Tìm những từ ngữ chi tiết nói về giá trị của cốm nhận xét về cách sử dụng từ ngữ và nêu tác dụng

1
- Đoạn văn trên trích từ văn bản: Một thứ quà của lúa non: Cốm 
- Tác giả : Thạch Lam
2
- Đoạn văn được viết bằng thể loại : tùy bút
- PTBĐ chính: Biểu cảm
3
- Có thể chọn và chỉ ra một số biện pháp nghệ thuật như sau : So sánh hoặc
điệp ngữ… hoặc liệt kê 
- Tác dụng : 
+So sánh: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của
hồng như ngọc lựu già ……làm cho hai sản vật càng trở nên cao quý
+ Điệp ngữ: của; như; thức ... : nhấn mạnh cốm là sản vật thích hợp cho việc
làm quà sêu tết….
4
- Quan điểm của tác giả : Ca ngợi vẻ đẹp của những giá trị văn hóa cổ truyền,
đặc biệt tác giả muốn nhấn mạnh việc dùng Cốm làm lễ vật sêu tết thật thích
hợp và có ý vị sâu xa, bởi cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó
hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ, nó rất thích hợp
với việc lễ nghi của một xứ sở nông nghiệp lúa nước như nước ta..
- Tác giả phê phán thói sùng ngoại, bắt chước nước ngoài một cách mù quáng của những kẻ học đòi...

5
Nhận xét trên của tác giả nói về ý nghĩa và giá trị của cốm, đoạn văn ngắn
gọn nhưng có tính khái quát cao, thể hiện sự đánh giá vô cùng tinh tế và
chính xác của tác giả.
- Cốm là thứ quà rất độc đáo, gần gũi, gắn bó với cuộc đời làm nông của
người dân.
- Là lễ phẩm cánh đồng dâng tặng con người với vị lúa, mọt thứ hương mộc
mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội
- Cốm không còn là món quà vặt mà đã trở thành lễ phẩm dâng lên tổ tiên
6
GỢI Ý:
+ Thạch Lam là thành viên của Tự lực văn đoàn một tổ chức văn hoá lớn ông
bắt đầu viết chuyện từ rất sớm thành công ở thể chuyện ngắn và có tài miêu
tả tâm trạng lời văn gợi cảm giàu chất thơ. Tập bút ký " Hà Nội 36 phố
phường" là tác phẩm xuất sắc và độc đáo viết về văn hoá ẩm thực Việt Nam
một nét đẹp của Hà Nội " Ngàn năm vạn vật" được tác giả viết với tất cả tấm
lòng trân trọng thành kính, thiêng liêng.
+ Đoạn 1: thể hiện tài quan sát tinh tế một sự cảm nhận tài hoa, một
cách viết nhẹ nhàng, đầy chất thơ hương vị cốm là sự nhuần thấm các hương
thơm của lá sen trên hồ do cơn gió mùa hạ đem lại . Là " Các mùi thơm mát"
của bông lúa như thế nào........
+ Nguyên liệu làm ra cốm là " các chất quý trong sạch của trời:" được
hình thành một cách linh diệu lúc đầu " Một giọt sữa trắng thơm phảng phất
hương vị ngàn hoa cỏ" sau được nắng thu làm cho " Giọt sữa dần dần đọng
lại"
 Trái tim của tác giả như đang rung động trước màu xanh và hương
thơm dịu ngọt của bông lúa nếp non trên cánh đồng quê.
+ Đoạn 2: nhà văn tiếp tục cảm nhận đánh giá miêu tả những nét đẹp của cốm ông gọi cốm là " Quà riêng biệt" thức dâng của những cánh đồng
cốm mang hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê
nội cỏ An Nam cốm làm quà siêu tết với sự vương vít của tơ hồng nhà văn
dùng bao lời hay ý đẹp so sánh miêu tả cặp bạn bè " Tốt đôi" 
" Nếu con lòng dạ đổi thay 
Cốm này lệ mối hồng này long tai.
+ Tình duyên bền đẹp của lứa đôi như " Hồng cốm tốt đôi" sắc màu
hương vị của hồng Cốm là sự hoà hớp tuyệt vời màu xanh tươi......... bền lâu"
+ Cách so sánh của tác giả không chỉ sắc sảo tài hoa mà còn thể hiện
phong cách ẩm thực sành điệu.
+ Đoạn 3: Nhà văn vừa tiếp tục ca ngợi vẻ đẹp và giá trị của cốm vừa
nhắn nhủ mọi người về cách thưởng thức cách ăn cốm " Cốm không phải......
ngẫm nghĩ"
+ ý tưởng và cảm xúc của tác gải tập trung chủ yếu ở cụm từ " ăn cốm
ăn từng chút ít thong thả và ngẫm nghĩ " vì cốm chứa trong nó sự tinh tuý của
hương sen mang theo mùi ngan ngác của hoa sen của đàm nước và được chào
mời bởi cô gái làng vòng với đôi tay mềm mại ........
 Tác giả viết rất gợi cảm để nói lên mối quan hệ tự nhiên giữa lá sen
+ cốm tựa như 2 linh hồn lương tựa vào nhau làm tôn lên hương sắc thanh
quý cái lộc của trời cho.

XIN HAY NHẤT Ạ!

????

ĐỀ SỐ 1: “Cốm là một thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi … Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quí, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngot sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.” Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản có đoạn trích trên là ai? Câu 2: Văn bản có chứa đoạn trích được viết theo thể loại nào? Câu 3: Các từ “thanh đạm”, “ngọt sắc” thuộc từ loại nào? Câu 4: Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn: “Cốm là một thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Câu 5: Nêu nội dung đoạn trích trên? Câu 6: Từ nội dung của đoạn, hãy nêu suy nghĩ, tình cảm của em về những đặc sản của thành phố quê hương. GỢI Ý: 1. - Văn bản “Một thứ quà của lúa non, Cốm”, tác giả: Thạch Lam 2. - Thể loại: tùy bút 3. - Tính từ 4. - Phân tích ngữ pháp Chủ ngữ: Cốm Vị ngữ 1: là một thức quà riêng biệt của đất nước Vị ngữ 2: là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh Vị ngữ 3: mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. 5. - Nội dung đoạn trích: Cốm là thứ quà độc đáo làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê mà cánh đồng dâng tặng con người, nó trở thành món quà văn hóa, phong tục, nhất là phong tục sêu tết trong hôn nhân 6. Suy nghĩ, tình cảm của em đối với đặc sản của thành phố quê hương - Thành phố Hải Phòng có rất nhiều đặc sản nổi tiếng của vùng sông nước như mắm cáy, mắm nước, thuốc lào Vĩnh Bảo, bánh đa cua, nem bể, bánh mì cay,… - Đây là những món ăn có giá trị về vật chất và tinh thần, văn hóa của quê hương, tuy bình dị nhưng chứa đựng tất cả tinh túy của thiên nhiên và con người. Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của thành phố quê hương tạo nên thế mạnh cho ngành du lịch và kinh tế phát triển. - Tự hào về quê hương và thấy cần phải giữ gìn và phát huy nét đẹp của thành phố. ĐỀ SỐ 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve ... Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm. a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? b. Theo tác giả, cần phải thưởng thức cốm như thế nào? Vì sao? Qua cách thưởng thức này, tác giả thể hiện thái độ nào với món ăn dân giã mà đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc? c. Nhận xét về cách miêu tả, giộng văn được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của nó. d. Qua đoạn văn, em hãy viết đoạn văn thể hiện những việc làm để giữ gìn, phát huy những giá trị vật chất, tinh thần của quê hương. GỢI Ý: Phần I Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả. Câu 2 - Cốm không phải là thức quà của người vội vì: Nếu ăn vội sẽ không cảm nhận được hương vị thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc, mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. - Cách cảm nhận, thưởng thức cốm của tác giả cho em thấy: Tình cảm yêu mến, cẩn trọng, nâng niu bằng cả tấm lòng; biểu hiện sự lịch sự, văn hóa trong thưởng thức cốm của Thạch Lam. Câu 3 - Cách miêu tả: Chi li, tỉ mỉ, cặn kẽ. - Giọng văn: Đối thoại nhẹ nhàng như lời tâm sự, nhắn nhủ rất ân tình, thân mật. - Tác dụng: + Giúp người đọc hình dung được cách ăn và mua cốm nhã nhặn, lịch sự, trang nhã. + Làm cho đoạn văn trở nên sinh động. + Thể hiện tình yêu, niềm tự hào và thái độ nâng niu, trân trọng của tác giả đối với món quà đặc sắc của dân tộc. Câu 4 Giữ gìn và phát huy những giá trị tinh thần, vật chất của quê hương: - Nâng niu, trân trọng. - Quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế. - Tiếp tục sáng tạo những giá trị vật chất, tinh thần mang đậm bản sắc Việt Nam để làm giàu cho quê hương đất nước.

Video liên quan

Chủ Đề