Tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học Chương 4

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

32
245 KB
14
354

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 32 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

CHƯƠNG 4 DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: SV nắm được bản chất của nền dân chủ XHCN và Nhà nước XHCN nói chung, VN nói riêng 2. Về kỹ năng: SV vận dụng lý luận vào phân tích vấn đề thực tiễn, công việc và nhiệm vụ cá nhân 3. Về tư tưởng: SV khẳng định bản chất tiến bộ của chế độ dân chủ XHCN và Nhà nước XHCN; có thái độ phê phán đối với các quan điểm sai trái NỘI DUNG 1. Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa 2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa 3. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 1. DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1. Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ 1.2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa 1.1 Dân chủ và ự ra đời, phát triển của dân chủ 1.1.1. Quan điểm về dân chủ Dân chủ được hiểu là quyền lực thuộc về nhân dân. Theo chủ nghĩa Mác Lê-nin: Dân chủ là sản phẩm và thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp, là một hình thức tổ chức Nhà nước của giai cấp cầm quyền, là một trong những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội. 1.1 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ 1.1.1. Quan điểm dân chủ Thứ nhất, trên phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân – quyền dân chủ được hiểu theo nghĩa rộng. Thứ hai, trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ. Thứ ba, trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một nguyên tắc; nguyên tắc này kết hợp với nguyên tắc tập trung để hình thành nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và quản lý XH 1.1 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ 1.1.1. Quan điểm dân chủ Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về dân chủ: - Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ. - Dân chủ là một thể chế chính trị, một chế độ xã hội: “Chế độ ta là chế độ dân chủ; mà chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân” - Dân chủ là mọi quyền hạn đều thuộc về nhân dân. 1.1 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ 1.1.1. Quan điểm dân chủ [tiếp] Tóm lại, Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người; là một phạm trù chính trị gắn với các hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; là một phạm trù lịch sử gắn với quá trình ra đời, phát triển của lịch sử xã hội nhân loại. 1.1 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ 1.1.2. Sự ra đời, phát triển của dân chủ: - Thời kỳ công xã nguyên thủy, đã xuất hiện hình thức manh nha của dân chủ. - Chế độ chiếm hữu nô lệ, ra đời nền dân chủ chủ nô. - Thời kỳ phong kiến: chế độ độc tài chuyên chế phong kiến, ý thức về dân chủ không còn. - Cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV: ra đời nền dân chủ tư sản 1.1 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ 1.1.2. Sự ra đời, phát triển của dân chủ - Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội: nhân dân lao động ở nhiều quốc gia giành được quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, thiết lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thiết lập nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để thực hiện quyền lực của nhân dân, bảo vệ quyền lợi của đại đa số nhân dân.

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Cùng với các môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh tế chính trị Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học cũng là một môn học bắt buộc dành cho sinh viên, học viên cao học thuộc mọi chuyên ngành, không riêng gì sinh viên theo học ngành Triết học. Vì vậy, việc nghiên cứu và thực hiện tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học là một điều bắt buộc dành cho mọi bạn sinh viên nếu muốn hoàn thành học phần này. Và thông qua bài tiểu luận, giảng viên sẽ có đánh giá khách quan về những gì sinh viên đã tiếp thu trên giảng đường và khả năng tổng hợp kiến thức. Chúng tôi đã tổng hợp lại danh sách các đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học mới nhất dưới đây để các bạn tham khảo và tìm ý tưởng cho bài luận của mình.

Khái quát về chủ nghĩa xã hội khoa học

Chủ nghĩa xã hội khoa học được hiểu theo 2 khía cạnh:

Về nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học chính là chủ nghĩa Mác- Lênin luận giải hội về sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản từ góc độ của triết học, kinh tế học chính trị và chính trị xã hội.

Về nghĩa hẹp, chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong 3 bộ phận tạo nên chủ nghĩa Mác- Lênin.


Kho đề tài tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học

Cách chọn đề tài tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học

Tương tự như các môn học khác, mục đích của viết tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học là đánh giá khả năng học tập và vận dụng các kiến thức môn học vào trong thực tiễn cuộc sống hay trong bối cảnh kinh tế, xã hội của đất nước hiện nay. Đối với môn chủ nghĩa xã hội khoa học cũng vậy, bạn đọc có thể lên ý tưởng đề tài tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học bám sát vào khung chương trình, nội dung của môn học. Theo như giáo trình môn học này, để hoàn thành môn học, người học sẽ học qua 07 chương: 

  • Chương 1: Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học: Đề cập đến sự ra đời và các giai đoạn phát triển của của chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Nội dung của chương này đề cập đến quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân nói chung và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.
  • Chương 3: Chủ nghĩa xã hội và thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Nội dung chính là khái niệm, điều kiện ra đời, những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội, của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và quá độ lên CNXH ở Việt Nam
  • Chương 4: Sự ra đời phát triển của dân chủ, dân chủ XHCN và dân chủ XHCN ở Việt Nam
  • Chương 5: Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên CNXH. Ở chương này, người học tập trung tìm hiểu các nội dung chính là khái niệm, sự biến đổi có tính quy luật của cơ cấu - xã hội giai cấp trong thời kì quá độ lên CNXH; Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên CNXH và cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
  • Chương 6: Vấn đề dân tộc, tôn giáo trong quá trình quá độ lên CNXH. Nội dung chính: Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kì quá độ lên CNXH; Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam.
  • Chương 7: Vấn đề gia đình trong thời kì quá độ lên CNXH. Các nội dung của chương này bao gồm: Khái niệm, vị trí, chức năng của gia đình; Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên CNXH và xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên CNXH. 

Từ những nội dung chính này, ta có thể lựa chọn các đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về:

  • Đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về gia đình
  • Đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về dân tộc
  • Đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về dân chủ
  • Đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về tôn giáo
  • Đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về chủ nghĩa xã hội
  • Đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về thời kì quá độ
  • Đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về giai cấp công nhân
  • Đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
  • Đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về liên minh giai cấp

Bài viết liên quan

Kho tiểu luận kinh tế chính trị Mác - Lênin miễn phí

Các đề tài tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học mẫu tham khảo 

  1. Tìm hiểu về giai cấp công nhân và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay.
  2. Giai cấp công nhân và thực trạng của giai cấp công nhân trong cuộc công nghiệp 4.0 tại Việt Nam hiện nay.
  3. Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa - Sơ lược quá trình Việt Nam xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.
  4. Giai cấp công nhân và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay
  5. Thực trạng của giai cấp công nhân Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 
  6. Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa - Sơ lược quá trình Việt Nam xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.
  7. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.  Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid – 19 hiện nay. 
  8. Chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế và ảnh hưởng của nó trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. 
  9. Sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.
  10. Tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ trong lịch sử nhân loại.
  11. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
  12. Sự biến đổi về vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
  13. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những giải pháp để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
  14. Cơ cấu xã hội – giai cấp và những biến đổi có tính quy luật của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
  15. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp cơ bản trong cơ cấu xã hội - giai cấp Việt Nam.
  16. Dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam
  17. Tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
  18. Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam
  19. Xây dựng  gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
  20. Vấn đề về thực hiện chức năng xã hội của gia đình ở Việt Nam hiện nay
  21. Thực trạng của nền kinh tế nước ta trong thời kì quá độ
  22. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
  23. Trách nhiệm của thanh niên, sinh viên trong việc góp phần củng cố khối liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
  24. Những giá trị và mặt hạn chế của tư tưởng Chủ nghĩa xã hội không tưởng của một số nhà Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
  25. So sánh sự giống nhau và khác biệt giữa Chủ nghĩa xã hội không tưởng và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
  26. Tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về sự thay thế tất yếu chế độ tư bản chủ nghĩa bằng chế độ Xã hội chủ nghĩa theo quan điểm của Chủ nghĩa xã hội khoa học.
  27. Quan điểm của Chủ nghĩa xã hội khoa học về lực lượng xã hội thực hiện sự thay thế Chế độ Tư bản chủ nghĩa bằng Chế độ Xã hội chủ nghĩa.
  28. Hai giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa Cộng sản theo quan điểm của Chủ nghĩa xã hội khoa học.
  29. Các quan điểm của Chủ nghĩa xã hội khoa học về thời kì quá độ từ Chủ nghĩa Tư bản lên Chủ nghĩa xã hội.
  30. Quan điểm của Mác - Ăngghen về thời kì quá độ trực tiếp từ Chủ nghĩa Tư bản lên Chủ nghĩa xã hội. 
  31. Quan điểm của Mác, Ăngghen và Lênin về thời kì quá độ gián tiếp từ Chủ nghĩa Tư bản lên Chủ nghĩa xã hội. 
  32. Những đặc điểm cơ bản của quá trình hiện thực hóa tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội do Lê nin tiến hành từ năm 1917 đến năm 1921.
  33. Những đặc điểm cơ bản của quá trình hiện thực hóa tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô giai đoạn 1924 đến 1991. Những bài học lớn có thể rút ra trong giai đoạn này
  34. Những đặc điểm cơ bản của quá trình hiện thực hóa tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam giai đoạn 1954 đến 1986.
  35. Đánh giá quá trình hiện thực hóa tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô từ 1917 đến 1991 và tại Việt Nam từ 1954 đến 1986.
  36. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu được rút ra từ hiện thực hóa quan điểm Mác - Lênin về Chủ nghĩa xã hội.
  37. Sự đổi mới quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kì quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa trong Văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI [1986].
  38. Sự đổi mới quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kì quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội và phương hướng xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được nêu trong Văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII [1991].
  39. Những đổi mới cơ chế kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường và ảnh hưởng của nó trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
  40. Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và ảnh hưởng của nó trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
  41. Tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học: Chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế và ảnh hưởng của nó trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
  42. Thực hiện công bằng xã hội và kiềm chế sự gia tăng bất bình đẳng xã hội trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
  43. Vận dụng những nguyên tắc cơ bản của Mác - LêNin vào chính sách dân tộc và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
  44. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về liên minh giai cấp và sự vận dụng của Đảng trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay
  45. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Liên hệ với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.
  46. Đặc điểm cơ cấu giai cấp và liên minh giai cấp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Bạn đang chuẩn bị hay trong quá trình thực hiện tiểu luận triết học, tiểu luận triết học cao học, tiểu luận kinh tế chính trị Mác – Lênin hay tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học? Bạn muốn tìm kiếm tài liệu tham khảo phục vụ quá trình viết tiểu luận hay muốn tìm một đơn vị viết thuê tiểu luận uy tín để gửi gắm bài luận của mình? Luận Văn 2S chính là lựa chọn hoàn hảo cho bạn ngay lúc này. Chi tiết dịch vụ & giá thuê viết tiểu luận, truy cập: //luanvan2s.com/viet-thue-tieu-luan-thac-si-bid8.html

Bố cục bài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học

Bên cạnh các nội dung không bắt buộc như lời cảm ơn, lời cam đoan, phụ lục, nội dung hoàn chỉnh cần có của một bài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học sẽ bao gồm:

I. Mục lục [nếu có]

II. Phần mở đầu

Phần mở đầu của một bài tiểu luận bất kỳ bao giờ cũng đóng vai trò như một bản tóm tắt, cung cấp cho người đọc những thông tin khái quát về nội dung xuyên suốt của đề tài. Thông thường sẽ bao gồm các nội dung chính sau đây:

  • Lý do lựa chọn đề tài [hay tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu] 
  • Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài, 
  • Phạm vi nghiên cứu, 
  • Phương pháp nghiên cứu...

III. Nội dung chính

Phân nội dung được ví như là “trái tim” của một bài tiểu luận. Trong phần nội dung, tác giả có thể chia nhỏ thành nhiều phần nhỏ, mục nhỏ để từng bước giải quyết các vấn đề nêu trong đề tài. Hay nói cách khác, phần nội dung là phần quan trọng nhất của một bài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học, thể hiện công sức và trình độ nghiên cứu của người thực hiện tiểu luận. Tùy theo nội dung đề tài mà các phần nhỏ của phần nội dung có thể được đánh số thứ tự 1,2… hoặc chia thành chương.

IV. Kết luận 

Nội dung trọng tâm của phần kết luận tiểu luận là tóm tắt lại vấn đề và phương hướng giải quyết vấn đề. Nêu ý nghĩa khoa học,  ý nghĩa thực tiễn cũng như những gì còn tồn tại chưa giải quyết được và phương hướng để phát triển đề tài.

V. Tài liệu tham khảo

Cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học không có gì khác so với các bài tiểu luận thông thường khác. Nếu như bạn đọc chưa rõ cách trích dẫn & sắp xếp tài liệu tham khảo trong tiểu luận, luận văn hãy tham khảo bài viết: //luanvan2s.com/cach-trich-dan-tai-lieu-tham-khao-bid95.html

*Quy định về về hình thức:

  • Bài tiểu luận có độ dài từ 15 - 20 trang giấy A4 [không bao gồm lời cảm ơn, lời cam đoan, mục lục, phụ lục] [ Nếu quá số trang quy định sẽ bị trừ điểm hình thức]
  • Giãn cách 1.5, size chữ 13; font: Times New Roman; 
  • Căn lề trái 3cm, lề phải 2cm, lề trên 3cm, lề dưới 3cm. 
  • Tất cả các đoạn đều phải thụt vào 1 tab; Nội dung được canh đều thẳng 2 bên [justify], đánh số trang từ trang Phần mở đầu.

Tham khảo mẫu đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học Tại Đây!

Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học

Chủ nghĩa xã hội khoa học trực tiếp nghiên cứu, luận chứng sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, những điều kiện và con đường để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Chủ nghĩa xã hội khoa học cũng chỉ ra những luận cứ chính trị- xã hội rõ ràng, trực tiếp nhất để chứng minh, khẳng định sự thay thế tất yếu của chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa xã hội khoa học là một sự tiếp tục theo các logic triết học và kinh tế chính trị học mác xít, là sự biểu hiện trực tiếp mục đích và hiệu lực chính trị của chủ nghĩa Mác- Lênin trong thực tiễn. Tức là, chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học đưa ra các câu trả lời cho câu hỏi: bằng con đường nào để thực hiện bước chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa xã hội khoa học luận giải về phương hướng và nguyên tắc của chiến lược và sách lược, về con đường và các hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân, về vai trò, nguyên tắc tổ chức và hình thức thích hợp hệ thống chính trị của giai cấp công nhân,…

Nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học là phê phán, đấu tranh bác bỏ những trào lưu tư tưởng chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội và bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin và thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học

Phương pháp kết hợp lịch sử và logic: Là phương pháp đặc trưng và quan trọng đối với chủ nghĩa xã hội khoa học. Cần phải dựa trên cơ sở tư liệu thực tiễn của các sự thật lịch sử để phân tích rút ra nhận định, khái quát lý luận có kết cấu chặt chẽ, khoa học để rút ra được logic của lịch sử. Phân tích lịch sử và sự phát triển các phương thức sản xuất,…để rút ra được logic của quá trình lịch sử.

Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị xã hội dựa theo các điều kiện kinh tế- xã hội: Đây là phương pháp có tính đặc thù chủ chủ nghĩa xã hội khoa học. Khi nghiên cứu, khảo sát thực tế,…cần có sự nhạy bén về chính trị- xã hội trước tất cả các hoạt động và quan hệ xã hội trong nước và quốc tế.

Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh và làm sáng tỏ các điểm tương đồng và khác biệt trên phương diện chính trị- xã hội giữa phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội,…

Các phương pháp có tính liên ngành: Tức là sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể của các khoa học xã hội khác như sơ đồ hóa, mô hình hóa, thống kê,…để nghiên cứu các khía cạnh chính trị- xã hội của các mặt hoạt động trong xã hội còn giai cấp.

Trên đây là tổng hợp những đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học miễn phí & mới nhất có thể giúp sinh viên thể hiện được khả năng tổng hợp kiến thức và tư duy riêng của bản thân. Nếu bạn đang loay hoay thực hiện đề tài liệu luận hay luận văn liên quan đến các chủ đề này, hãy để lại lời nhắn để chúng tôi hỗ trợ bạn nhanh và tốt nhất nhé.

Video liên quan

Chủ Đề