Tìm hiểu về các cây thuốc nam

Ô nhiễm không khí gây nên các bệnh lý hô hấp, bệnh tim mạch, gây đột quỵ, thậm chí có thể gây ung thư... vì vậy nên trồng cây thuốc nam sau đây vừa là cây cảnh giúp thanh lọc ô nhiễm không khí trong nhà.

Thời gian gần đây tình hình ô nhiễm không khí ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh rất đáng báo động, con người chúng ta cần hai thứ để duy trì sự sống là thức ăn và không khí. Hiện nay thức ăn bị nhiễm chất độc hại thì ai cũng biết, nhưng còn việc hít thở không khí hàng ngày đang bị ô nhiễm thì lại không biết rõ nên mất cảnh giác. Do đó ô nhiễm không khí còn được gọi là sát thủ vô hình.

Ô nhiễm không khí gây nên các bệnh lý hô hấp [viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính], bệnh tim mạch, gây đột quỵ, thậm chí có thể gây ung thư [ung thư phổi]. Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là cư dân sống trong đô thị, người già, phụ nữ có thai, trẻ em và những người bệnh mạn tính.

Ô nhiễm không khí bao gồm: Ô nhiễm không khí ngoài trời và ô nhiễm không khí trong nhà. Ô nhiễm không khí trong nhà chủ yếu là sinh hoạt trong căn hộ như đun nấu, các khí độc toát ra từ vật liệu xây dựng, trang thiết bị [benzen, formaldehyde, tricloroetylen, xylen và toluen, ammoniac] đây là đối tượng chính mà ta có thể áp dụng các biện pháp như dùng máy lọc không khí và trồng cây xanh giúp hạn chế được. Nếu dùng máy lọc không khí thì ngoài tiền mua sắm máy móc còn phải thay bộ lọc vài tháng một lần khá phiền toái. Do đó, cây xanh là biện pháp rất thích hợp trong trường hợp này. Điều đáng ngạc nhiên là cây xanh có khả năng hấp thụ chất độc trong không khí và cải thiện không khí trong nhà lại ít người biết đến.

Thực vật ở Việt Nam rất phong phú với khoảng 12.000 loài, trong đó có một số cây cảnh đồng thời là cây thuốc Nam nằm trong danh sách cây cảnh mà NASA nghiên cứu. Cho đến nay chỉ có một ít công trình nghiên cứu ảnh hưởng của cây xanh đến chất lượng không khí trong nhà. NASA [Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ] năm 1989 đã thực hiện một thí nghiệm kéo dài 02 năm trên khoảng một chục cây cảnh, sau đó được bổ sung bởi Tiến sĩ Bill Wolverton, thì có nhiều cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc, có khả năng thanh lọc không khí. Một số cây đó cũng đồng thời là cây thuốc Nam, nếu trồng thì được lợi cả đôi đường: vừa là cây trang trí trong nhà, vừa là cây thuốc có ích khi cần dùng:

TÊN CÂY

LOẠI BỎ CHẤT ĐỘC

BỘ PHẬN DÙNG

CÔNG DỤNG

THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. Vạn niên thanh

[Vạn niên thanh sáng, cây Thanh tâm, Vạn niên thanh Quảng Đông, Vạn niên thanh lá to]

[Aglaonema modestum]

- Benzen

- Formaldehyd

- Tricloroetylen

- Xylen và toluen

- Amoniac

X

X

Ø

Ø

Ø

Toàn cây

Chữa viêm họng, ho, suyễn. Dùng ngoài trị ung nhọt.

Vạn niên thanh [Aglaonema modestum]

TÊN CÂY

LOẠI BỎ CHẤT ĐỘC

BỘ PHẬN DÙNG

CÔNG DỤNG

THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

2. Lô hội

[Nha đam, Lư hội, Lưu hội]

[Aloe vera]

- Benzen

- Formaldehyd

- Tricloroetylen

- Xylen và toluen

- Amoniac

X

X

Ø

Ø

Ø

Lá, nhựa Cây từ lá

Lá cho 2 loại dược liệu:

1. Chất dịch màu vàng thu được khi gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài gọi là nhựa Aloe [Y học cổ truyền gọi là Nha đam], có công dụng nhuận trường.

2. Chất nhầy màu trắng bên trong gọi là gel Aloe, dùng để đắp trị bỏng, chống nhiễm trùng; làm kem chống nắng, dưỡng da, dầu gội.

Lô hội [Aloe vera]

TÊN CÂY

LOẠI BỎ CHẤT ĐỘC

BỘ PHẬN DÙNG

CÔNG DỤNG

THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

3. Cúc hoa trắng

[Cúc mâm xôi, Bạch cúc hoa]

[Chrysanthemum morifolium]

- Benzen

- Formaldehyd

- Tricloroetylen

- Xylen và toluen

- Amoniac

X

X

X

X

X

Hoa

Chữa nhức đầu, tăng huyết áp, mắt đỏ sưng đau.

Cúc hoa trắng [Chrysanthemum morifolium]

TÊN CÂY

LOẠI BỎ CHẤT ĐỘC

BỘ PHẬN DÙNG

CÔNG DỤNG

THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

4. Cây Si

[Cây Sanh]

[Ficus benjamina]

- Benzen

- Formaldehyd

- Tricloroetylen

- Xylen và toluen

- Amoniac

Ø

X

Ø

X

Ø

Nhựa và rễ phụ, lá

Giã đắp trị tụ máu do té ngã.

Cây Si [Ficus benjamina]

TÊN CÂY

LOẠI BỎ CHẤT ĐỘC

BỘ PHẬN DÙNG

CÔNG DỤNG

THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

5. Dây Thường xuân

[Dây Nguyệt quế, dây Lá nho]

[Hedera helix]

- Benzen

- Formaldehyd

- Tricloroetylen

- Xylen và toluen

- Amoniac

X

X

X

X

Ø

Lá, thân

Trị ho.

Dây Thường xuân [Hedera helix]

TÊN CÂY

LOẠI BỎ CHẤT ĐỘC

BỘ PHẬN DÙNG

CÔNG DỤNG

THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

6. Hổ vĩ

[Hổ vĩ mép vàng, Lưỡi cọp, Hổ thiệt]

[Sansevieria

trifasciata]

- Benzen

- Formaldehyd

- Tricloroetylen

- Xylen và toluen

- Amoniac

X

X

X

X

Ø

Trị ho, viêm họng, khan tiếng.

Hổ vĩ [Sansevieria trifasciata]

Để đạt hiệu quả tối ưu, có một số vấn đề cần lưu ý là:

- Cần ít nhất 2 cây xanh cho một phòng 100 m2.

- Cây trồng nên để ở nơi có gió lùa [cửa sổ, cửa ra vào] hoặc chỗ làm việc [trên bàn hoặc để gần bàn].

- Các cây cảnh vừa là cây thuốc Nam nói trên có thể thích hợp để trồng ờ trong nhà và các nơi công cộng [công sở, trường học, bệnh viện].

BSCKII. Hoàng Thanh Hiền

Khoa YHCT-PHCN, Bệnh viện Quận 11

Video liên quan

Chủ Đề