Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản Tôi đi học

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Xác định quy trình để viết một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm

1. Lựa chọn ngôi kể

2. Xác định thứ tự kể

3. Lựa chọn sự việc chính

4. Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết.

5. Viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.

A. 1, 3, 2, 4, 5

B. 2, 1, 4, 3, 5

C. 3, 1, 2, 4, 5

D. 1, 2, 4, 3, 5

Soạn văn 8 bài: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Bài tập làm văn số 3 Ngữ văn 8

Bài tập làm văn số 2 Ngữ văn 8

Bài tập làm văn số 1 Ngữ văn 8

Soạn văn 8 bài: Hai chữ nước nhà

Soạn văn 8 bài: Ôn tập và kiểm tra tiếng Việt

Soạn văn 8 bài: Muốn làm thằng Cuội

Soạn văn 8 bài: Thuyết minh về một thể loại văn học

Soạn văn 8 bài: Ôn luyện về dấu câu

Soạn văn 8 bài: Đập đá ở Côn Lôn

Soạn văn 8 bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Soạn văn 8 bài: Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng

Soạn văn 8 bài: Dấu ngoặc kép

Soạn văn 8 bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Soạn văn 8 bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Soạn văn 8 bài: Bài toán dân số

Soạn văn 8 bài: Phương pháp thuyết minh

Soạn văn 8 bài: Câu ghép [tiếp theo]

Soạn văn 8 bài: Ôn dịch, thuốc lá

Soạn văn 8 bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

Soạn văn 8 bài: Nói giảm nói tránh

Soạn văn 8 bài: Thông tin về ngày trái đất năm 2000

Soạn văn 8 bài: Ôn tập truyện kí Việt Nam

Soạn văn 8 bài: Hai cây phong

Soạn văn 8 bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Soạn văn 8 bài: Chương trình địa phương [phần tiếng Việt]

I - Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

[Đoạn văn trang 72, 73 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1]

1. Tìm và chỉ ra các yếu tố miêu tả và các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên. [Chú ý chỉ ra các từ ngữ, câu văn, hình ảnh, chi tiết thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm]. Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự ?

2. Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên, sau đó chép lại các câu kể người và việc thành một đoạn. Đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn trên để rút ra nhận xét : Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào ? Từ đó rút ra kết luận về vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong việc kể chuyện.

3. Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao ? [Nó có thành "chuyện" không ? Vì sao ?]. Tự rút ra nhận xét về vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự.

1. Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản đã học như Tôi đi học [Thanh Tịnh], Tức nước vỡ bờ [Ngô Tất Tố], Lão Hạc [Nam Cao],... Phân tích giá trị của các yếu tố đó.

2. Hãy viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân [ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, ...] sau một thời gian xa cách [chú ý sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể].

I - Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

[Đoạn văn trang 72, 73 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1]

Yêu cầu :

Câu 1 trang 73 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : 

- Các yếu tố miêu tả :

+ Xe chạy chầm chậm. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại.

+ Mẹ tôi không còm cõi xơ xác như cô tôi nói.

+ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

+ Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn… thơm tho lạ thường.

- Các yếu tố biểu cảm :

+ Tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.

+ Hay tại sự sung sướng bỗng chốc được trông thấy cái hình hài… sung túc ?

+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp… khắp da thịt.

+ Phải bé lại và lăn vào lòng… êm dịu vô cùng.

Các yếu tố miêu tả biểu cảm và tự sự không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau : vừa kể, vừa tả và biểu cảm.

Câu 2 trang 73 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : 

- Các yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa 2 mẹ con thêm sinh động, với tất cả màu sắc, hương vị, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật... như hiện lên trước mắt người đọc.

- Yếu tố biểu cảm giúp người viết thể hiện được rõ tình mẫu tử sâu nặng, buộc người đọc phải xúc động, trăn trở, suy nghĩ trước sự việc và nhân vật.

Các yếu tố miêu tả và biểu cảm này làm cho ý nghĩa của truyện càng thêm thấm thía và sâu sắc. Nó cũng giúp tác giả thể hiện được thái độ trân trọng và tình cảm yêu mến của mình đối với nhân vật và sự việc.

Câu 3 trang 73 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao ? [Nó có thành "chuyện" không ? Vì sao ?]. Tự rút ra nhận xét về vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự. 

Nhận xét :

Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì không có chuyện. Bởi vì cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính tạo nên, các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển được.

Ghi nhớ :

- Trong văn bản tự sự, rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc [kể chuyện] mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.

II - Luyện tập

Câu 1 trang 74 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :

Một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản :

Tôi đi học [Thanh Tịnh] :

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng…

Tức nước vỡ bờ [Ngô Tất Tố] :

Chị Dậu nghiến hai hàm răng :

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem !

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Câu 2 trang 74 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :

Đoạn văn tham khảo

Tôi nhìn dòng người đông đúc giữa sân bay rộng lớn này, lòng tự hỏi liệu bà còn nhận ra tôi không. Khi mẹ đưa tôi sang Mĩ sinh sống, rời xa Hà Nội, tôi khi ấy chỉ là cô bé 10 tuổi. Tôi trở về sau 9 năm, khi biết tin bà đang mắc bệnh u não. Hôm nay tôi về, bà nói sẽ ra đón tôi, nhưng tôi vẫn chưa nhìn thấy ai quen thuộc cả. Một nhóm người già trẻ. A bác tôi! Người ngồi xe lăn kia, không lẽ, đó là bà tôi! Tôi vội vã chạy đến, bà tôi đã già hơn trước. Những nếp nhăn hằn sâu hơn, màu tóc bạc nhiều hơn, nhưng khuôn mặt bà vẫn hiền hậu như thế. Bà khóc rồi. Bà ơi! Đứa cháu bao năm xa cách nay đã về bên bà rồi. Cháu nhớ bà lắm. Tôi vừa nhìn khuôn mặt hiền từ của bà vừa thốt lên nức nở như một đứa trẻ, càng khóc to hơn khi nghĩ đến căn bệnh bà đang phải chịu. Bà nở nụ cười hạnh phúc, vòng tay ôm lấy tôi: “Cháu gái ngốc của bà”.

Video liên quan

Soạn bài Tôi đi học sẽ cho bạn đầy đủ cảm xúc nhất của ngày đầu tựu trường là thế nào qua nhân vật “tôi”. Nhà văn Thanh Tịnh ẩn mình trong nhân vật “tôi” để truyền tải chân thực nhất có thể cảm xúc bồi hồi của cậu học sinh ngày khai trường. Cùng Kiến Guru tham khảo bài soạn văn Tôi đi học để cảm nhận rõ hơn điều đó nhé.

Tìm hiểu chung để soạn bài Tôi đi học

1. Tác giả

– Thanh Tịnh [1911 – 1988] tên khai sinh của ông là Trần Văn Ninh, quê ở Gia Lạc, ven sông Hương, thành phố Huế. 

Thanh Tịnh [1911 – 1988]

– Các tác phẩm nổi tiếng của tác giả như Quê mẹ [1941], Hận chiến trường [1937], Ngậm ngải tìm trầm [1943], …

2. Tác phẩm

Tác phẩm Tôi đi học được in trong tập Quê mẹ [1941], tác phẩm theo thể loại hồi ký ghi lại cảm xúc và những kỷ niệm đẹp, đáng nhớ của tuổi thơ trong ngày tựu trường.

– Bố cục gồm 3 phần:

+ Đoạn đầu [từ đầu đến “trên ngọn núi”]: Tâm trạng nôn nao, háo hức về kỉ niệm ngày tựu trường đầu tiên.

+ Đoạn thứ hai [tiếp theo đến “tôi cũng lấy làm lạ”]: Tâm trạng nhân vật “tôi” và khung cảnh ở sân trường làng trong ngày khai trường.

+ Đoạn cuối [phần còn lại]: Cảm xúc của nhân vật “tôi” khi bước vào lớp đón nhận giờ học.

II. Tìm hiểu chi tiết để soạn bài Tôi đi học

Câu 1 [trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:

– Những chi tiết làm gợi lên trong nhân vật “tôi” về cái buổi tựu trường đầu tiên, quá khứ được khơi nguồn cảm xúc từ hiện tại trước mắt: khi đó là “cuối thu lá rụng”, “mây bàng bạc”, “mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ”.

– Những kỉ niệm được diễn tả theo trình tự thời gian [từ hiện tại → quá khứ] và không gian [trên con đường đến trường → ở sân trường Mĩ Lí → vào trong lớp học].

Câu 2 [trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:

Soạn bài Tôi đi học đến đoạn này ta sẽ thấy tâm trạng nôn nao, hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ:

– Trên đường nhân vật “tôi” đến trường cùng mẹ: thấy “lạ”, thấy trong lòng “đang có sự thay đổi lớn”, cậu tự nhiên cảm thấy không khí đầy trang trọng, nâng niu nhẹ nhàng mấy quyển vở, rồi đơn giản là muốn thử sức với việc cầm bút.

Cảm giác bỡ ngỡ của ngày đi học đầu tiên trong mỗi đứa trẻ

– Mới bước đến sân trường: ngạc nhiên, cảm thấy thân mình nhỏ bé, nỗi lo sợ dần xuất hiện.

– Nghe gọi tên rồi rời khỏi vòng tay mẹ: có chút giật mình, bỡ ngỡ, đầy lúng túng, sợ hãi mà tác giả đã ví von như quả tim ngừng đập.

– Ngồi vào trong lớp học: mùi hương lạ lẫm, bức hình được treo trên tường cũng thấy lạ, rồi cả lạm nhận bàn ghế, chỗ ngồi là của mình; nhân vật “tôi” chẳng còn sợ nữa, không thấy xa lạ với người bạn mới đang ngồi bên, bắt đầu quen với những là lẫm.

Câu 3 [trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:

Soạn văn Tôi đi học, ta nhận ra những thái độ và hành động bình dị rất đáng trân trọng của người lớn được tác giả đề cập đến đều vô cùng trách nhiệm, tạo ấn tượng tốt trước các em:

– Ông đốc: toát lên vẻ hiền từ, với giọng nói đầy căn dặn và động viên, luôn tươi cười nhẫn nại.

Ngày khai giảng trang trọng trong lòng các em học sinh

– Thầy giáo: tươi cười phấn khởi chờ đón.

– Phụ huynh các bé: âu yếm, ân cần, chuẩn bị chỉnh chu cho các con, cảm giác hồi hộp cùng với con.

Câu 4 [trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:

Các hình ảnh so sánh sống động, gần gũi với trẻ thơ: 

– “… những cảm giác trong sáng ấy … trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi … giữa bầu trời quang đãng” → thứ tình cảm trong veo, đẹp đẽ bay bổng trong người cậu bé lần đầu đi học.

– “Ý nghĩ ấy thoáng qua … nhẹ nhàng như một làn mây … trên ngọn núi” → tâm hồn trẻ thơ tự do mơ mộng, thỏa sức ngắm nhìn thế giới mới mà không bận tâm quá nhiều điều.

– “Họ như con chim non … bên bờ tổ nhìn … trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ” → sự nhỏ dại, non nớt, nhưng cũng chất chứa những khát vọng của những cậu học sinh. Có chút rụt rè nhưng đáng yêu của những đứa bé lần đầu rời xa vòng tay mẹ

– “Hết co lên một chân, … lại duỗi mạnh”→ trong long bỗng thấy bồn chồn, hồi hộp với tiếng trống trường.

– “trường Mĩ Lí … xinh xắn, … oai nghiêm như … đình làng Hòa Ấp”→ sự ví von dễ thương với cái nhìn đẹp đẽ trong tư tưởng của trẻ thơ về ngôi trường.

Câu 5 [trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:

– Nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Tôi đi học:

+ Sự đan xen linh hoạt các yếu tố miêu tả và tự sự, bố cục chặt chẽ, hài hòa với nhau.

+ Là truyện nhưng mang chất thơ nhẹ nhàng.

+ Lời kể giàu chất biểu cảm, cuốn hút

III. Kết luận soạn bài Tôi đi học

1. Giá trị nội dung

– Tác phẩm tái hiện rõ nét cảm giác hồi hộp, tâm trạng bỡ ngỡ, kỉ niệm trong sáng tuổi học trò của nhân vật “tôi” buổi tựu trường đầu tiên.

2. Giá trị nghệ thuật

– Xây dựng tình huống truyện mới mẻ, độc đáo: lấy bối cảnh ngày đầu tiên đi học.

– Sự kết hợp linh hoạt, sáng tạo giữa các phương thức: miêu tả, tự sự và biểu cảm.

– Truyện được viết thành theo dòng hồi tưởng: từ bối cảnh hiện tại và nhớ về quá khứ.

– Giọng điệu trữ tình, trong sáng.

– Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.

Soạn bài Tôi đi học của Thanh Tịnh cho ta những khoảng trời tuổi thơ trở về cảm xúc trong trẻo nhất thuở ngày đầu đi học. Hy vọng với bài soạn văn Tôi đi học ở trên, Kiến Guru đã giúp bạn nắm trọn vẹn ý nghĩa và nội dung tác giả muốn truyền tải. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các bài học giá trị khác trên app học tập Kiến Guru để bổ sung kiến thức mỗi ngày nhé.

Video liên quan

Chủ Đề