Tính chất hóa học của khí carbon dioxide lớp 6

Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể tự nhiên?

Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo?

Chất nào sau đây được coi là tinh khiết?

Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây chỉ chất?

Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách nào sau đây?

Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng phương pháp lọc là:

Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?

Hỗn hợp là sự trộn lẫn của mấy chất với nhau?

Hãy ghép câu ở cột A với cột B sao cho đúng tính chất của chất vào cột A+B?

Tính chất hóa học của khí carbon dioxide lớp 6

Chọn một phương pháp thích hợp để tách muối ăn từ nước biển.

Bấm vào các từ/ cụm từ chỉ chất trong câu dưới đây:

Bấm vào các từ/ cụm từ chỉ vật thể trong câu dưới đây:

Chọn phát biểu sai khi nói về chất:

Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:

Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là:

Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?

Tính chất CO2

Tính chất hóa học của CO2 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc tìm hiểu, giải đáp các thắc mắc về tính chất hóa học của khí carbon dioxide cũng như cách điều chế CO2, từ đó vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.

I. Tính chất vật lý của CO2

Trong điều kiện bình thường CO2 là khí không màu, không mùi và có vị chua nhẹ hòa tan tốt ở trong nước, nặng gấp 1,524 lần không khí.

Khí CO2 không tham gia phản ứng cháy và hóa lỏng tại nhiệt độ -78 độ C. Ngoài ra, CO2 có thể bị phân hủy tại nhiệt độ cao 2000 độ C thành CO và O2.

II. Tính chất hóa học của CO2

  • CO2 là oxit axit

CO2 tan trong nước tạo thành axit cacbonic (là một điaxit rất yếu)

CO2 + H2O ↔ H2CO3

  • CO2 tác dụng với oxit bazơ → muối.

CaO + CO2 → CaCO3 (t0)

  • CO2 tác dụng với dung dịch bazơ → muối + H2O

NaOH + CO2 → NaHCO3

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

  • CO2 bền, ở nhiệt độ cao thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh

CO2 + 2Mg → 2MgO + C

CO2 + C → 2CO

Lưu ý: Được dùng để giải thích CO2 không dùng để dập tắt các đám cháy kim loại.

III. Điều chế cacbon đioxit

CO2 được tạo ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau như

1. Quá trình hô hấp của người và động vật

C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O

2. Quá trình lên men bia rượu

C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH

3. Quá trình đốt cháy nhiên liệu

CxHy + (x + y/4)O2 → xCO2 + y/2H2O

4. Trong công nghiệp

C + O2 → CO2 (đốt cháy hoàn toàn than cốc trong không khí)

CaCO3 → CaO + CO2 (10000C)

5. Trong phòng thí nghiệm

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

IV. Dạng bài tập CO2tác dụng với dung dịch kiềm

1. Bài toán CO2 dẫn vào dung dịch NaOH, KOH

Khi cho CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dung dịch NaOH đều xảy ra 3 khả năng tạo muối:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1)

CO2 + NaOH → NaHCO3 (2)

Đặt T = nNaOH/nCO2

  • Nếu T = 2: chỉ tạo muối Na2CO3
  • Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối NaHCO3
  • Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối NaHCO3 và Na2CO3

2. Bài toán CO2 dẫn vào dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2

Do ta không biết sản phẩm thu được là muối nào nên phải tính tỉ lệ T:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O (1)

Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 (2)

Đặt T = nCO2 : nCa(OH)2

  • Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối CaCO3
  • Nếu T = 2: chỉ tạo muối Ca(HCO3)2
  • Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, thêm NaOH dư vào thấy có kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả CaCO3 và Ca(HCO3)2

Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng nước lọc lại thấy kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả CaCO3 và Ca(HCO3)2.

Nếu không có các dữ kiện trên ta phải chia trường hợp để giải.

* Khi những bài toán không thể tính T ta dựa vào những dữ kiện phụ để tìm ra khả năng tạo muối.

Hấp thụ CO2 vào nước vôi thì chỉ tạo muối CaCO3.

Ví dụ mình họa

Bài 1: Hấp thụ hoàn toàn 0,16 mol CO2 vào 2 lít dd Ca(OH)2 0,05 M thu được kết tủa X và dd Y. Cho biết khổi lượng dd Y tăng hay giảm bao nhiêu so với dd Ca(OH)2 ban đầu?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nCa(OH)2 = 0,05.2 = 0,1 mol

T = nCO2 : nCa(OH)2 = 0,16/0,1 = 1,6 → 1 < T < 2 → tạo cả muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

0,1……….0,1…………0,1

→ Số mol CO2 dùng để hòa tan kết tủa là: 0,16 – 0,1 = 0,06 mol

CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2

0,06 → 0,06

→ Số mol kết tủa còn lại là: 0,1 – 0,06 = 0,04 mol

→ m ↓ = mCaCO3 = 0,04.100 = 4g

→ mdd tăng = mCO2 - mCaCO3 = 0,16.44 - 4 = 3,04g

Bài 2: Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dd Ca(OH)2 1M thu được 6g kết tủa. Lọc kết tủa đun nóng dd lại thấy có kết tủa nữa. Tìm V?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Dd sau phản ứng đun nóng lại có kết tủa → có Ca(HCO3)2 tạo thành

nCaCO3 = 6/100 = 0,06 mol

BTNT Ca: 0,1 = nCaCO3 + nCa(HCO3)2 = 0,06 + nCa(HCO3)2 → nCa(HCO3)2 = 0,04 mol

BTNT C: nCO2 = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 = 0,06 + 2.0,04 = 0,14 mol

→ V = 0,14. 22,4 = 3,136 lít

Bài 3. Cho 0,448 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,5M. Thu được dung dịch X, cô cạn X thu được m gam chất rắn. Tìm giá trị của m.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nCO2 = 0,448/22,4 = 0,02 (mol)

nNaOH= 0,1.0,5 = 0,05 (mol)

Ta thấy: nNaOH/nCO2= 0,05/0,02 = 2,5 > 2 → Sau phản ứng thu được Na2CO3 và NaOH dư

Phương trình hóa học: CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Ban đầu: 0,02 0,05 (mol)

Phản ứng: 0,02 → 0,04 → 0,02 (mol)

Sau phản ứng còn: 0 0,01 0,02 (mol)

Vậy chất rắn sau khi cô cạn có chứa: 0,02 mol Na2CO3 và 0,01 mol NaOH dư

→ mchất rắn = 0,02.106 + 0,01.40 = 2,52 gam

Để tham khảo đầy đủ chi tiết nội dung dạng bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm mời các bạn ấn vào link tại: Chuyên đề: CO2 tác dụng với dung dịch kiềm.

-------------------------------------

Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Giải SBT Vật Lí 9, Chuyên đề Sinh học 9, Chuyên đề Hóa học 9. Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đề bài

Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của khí carbon dioxide?

A. Chất khí, không màu

B. Không mùi, không vị

C. Tan rất ít trong nước

D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Tính chất vật lí: không có sự tạo thành chất mới:

+ Thể (rắn, lỏng, khí)

+ Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng

+ Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác

+ Tính nóng chảy, sôi của một chất

+ Tính dẫn nhiệt, dẫn điện

- Tính chất hóa học: có sự tạo thành chất mới

+ Chất bị phân hủy

+ Chất bị đốt cháy

Lời giải chi tiết

A: Tính chất vật lí: thể, màu sắc

B: Tính chất vật lí: mùi, vị

C: Tính chất vật lí: tính tan trong nước

D: Tính chất hóa học: có sự tạo thành chất mới: làm đục nước vôi trong

=>  Đáp án D

HocTot.Nam.Name.Vn