trước hoặc bắp thịt ở hai bên hông thay cho việc tiêm bắp sau. Bới tiêm bắp sau hay vị trí tiêm mông thường khiến cún của bạn phải chịu cảm giác đau buốt.

Vị trí tiêm bắp

Để tiêm bắp bạn cần đưa mũi tiêm vào vị trí bắp của cún sau đó đưa sâu cả đầu kim tiêm vào bắp thịt. Tuy nhiên kỹ thuật tiêm mông này khá rủi ro bởi bạn có thể tiêm vào gân và xương khiến chú cún phải đối mặt với nguy cơ bị tê liệt phần cơ bắp đó. Vì vậy bạn không nên tự thử cách xác định vị trí tiêm mông mà nên để những người có chuyên môn thực hiện.

Cách tiêm cho chó ở ven

Đây là cách tiêm thậm chí còn khó hơn cả việc tiêm ở bắp. Những nơi thường dùng để lấy ven là vị trí bốn chân. Nhưng điều quan trọng là bạn phải tìm được ven để tiêm xuôi theo chiều tĩnh mạch. Nếu tiêm sai vị trí sẽ dẫn đến vỡ ven và làm chỗ tiêm hỏng sưng phù lên. Chú chó của bạn sẽ bị đau nhiều và bạn sẽ phải tìm ven khác để tiêm.

Cách tiêm cho chó ở ven thường không được khuyến khích thực hiện bởi người không có chuyên môn. Bạn nên đưa cún đến cơ sở y tế để được bác sĩ tiêm tránh sai sót. Đặc biệt không nên thử chích ngừa cho chó con bằng chích ven.

Cách cho chó uống thuốc

Khi chữa bệnh cho cún cưng, công việc của bạn không chỉ dừng lại ở tiêm mà còn bao gồm cả việc cho cún uống thuốc. Việc kết hợp giữa uống thuốc và tiêm sẽ khiến cún nhanh khỏi bệnh hơn nhiều. Việc cho chó uống thuốc cũng không hề đơn giản đâu nhé. Bạn sẽ phải để ý tránh chó nhè hoặc hóc thuốc.

Cho chó uống thuốc bằng tay

Kỹ thuật cho chó uống thuốc bằng tay áp dụng với loại thuốc viên nén hoặc con nhộng. Bạn có thể cho cún thuốc tránh thai cho chó theo hình thức này thay vì tiêm.

Để đến gần chỗ cún và cho bé ngồi xuống ngoan ngoãn. Bạn có thể dùng tay để mở miệng cún và đưa viên thuốc vào. Động tác này phải diễn ra trong thời gian nhanh để cún không nhổ thuốc nên có thể coi như ném thuốc. Bạn nên ném sao cho thuốc rơi vào vị trí cuống họng để chó nuốt nhanh.

Cách cho chó uống thuốc viên

Dù đưa thuốc vào miệng cún nhanh nhưng phải đảm bảo cún không bị nghẹn. Sau đó bạn phải dùng bay giữ mõm cún để các bé ấy không nhổ được thuốc ra. Tay còn lại bạn hãy nhẹ nhàng vuốt ve để cún xuôi và bình tĩnh nuốt thuốc. cách thuốc chó trôi xuống khá dễ dàng nên chỉ một lúc các bé sẽ nuốt.

Dấu hiệu cún nhà bạn đã uống thuốc là thấy chó liếm mép. Khi đó bạn nên động viên và thương cho cún để khích lệ bé. Sau vài lần bé sẽ quen và uống ngoan hơn lần trước.

Cho chó uống thuốc dạng nước

Để cho cún uống thuốc nước. Bạn nên lắc nhẹ thuốc lên và dùng bơm kim tiêm hút thuốc vào. Sau khi lấy xong thuốc bạn hãy bỏ phần kim tiêm. Sau đó hãy đến chỗ cún cưng của bạn.

Bạn cần để cho cún đứng yên. Việc này có thể áp dụng cách giữ chó khi tiêm. Bạn có thể nhờ người trợ giúp nếu không yên tâm.

Một tay bạn cầm bơm tiêm chứa thuốc, tay còn lại giữ mõm cún mở rộng và ngửa đầu cún lên. Sau đó bạn hãy nhẹ nhàng bơm thuốc vào phần giữa má và răng của cún từ từ và chậm rãi. Khi đó cún sẽ uống thuốc ngoan ngoan.

Cách uống thuốc nước thường khá được ưa chuộng vì không quá khó thực hiện.

Những lưu ý trong quá trình cho uống thuốc nước

Bạn nên chú ý đến lượng thuốc bơm vào miệng cún. Tốt nhất là từ từ bơm một lượng nhỏ vào miệng cún. Để cho cún nuốt trôi sau đó mới bơm tiếp. Việc này vừa tránh cho cún bị hoảng vừa tránh bị sặc thuốc.

Hơn nữa bạn cũng nên giữ kín miệng cún sau khi bơm thuốc và nâng cao đầu các bé lên. Điều này sẽ giúp các bé nuốt thuốc nhanh hơn. Đồng thời kết hợp với xoa nhẹ đầu để các bé yên tâm.

Khi các bạn thấy cún có dấu hiệu nôn thuốc ra hoặc muốn nôn thì nên dừng đút thuốc. Các bạn hãy để cún bình tĩnh và không nên cố đút thêm tránh làm cún nôn hết.

Sau khi cho uống xong thuốc

Sau khi cún uống thuốc xong bạn nên chú ý lau mặt cún để các bé không nhớ mùi thuốc. Việc này sẽ khiến các bé không sợ hãi khi phải uống thuốc lần sau. Những ống tiêm cũng nên được vệ sinh sát trùng để cho những lần sử dụng sau.

Những hành động để khích lệ và động viên cũng là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp các bé thích thú hơn với việc uống thuốc. Bạn có thể thưởng đồ ăn cho cún nếu bé uống thuốc ngoan để bé phát huy. Và chú ý kể cả trong và sau khi cho cún uống thuốc bạn nên nhẹ nhàng với các bạn ấy nhé.

Sau khi tìm hiểu những kiến thức cơ bản về cách tiêm cho chó và cách cho chó uống thuốc. Những người yêu cún đã có thể tự mình chăm sóc các bạn cún tại nhà. Hãy thực hành và nhờ những chuyên gia y tế hướng dẫn để có thêm nhiều kinh nghiệm tiêm cún nhé.  Bạn cũng có thể liên hệ với Dịch vụ Bệnh viện thú cưng Dogily Vet để được hỗ trợ theo địa chỉ:

Video liên quan

Chủ Đề