Tiền độ 2013 giá bao nhiêu?

Quý vị phải trình bày số tiền quý vị khai báo trên tờ khai thuế Hoa Kỳ của mình bằng đô la Mỹ. Do đó, nếu quý vị nhận được thu nhập hoặc thanh toán chi phí bằng ngoại tệ thì quý vị phải chuyển đổi ngoại tệ sang đô la Mỹ. Nói chung, hãy sử dụng tỷ giá hối đoái hiện hành [ví dụ như tỷ giá giao ngay] khi quý vị nhận, thanh toán hoặc tích lũy khoản tiền.

Ngoại lệ duy nhất liên quan đến một số đơn vị kinh doanh đủ điều kiện [QBU] [tiếng Anh] mà thường được phép sử dụng tiền tệ của nước ngoài. Nếu quý vị có QBU với đơn vị tiền tệ chức năng không phải là đô la Mỹ thì hãy thực hiện tất cả các quyết định về thu nhập bằng đơn vị tiền tệ chức năng của QBU và, nếu thích hợp, hãy chuyển đổi thu nhập hoặc khoản lỗ đó theo tỷ giá hối đoái thích hợp.

Người đóng thuế cũng có thể phải xác nhận lãi hoặc lỗ ngoại tệ đối với một số giao dịch ngoại tệ nhất định. Xin xem đoạn 988 của Bộ Luật Thuế Vụ và các quy định dưới đây.

Ghi chú: Các khoản thanh toán thuế Hoa Kỳ phải được chuyển cho Sở Thuế Vụ [IRS] Hoa Kỳ bằng đô la Mỹ.

Tỷ giá hối đoái tiền tệ

Sở Thuế Vụ không có tỷ giá hối đoái chính thức nào. Nói chung, cơ quan này chấp nhận bất kỳ tỷ giá hối đoái niêm yết nào mà được sử dụng nhất quán.

Khi định giá tiền tệ của một quốc gia nước ngoài mà sử dụng nhiều tỷ giá hối đoái, hãy sử dụng tỷ giá áp dụng cho các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của quý vị.

Ghi chú: Tỷ giá hối đoái được tham chiếu trên trang này không áp dụng khi thanh toán các khoản thuế của Hoa Kỳ cho IRS. Nếu IRS nhận các khoản thanh toán thuế của Hoa Kỳ bằng ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái mà IRS sử dụng để chuyển đổi ngoại tệ sang đô la Mỹ là dựa trên ngày ngoại tệ được chuyển đổi sang đô la Mỹ bởi ngân hàng xử lý khoản thanh toán, không phải ngày IRS nhận được khoản thanh toán bằng ngoại tệ.

Tỷ giá hối đoái tiền tệ trung bình hàng năm

Đối với các tỷ giá hối đoái bổ sung không được liệt kê bên dưới, hãy tham khảo các nguồn của chính phủ và bên ngoài được liệt kê trên trang Ngoại Tệ và Tỷ Giá Hối Đoái Tiền Tệ [tiếng Anh] hoặc bất kỳ tỷ giá hối đoái nào khác được niêm yết [được sử dụng nhất quán].

Để chuyển đổi từ ngoại tệ sang đô la Mỹ, hãy chia số tiền ngoại tệ cho tỷ giá hối đoái trung bình hàng năm áp dụng trong bảng bên dưới. Để chuyển đổi từ đô la Mỹ sang ngoại tệ, hãy nhân số tiền đô la Mỹ với tỷ giá hối đoái trung bình hàng năm áp dụng trong bảng bên dưới.

Không chỉ với tiền giấy và polymer, dịch vụ đổi tiền ngoại tệ mới mà đặc biệt là các tờ 2 USD được coi là “đồng tiền may mắn” cũng bùng phát mạnh trong các ngày cận Tết, dấy lên lo lắng về rủi ro pháp lý với cả người mua và người bán.

Thu đổi ngoại tệ là dịch vụ kinh doanh có điều kiện theo quy định của Chính phủ nhưng trong các ngày gần đây, dịch vụ trao đổi mua bán ngoại tệ mới, đặc biệt là tờ 2 USD được hàng loạt website chuyên trao đổi tiền rao bán công khai.

Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, giá bán mỗi tờ 2 USD tại hàng loạt các website như doitienle, doitienmoi, 2usdonline, dichvudoitien, thegioitien hay 2usdshop dao động trong khoảng giá từ 52.000 đồng/tờ đến cao nhất 60.000 đồng/tờ tùy thuộc vào số lượng tờ mà khách hàng đặt mua.

Số tờ mua càng nhiều, giá mua càng thấp và mức giá cho một tệp 100 tờ 2 USD mới liền series phổ biến trên thị trường hiện nay là 52.000 đồng/tờ.

“Tuy nhiên đây chỉ là giá với loại 2 USD thường, được in năm 2013. Với các loại 2 USD được in năm 1976, giá sẽ lên tới 150 – 180 nghìn đồng/tờ tùy độ mới và cao nhất lên tới 300 – 500 nghìn đồng/tờ với loại 2 USD được in năm 1976 và có dấu sao [*] sau dãy số serie tiền” – một nhân viên của thegioi... cho biết.

Theo văn bản hợp nhất số 12/VBHN-NHNN hợp nhất Nghị định 16/2019 và Nghị định 89/2016 về điều kiện đại lý đổi ngoại tệ được NHNN ban hành cuối tháng 2.2019, chỉ có tổ chức kinh tế mới được tổ chức tín dụng ủy quyền làm đại lý đổi ngoại tệ.

Hướng dẫn của NHNN tại Thông tư 11/2016 cũng quy định rõ các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được hoạt động dưới hình thức dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ khác.

Các quy định trên đây của Chính phủ và việc một cá nhân tại Cần Thơ vào cuối tháng 10.2018 bị xử phạt 90 triệu đồng vì đổi 100 USD tại cửa hàng vàng dấy lên những lo ngại về rủi ro pháp lý đối với cả người mua và người bán khi giao dịch tờ 2 USD mới.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, Luật sư Phạm Duy Đức [Đoàn luật sư Hà Nội, Cty Luật Inteco] nhìn nhận, mức phạt 90 triệu đồng trên đây là không sai nếu chiếu theo các quy định tại Nghị định 96/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

“Tuy nhiên đến nay quy định lại khác, Nghị định 88/2019 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 31.12.2019 thay thế cho Nghị định 96/2014 chỉ phạt cảnh cáo đối với trường hợp cá nhân mua bán ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương. Ngay cả việc mua bán ngoại tệ dưới 1.000 USD tại tổ chức không được phép cũng chỉ bị phạt cảnh cáo” – Luật sư Phạm Duy Đức cho hay.

Cũng theo vị luật sư nói trên, có thể ví quy định về mức phạt cảnh cáo tại Nghị định 88/2019 như một sự “cởi trói” cho các giao dịch ngoại tệ dân sự có giá trị dưới 1.000 USD, loại bỏ các rủi ro pháp lý nặng nề mà các cá nhân có thể gặp phải khi mua bán, trao đổi các tờ tiền 2 USD mới đang bùng nổ hiện nay.

“Song thực tế thì các hoạt động trao đổi, mua bán các tờ 2 USD đã sôi động từ rất nhiều năm nay, bất chấp lúc đó Nghị định 96/2014 vẫn đang còn hiệu lực. Có chăng bây giờ người dân sẽ thoải mái hơn, ít áp lực và lo ngại hơn khi mua bán, trao đổi tiền USD mới” – Luật sư Đức nhận định.

Chủ Đề