Tiểu đường thai kỳ có nên uống nhiều nước

9 điều nên làm khi mắc đái thaó đường thai kỳ

  • Chia sẻ
  • Email
Tiểu đường thai kỳ có nên uống nhiều nước

Có nhiều việc nên làm để đạt hiệu quả điều trị đái tháo đường thai kỳ tốt nhất. Sau đây là 9 điều nên làm mà một bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ nên biết.

1. Kiểm tra đường huyết thường xuyên
Để biết chắc đường huyết được kiểm soát tốt hay chưa, nếu chỉ thử đường huyết lúc đói khi mới ngủ dậy là chưa đủ, bạn nên thử đường huyết trước bữa ăn chính và sau ăn 1  2 giờ. Mục tiêu đường huyết lúc đói và trước bữa ăn là dưới 95 mg/dl, còn mục tiêu đường huyết 1 giờ sau ăn ít hơn 140 mg/dl, đường huyết 2 giờ sau ăn ít hơn 120 mg/dl. Bạn nên mua máy đo đường huyết cá nhân tại nhà và học cách sử dụng từ các nhân viên y tế. Nếu đường huyết cao hơn mục tiêu, bạn có thể điều chỉnh lại chế độ ăn, tập luyện và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều chỉnh tăng liều thuốc hoặc thêm loại thuốc kiểm soát đường huyết.

2. Tìm hiểu về chế độ ăn của người mắc đái tháo đường
Hơn 90% thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ chỉ cần ăn uống đúng theo hướng dẫn là có thể kiểm soát được đường huyết trong mục tiêu mà không cần điều trị thuốc insulin. Chế độ ăn của thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ khó khăn hơn so với người bình thường vì phải kiểm soát được năng lượng và các chất dinh dưỡng đủ cho phát triển thai nhi nhưng không gây tăng đường huyết và rối loạn chuyển hóa khác. Thông thường, bạn cần giảm lượng chất bột đường ở mức 50-55% tổng năng lượng, phải chia nhỏ bữa ăn thành 5- 6 bữa, tăng cường rau xanh, lựa chọn sữa chuyên biệt dành cho người đái tháo đường trong các bữa ăn phụ, hạn chế ăn quá nhiều chất béo và thực phẩm chế biến công nghiệp... Bạn cần được bác sĩ dinh dưỡng tư vấn và xây dựng chế độ ăn riêng cho mình để bảo đảm sức khỏe cho mẹ và con cũng như phù hợp sở thích của bạn.

3. Dùng thuốc điều trị bệnh theo đúng toa đã kê
Một số ít thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ cần phải sử dụng thuốc mới có thể kiểm soát đường huyết. Đa phần thai phụ được kê thuốc insulin tiêm dưới da hàng ngày. Insulin an toàn cho mẹ và con, nên bạn có thể yên tâm dùng theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

4. Ăn lượng chất bột đường vừa đủ theo nhu cầu hàng ngày
Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể nhưng nếu thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ ăn quá nhiều sẽ khiến đường huyết tăng cao và gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Tỷ lệ chất bột đường nên giảm ở mức 50 - 55% tổng năng lượng. Kể từ quý 2 của thai kỳ chỉ nên ăn khoảng 250 - 300g bột đường mỗi ngày. Thực phẩm giàu chất bột đường là cơm, bánh mì, nui, bún, phở, mì gói, bánh quy, khoai, sắn... Nên chọn loại chất bột đường càng ít tinh chế càng tốt.Cân bằng lượng chất bột đường sao cho phù hợp với thể trạng của từng thai phụ là việc khá khó và đôi khi cần sự hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng. Sau khi đã biết lượng và loại chất bột đường vừa đủ cho một ngày, bạn cần tuân thủ chế độ ăn này và tránh ăn ít hơn hoặc nhiều hơn con số cho phép.

5. Uống nước lọc

Tiểu đường thai kỳ có nên uống nhiều nước

Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ thường được khuyên tránh xa nước ngọt, nước ép trái cây, sinh tố vì các loại thức uống này đều chứa nhiều đường làm đường huyết tăng nhanh. Bạn hãy chọn nước lọc, thỉnh thoảng có thể uống nước trà xanh pha loãng, nước khoáng vì đây là thức uống an toàn cho thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ.

6. Tập thể dục
Tập thể dục giúp làm giảm đường huyết. Các bài tập vận động toàn thân nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe được khuyến cáo trong suốt thai kỳ, kể cả khi không có đái tháo đường. Tập thể dục đồng thời cải thiện sự đề kháng insulin, giúp ổn định đường huyết và giảm stress, nhờ đó, bạn sẽ có được một giấc ngủ ngon.

7. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ ngon tác động tích cực đến sức khỏe của người mẹ. Các nghiên cứu cho thấy mất ngủ là một dấu hiệu của trầm cảm và điều này hoàn toàn không tốt cho việc điều trị đái tháo đường. Trong những tháng cuối thai kỳ, nhiều thai phụ sẽ thấy khó ngủ vì khó khăn khi xoay trở và tìm tư thế ngủ thoải mái. Bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ về điều này để nhận được những lời khuyên hữu ích.

8. Cho con bú sữa mẹ
Những bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ càng nên cho con bú sữa mẹ sau sinh. Bên cạnh những lợi ích cho con từ sữa mẹ, việc cho con bú có thể giúp mẹ kiểm soát đường huyết, nhanh chóng giảm cân, giảm nguy cơ đái tháo đường típ 2 sau này.

9. Tái khám theo hẹn và tuân thủ quá trình tầm soát đái tháo đường típ 2 định kỳ Phụ nữ đái tháo đường thai kỳ nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị đái tháo đường típ 2. Các nghiên cứu cho thấy 50% phụ nữ đái tháo đường thai kỳ sẽ bị đái tháo đường típ 2 trong khoảng 5 - 10 năm sau. Bạn cần đến khám bác sĩ nội tiết sau sinh 6  8 tuần để biết chính xác tình trạng đường huyết để có phương án theo dõi, điều trị tiếp theo và sau đó định kỳ tầm soát đái tháo đường típ 2 mỗi 3 năm một lần.

Source 9

Gestational Diabetes Dos and Donts. Truy xuất từ

https://www.everydayhealth.com/pictures/gestational-diabetes-dos-donts/#10

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tiểu đường thai kỳ có nên uống nhiều nước

Đối tượng nào cần phải sàng lọc phát hiện đái tháo đường típ 2?

Bệnh đái tháo đường típ 2 thường âm thầm tiến triển nên giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng.

Tiểu đường thai kỳ có nên uống nhiều nước
  • Chia sẻ
  • Email
Tiểu đường thai kỳ có nên uống nhiều nước

Chăm sóc bệnh đái tháo đường thai kỳ sau sinh

Một phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ lần đầu có nguy cơ sẽ bị lần thứ hai khi tiếp tục mang thai và tăng nguy cơ bị đái tháo đường típ 2 về sau

Tiểu đường thai kỳ có nên uống nhiều nước
  • Chia sẻ
  • Email
Tiểu đường thai kỳ có nên uống nhiều nước

Cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý không bà mẹ nào mong muốn và có thể xảy ra với bất kỳ ai

Tiểu đường thai kỳ có nên uống nhiều nước
  • Chia sẻ
  • Email
Tiểu đường thai kỳ có nên uống nhiều nước
Tiểu đường thai kỳ có nên uống nhiều nước

Video liên quan