Tiểu đường ăn cá biển được không

Hải sản cung cấp protein tuyệt, chứa chất béo lành mạnh, giàu các vitamin và khoáng chất quan trọng. Nên tìm hiểu cách chế biến hải sản phù hợp với bệnh đái tháo đường.

Cá hồi thường đứng đầu danh sách các món được khuyên dùng vì chứa nhiều axit béo omega-3 - loại chất béo có lợi cho sức khỏe, bổ dưỡng cho tim, da, não và các bộ phận khác nữa. Giống như hầu hết các loại cá khác, có nhiều lựa chọn để chế biến cá hồi thành món ăn lành mạnh với bệnh tiểu đường, bao gồm luộc, áp chảo và nướng trong lò ở nhiệt độ 350 đến 400 độ.

Nếu bệnh nhân đang muốn nhắm tới mức tiêu thụ thấp hơn 2.300 miligam muối muối mỗi ngày, hoặc 1.500 mg cho người bị huyết áp cao thì cá biển là một sự lựa chọn tuyệt vời . Mỗi loại cá đều có hương vị độc đáo, do đó bệnh nhân không cần dùng muối trong quá trình chế biến mà thay vào đó là một chút hương vị thảo mộc. Lá thì là hoặc vài giọt chanh tươi hay một ít nước ép cam quýt là những gia vị phù hợp để món cá hồi nướng trở nên hấp dẫn hơn.

Tiểu đường ăn cá biển được không

Cá hồi nướng cùng chanh tươi và lá thảo mộc rất tốt cho bệnh tiểu đường.

Cá rô phi là một loại cá ít chất béo, protein cao, khá dễ dàng tìm mua ở dạng tươi hoặc phi lê, và rất dễ chế biến. Áp chảo cá rô phi là một gợi ý, vì phi lê cá rô phi thường mỏng nên dễ dàng chế biến theo cách này.

Tuy nhiên, cần lưu ý không để phần thịt quá chín vì sẽ dễ bị nát. Để đảm bảo cho sức khỏe, người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng chảo chống dính tốt với loại dầu ăn dạng xịt chuyên dụng và một chút rượu vang trắng hoặc nước dùng tùy ý. Có thể dùng phi lê cá rô phi kèm với rau luộc hoặc xào và gạo lứt để góp phần bồi bổ sức khỏe. Một món salad xoài hoặc đậu đen và ngô cùng với cá rô phi cũng là gợi ý được nhiều người ưa thích.

Vì tôm chứa lượng cholesterol tương đối cao so với các loại hải sản khác nên nhiều người mắc bệnh tiểu đường cũng đang cố gắng hạn chế ăn tôm để tránh tăng cholesterol. 100 gram tôm có lượng cholesterol tương đương với một quả trứng. Nhưng sử dụng tôm với tần suất 1 - 2 tuần một lần sẽ tốt cho sức khỏe và không làm tổn thương đến tim hoặc có ảnh hưởng xấu cho chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt nếu thực đơn dinh dưỡng chung của người bệnh quá ít chất béo, có thể dùng tôm để bổ sung lượng calo cần thiết. Bệnh nhân có thể thử công thức tôm xào gừng cay nồng. Món này chỉ chứa 44 calo cho mỗi khẩu phần, rất thích hợp để dùng khai vị nhẹ nhàng nhưng không kém phần hấp dẫn.

Theo một nghiên cứu tại nước Anh, ăn các loại cá thường xuyên giúp bảo vệ bệnh nhân chống lại đái tháo đường type 2, nhưng tôm, cua hay ốc có thể gây tác dụng ngược lại. Những số liệu ghi nhận được cho thấy, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở người có sở thích ăn các loại hải sản có vỏ này tăng khoảng 36%.

Thực tế, không phải vì bản thân các loại hải sản này có hại, nhưng là vì cách chế biến thông thường của chúng không tốt cho người bị tiểu đường. Chúng ta vẫn hay dùng tôm, cua hoặc ốc với rất nhiều đường, dầu mỡ, sốt bơ, phô mai hoặc mayonnaise. Đây là những loại thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol rất cao, và đó chính là nguyên do làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Vì thế, tiểu đường có ăn được cua không hay tiểu đường có ăn được hải sản không tùy thuộc vào cách chế biến lành mạnh và khoa học. Hãy thử nêm lá nguyệt quế như một gia vị để món ăn càng hấp dẫn hơn thay vì chỉ dùng muối. Tuy nhiên, thách thức của việc tách được phần thịt ra khỏi các loài động vật có vỏ cứng như cua hay tôm hùm cũng gây ra nhiều phiền hà và khó khăn cho những ai muốn tự làm ra món hải sản tốt cho bệnh đái tháo đường.

Tiểu đường ăn cá biển được không

Cách chế biến cua thông thường không tốt cho bệnh nhân đái tháo đường

Các loại cá hộp cũng là một gợi ý hay cho câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn được hải sản không? Cá ngừ, cá hồi và đặc biệt là cá mòi đóng hộp có hương vị rất đậm đà, giúp làm đa dạng và hấp dẫn hơn thực đơn ăn kiêng của người mắc đái tháo đường. Cá mòi rất giàu canxi và vitamin D, cũng như axit béo omega-3 biến nó trở thành một sản phẩm tuyệt vời cho xương của người bệnh chắc khỏe hơn. Các loại cá hộp cũng dễ dàng lưu trữ và có thể lấy ra sử dụng bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, khi chọn mua cá hộp bệnh nhân cần đọc kỹ thông tin dinh dưỡng bên ngoài nhãn mác. Chỉ nên dùng những loại ít muối và ăn cá ngừ ngâm nước thay vì ngâm dầu nhằm đảm bảo lượng calo và chất béo không vượt ngưỡng cho phép thuộc bệnh đái tháo đường. Có rất nhiều cách để chế biến những món cá hộp này, chẳng hạn như: trộn với một ít sữa chua hoặc mù tạt, thêm vào sandwich hoặc salad, hoặc là làm các món súp dinh dưỡng.

Hiện nay, các chuyên gia vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn hải sản khoảng hai lần một tuần, hay ăn càng nhiều cá càng tốt. Tháng 09 năm 2009, một nghiên cứu được công bố vào trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ đã phát hiện ra sự gia tăng nhẹ về nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 ở những phụ nữ ăn nhiều cá trong một ngày và nhiều lần trong tuần. Tuy nhiên, một nghiên cứu cùng chủ đề được công bố sau đó vào tháng 09/2011 cho thấy: Ăn nhiều cá làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở nam giới và không có ảnh hưởng đến gì nguy cơ ở phụ nữ. Bởi vì vẫn chưa có khẳng định chắc chắn, cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ - người thường xuyên theo dõi tình trạng và lượng đường trong máu của bệnh nhân để quyết định người bị tiểu đường có ăn được hải sản không, cũng như hàm lượng và số lần ăn như thế nào là hợp lý.

Trong khi vẫn chưa có kết luận chắc chắn về vấn đề tiểu đường có ăn được hải sản không, hay ăn cá sẽ có ích và ngược lại tôm cua sẽ gây hại, thì bệnh nhân tiểu đường vẫn phải tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng đã được bác sĩ gợi ý để đảm bảo sức khỏe.

Bên cạnh đó, cũng cần ghi nhớ vận động thể chất thường xuyên, tránh xa bia rượu và kiểm tra chỉ số đường huyết định kỳ nhằm quản lý tốt tình trạng bệnh, tránh được biến chứng nguy hiểm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: Everyday.com, reuters.com

XEM THÊM:

Ai bảo tiểu đường thì chế độ ăn uống hạn hẹp, có đến 5 nhóm thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường từ tuýp 1 đến tuýp 2 đó nha.

Với 5 nhóm thực phẩm này, bạn tha hồ biến tấu các món ăn vừa ngon mà không còn lo tăng đường huyết, vừa ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm về tim mạch.

Tiểu đường ăn cá biển được không

I/ Top 5 nhóm thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường 

1/ Nhóm cá béo

Nếu bạn đang có ý định thay thế thịt bằng một nguồn thực phẩm giàu chất béo và đạm tốt cho bệnh tiểu đường thì cá béo chính là sự lựa chọn hoàn hảo.

Nhóm cá béo vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể vừa giúp ổn định đường huyết, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh, đặc biệt là tốt cho tim mạch (các nghiên cứu cho thấy, những người ăn cá béo có rất ít nguy cơ suy tim và tử vong về bệnh tim mạch).

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, người bệnh tiểu đường nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần.

Đặc biệt nên tập trung vào các loại cá giàu omega-3, acid béo, vitamin D như cá hồi, cá trích, cá ngừ (nên chọn cá tươi, ăn với mức độ vừa phải vì nồng độ thủy ngân khá cao), cá mòi, cá thu...

Bên cạnh đó, để tốt cho sức khỏe bạn nên chế biến cá ở dạng hấp, súp, um, kho… tránh chế biến cá bằng cách chiên rán có sự tham gia của nhiều dầu mỡ.

Ngoài ra, cũng nên đa dạng các món cá trong các thực đơn hằng ngày, vừa tạo cảm giác đỡ nhàm chán vừa tốt cho sức khỏe.

Tiểu đường ăn cá biển được không

Một vài gợi ý món ăn từ cá tốt cho người tiểu đường như:

  • Cháo cá hồi/ canh chua cá hồi/ cá hồi phi lê nướng thơm
  • Cá thu kho rau răm/ cá thu hấp hoa hẹ
  • Cá bớp kho tộ
  • Cá chép hầm đậu đỏ/ Cá chép hấp sốt xì dầu
  • Canh cá trạch nấu lá sen

2/ Nhóm rau củ

Ăn nhiều rau xanh chính là nguyên tắc tối quan trọng trong chế độ ăn uống của người tiểu đường.

Đó là lý do mà khi nhắc đến nhóm thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường không thể không đề cập đến nguồn thực phẩm giàu chất xơ này.

Rau xanh là nguồn thực phẩm ít năng lượng, ít tinh bột đường, vừa giàu dinh dưỡng lại giúp người bệnh hạn chế tăng đường huyết hiệu quả.

Các nghiên cứu cho thấy, người tiểu đường tuýp 2 hoặc huyết áp cao khi hấp thụ vitamin C sẽ làm giảm các dấu hiệu viêm nhiễm, làm đường huyết tăng chậm.

Đồng thời, với hàm lượng lớn hợp chất phytochemical, việc sử dụng rau xanh có công dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể gấp nhiều lần.

Mặt khác, trong rau xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa - lutein và zeaxanthin giúp bảo vệ mắt trước các biến chứng của bệnh tiểu đường mà cụ thể là đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Danh sách các loại rau tốt cho bệnh nhân tiểu đường như súp lơ xanh, rau dền, rau diếp cá, cà rốt, hành tây, dưa leo, mướp đắng, cần tây, măng tây, quả mâm xôi, rau bina, củ cải, cải xoăn…

Tiểu đường ăn cá biển được không

Một vài gợi ý món ăn từ rau củ tốt cho người tiểu đường như:

  • Canh khổ qua (mướp đắng) nhồi thịt.
  • Cháo bí đao (bí xanh)/cháo cà rốt/cháo rau cần tây.
  • Canh tía tô, rau thơm.
  • Nấm xào cải xanh và bắp non.

3/ Nhóm trái cây

Với quan niệm trái cây chứa đường làm tăng đường huyết, nhiều người thẳng thừng loại bỏ chúng trong menu hằng ngày, chấp nhận một chế độ ăn “nghèo nàn”, thiếu sức sống.

Theo TS - chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ Pradeep Gadge thì một bệnh nhân tiểu đường có thể ăn tất cả các loại trái cây, chỉ là với số lượng hạn chế.

Đường trong trái cây là đường tự nhiên, không những thế trong trái cây chứa đến 75%-95% là nước có tác dụng bù nước cho cơ thể. Vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa rất tốt cho người bệnh tiểu đường, đặc biệt trái cây giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng hiệu quả.

Các chuyên gia khuyên rằng, bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn các loại trái cây có hàm lượng đường thấp như táo, cam, dâu tây, chanh, mận. Đối với các trái cây nhiều đường như vải, xoài, nho, chuối, sầu riêng, mít… thì cần ăn với số lượng hạn chế (1-2 lát).

Bên cạnh đó, người tiểu đường không nên ăn trái cây quá chín, vì lúc này lượng đường trong trái cây sẽ cao hơn gấp nhiều lần.

Hạn chế ăn trái cây sấy, nướp ép trái cây đóng hộp (chúng chứa nhiều đường hơn trái cây tươi). Và tuyệt đối không nên ăn quá nhiều, thời gian lý tưởng để ăn trái cây là buổi sáng sau khi ăn 2h, buổi trưa và tầm 5h chiều.

Tiểu đường ăn cá biển được không

Ngoài ra, để tốt cho sức khỏe, người bệnh có thể bổ sung trái cây bằng cách kết hợp với các món salad, thêm ít dầu oliu hay giấm táo cũng rất tốt cho người tiểu đường.

4/ Các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt

Nhóm thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường đó chính là các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, chúng giàu chất xơ, protein, giàu chất chống oxy hóa.

Một số loại hạt như hạt lạc (đậu phộng), hạt điều, hạt chia, hạt lanh, quả hạch… cũng vô cùng tốt trong việc hỗ trợ điều trị tim mạch, đặc biệt chúng chứa chỉ số đường huyết tương đối thấp.

5/ Nhóm thực phẩm khác

Một số thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường mà Organica xếp vào nhóm thực phẩm thứ 5 gồm trứng, sữa chua không đường, quế, dầu oliu, giấm táo, nghệ, tỏi…

Chúng có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, tim mạch hiệu quả.

II/ Một vài lời khuyên về chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường

  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa để không làm tăng đường huyết sau khi ăn.
  • Ăn điều độ, đúng giờ, không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no.
  • Tránh việc đổi chế độ ăn quá nhanh cần thời gian để cơ thể thích nghi.
  • Nên dành 30-45 phút để vận động, không nên ngồi một chỗ.

Bên cạnh việc nắm rõ các thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các bạn nên lựa các địa chỉ mua thực phẩm sạch như thực phẩm hữu cơ (Organic) đã được kiểm định từ các tổ chức hữu cơ hàng đầu như USDA (Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), QAI, ACO (Chứng nhận hữu cơ của Chính phủ ÚC)....

Như vậy, với 5 nhóm thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường ở trên, chẳng có lý do gì để bạn không dẹp ngay cái ý nghĩ rằng thực đơn ăn uống của mình thật hạn hẹp, thay vào đó hãy học cách biến cuộc sống trở nên dễ dàng hơn một cách có khoa học các bạn nhé!