Tình hình dịch ở thành phố hồ chí minh

5 địa phương ở TP HCM có nguy cơ "dịch chồng dịch"

[NLĐO]- Các quận 12, Bình Tân, Tân Phú, huyện Bình Chánh và TP Thủ Đức có nguy cơ bùng dịch sốt xuất huyết cũng như Covid-19

  • TP HCM: Sốt xuất huyết báo động đỏ, bệnh nhân nằm la liệt ngoài hành lang

  • TP HCM: Công chức Sở Tài chính quá tải khi "ôm" việc của 16 quận

  • Dịch Covid-19 hôm nay: Số mắc tăng ở nhiều tỉnh, thêm 3 ca tử vong

  • Dịch Covid-19 hôm nay: Hà Nội có ca mắc cao nhất

Tại cuộc họp định kỳ về tình hình kinh tế- xã hội 6 tháng đầu năm 2022 do UBND TP HCM tổ chức ngày 29-6, Giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng đã thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19.

Cụ thể, số liệu của Tổ chức Y tế thế giới [WHO] cho thấy các biến thể mới như BA.4 và BA.5 đang có xu hướng thay thế chủng cũ [BA.2] trên toàn cầu. Vừa qua, Bộ Y tế đã công bố biến thể phụ BA.5 đã có mặt tại Việt Nam.

Theo nhận định của Cục Y tế Dự phòng, BA.5 cũng có khả năng trở thành biến thể chủ đạo ở Việt Nam trong thời gian tới.

Giám đốc Sở Y tế cảnh báo 5 địa phương có nguy cơ "dịch chồng dịch" [ Ảnh: Trung tâm Báo chí TP HCM]

Giám đốc Sở Y tế nhìn nhận dù hiện nay số ca mắc mới tại TP HCM chỉ dao động từ 5 đến 30 ca, tuy nhiên biến thể mới xuất hiện đồng nghĩa với việc số ca mắc sẽ xuất hiện nhiều hơn. Ca nhập viện tăng nếu không có giải pháp quyết liệt.

Để phòng dịch, lãnh đạo Sở Y tế nhấn mạnh vấn đề quan trọng nhất là phải tiêm vắc-xin. Hiện TP HCM còn tồn hơn 490.500 liều vắc-xin và Bộ Y tế sẽ không nhận lại nếu không tiêm hết.

Theo ông Tăng Chí Thượng, tỉ lệ tiêm mũi 3 của thành phố khá cao nhưng tiêm mũi 4 còn thấp. Nếu biến thể mới làm dịch bùng lên, chỗ nào mắc nhiều thì chắc chắn do tiêm vắc-xin ít

Dựa trên cơ sở này, ngành y tế thành phố dự báo nếu chủng BA.5 xuất hiện, các địa phương có nguy cơ bùng phát dịch là: Bình Tân, Bình Chánh, Bình Thạnh, quận 12, Tân Phú, Nhà Bè, Gò Vấp, quận 4, TP Thủ Đức, quận 6. Nguyên nhân do các địa phương này có tỉ lệ tiêm nhắc mũi 1, 2 rất thấp.

Trước nguy cơ dịch tái bùng phát, ông Tăng Chí Thượng đề nghị 10 địa phương trên và Bệnh viện Dã chiến số 13 sẵn sàng kích hoạt lại các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19.

Đối với dịch sốt xuất huyết, Giám đốc Sở Y tế cho biết so với năm 2019 [năm dịch bùng phát nhiều], số ca mắc năm nay tăng theo chiều thẳng đứng ngay từ đầu dịch [đầu mùa mưa]. Tại khu vực phía Nam, số ca mắc hiện là gần 55.900, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019, số ca nặng tăng.

"Năm nay dịch sốt xuất huyết bùng phát dữ dội. Điều này thực sự là rất đáng lo" - ông tăng Chí Thượng cảnh báo và cho biết đến nay TP HCM đã ghi nhận 10 ca tử vong do sốt xuất huyết. Các địa phương có số ca mắc cao là Bình Tân, Bình Chánh, quận 12, Hóc Môn, Thủ Đức, Củ Chi, Tân Phú.

Sở Y tế cảnh báo nguy cơ dịch bùng phát dữ dội tại đây nếu không có giải pháp quyết liệt. Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Y tế cũng nhắc nhở các quận 1, 5, 10, 11, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ chưa tổng vệ sinh diệt các ổ sinh sản của muỗi truyền bệnh.

Theo cảnh báo của Sở Y tế, 5 địa phương là quận Bình Tân, quận 12, Tân Phú, huyện Bình Chánh và TP Thủ Đức vừa có nguy cơ bùng phát Covid-19, vừa đối mặt tình trạng dịch sốt xuất huyết gia tăng.

Về giải pháp phòng chống, Sở Y tế cho biết đã xây dựng các kịch bản thu dung, điều trị nếu số ca mắc tăng. Cùng với đó, kích hoạt hội chẩn từ xa, can thiệp tại chỗ, chuyển viện an toàn; tập huấn phác đồ điều trị sốt xuất huyết; đảm bảo thuốc, vật tư y tế điều trị.

Đề nghị TP HCM sớm bố trí kinh phí chống dịch cho địa phương

Tại cuộc họp, nhiều quận huyện phản ánh, kiến nghị TP HCM sớm bố trí kinh phí để chống dịch, hỗ trợ người dân.

Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng kiến nghị thành phố sớm bố trí ngân sách để hoàn tất việc chi cho công tác phòng chống dịch, đặc biệt là gói hỗ trợ F0 và tiền thuê nhà. Ngoài ra, một số gói thầu lắp đặt các bệnh viện dã chiến còn chưa quyết toán xong nên địa phương này phải tạm ứng từ cải cách tiền lương để chi cho việc này.

Chủ tịch UBND quận 1 Lê Đức Thanh cũng kiến nghị thành phố cấp bổ sung hơn 200 tỉ đồng để hỗ trợ gần 2.300 trường hợp mất việc theo Nghị quyết 09 của HĐND TP HCM, gần 41.000 trường hợp theo Nghị quyết 68/2021 của Chính phủ, và chi hỗ trợ tiền ăn cho các trường hợp là F0, F1.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng yêu cầu Sở Y tế tổng hợp các kinh phí còn tồn tại của ngành để thành phố sớm xử lý.

PHAN ANH

TP HCMNữ bệnh nhân 65 tuổi mắc Covid-19 bị nhồi máu cơ tim cấp, phổi đông đặc trắng xóa, kèm nhiều bệnh nền, là F0 nặng nhất giai đoạn dịch hiện tại.

Trước nguy cơ dịch có thể tái bùng phát, 37 bệnh viện tại TP HCM đã lập khoa điều trị Covid-19, bệnh viện dã chiến ba tầng 1.000 giường vẫn duy trì.

13 tỉnh thành chưa tiếp nhận vaccine được phân bổ hoặc xin chuyển đến nơi khác, 22 địa phương chỉ tiếp nhận một phần số lượng... do "khó vận động người dân đi tiêm".

TP HCM giải thể các bệnh viện dã chiến đã ngưng hoạt động thời gian qua; trong số bệnh viện dã chiến ba tầng chỉ duy trì số 13, ngưng số 14 và 16.

Trước số ca mắc Covid-19 giảm mạnh, Sở Y tế thành phố sẽ dừng hoạt động khoảng 400 trạm y tế lưu động, thời gian do địa phương quyết định.

TP HCMKhi những bệnh nhân cuối cùng xuất viện, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 sẽ làm các thủ tục để kịp đóng cửa trung tâm ICU lớn nhất Việt Nam vào cuối tháng này.

TP HCMNgười đàn ông 35 tuổi, mắc Covid-19 nguy kịch hồi phục ngoạn mục sau hơn 52 ngày điều trị ECMO và 30 ngày thở máy xâm lấn.

Từ đầu năm đến nay, Bảo hiểm xã hội TP HCM đã chi chế độ nghỉ ốm cho gần 100.000 lao động mắc Covid-19 với tổng số tiền gần 220 tỷ đồng.

TP HCMKhi người dân test nhanh dương tính khai báo online trên Hệ thống quản lý người bệnh Covid-19, phần mềm xác định người này thuộc nhóm nguy cơ và gửi tin nhắn đến bác sĩ trạm y tế.

Thành phố ghi nhận 2 phường ở nguy cơ dịch cấp 3 [vùng cam], giảm 2 địa bàn so với tuần trước; 10 quận huyện đạt 100% vùng xanh.

Từ tháng 2 đến nay, số trẻ mắc Covid-19 ở TP HCM tăng 2-3 lần mỗi tuần, chủ yếu ở nhóm trẻ tiểu học.

Sở Y tế TP HCM ngày 11/3 yêu cầu ba bệnh viện nhi tăng số giường điều trị tại Khoa Covid-19 lên ít nhất 300, trong đó có 50 giường hồi sức, trong bối cảnh F0 trẻ em tăng cao.

Từ khi phát hiện ca Omicron cộng đồng đầu tiên ngày 19/1, ca nhiễm ở thành phố tăng nhanh, song số tử vong, can thiệp ECMO giảm; phần lớn F0 chuyển nặng trên 65 tuổi, nhiều bệnh nền.

Thành phố ghi nhận 4 phường, xã ở nguy cơ dịch cấp 3 [vùng cam], giảm 9 địa bàn so với tuần trước.

Chánh văn phòng Sở Y tế Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết thuốc molnupiravir trên thị trường không thiếu, thành phố cũng còn 29.000 liều phát miễn phí, người dân không nên mua tích trữ.

Lãnh đạo thành phố yêu cầu các quận, huyện siết lại các hoạt động ở 13 xã, phường nguy cơ dịch cấp 3 [vùng cam] và đặt mục tiêu hai tuần nữa vượt qua đỉnh dịch.

Thành phố ghi nhận 13 phường, xã ở nguy cơ dịch cấp 3 [vùng cam] theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, tăng 12 địa bàn so với tuần trước.

TP HCMQuy định học sinh F1 phải có chứng nhận xét nghiệm âm tính mới được trở lại học trực tiếp khiến phụ huynh bức xúc vì gây mất thời gian, tốn kém.

Thành phố cho ngưng hoạt động Trung tâm hồi sức Covid-19 ở TP Thủ Đức, để chuẩn bị tiếp nhận, điều trị bệnh nhân ung, bướu và ngưng bệnh viện dã chiến số 6, 8, 12.

TP HCMQuy định phải xét nghiệm toàn bộ F1 khi phát hiện F0 khiến nhiều trường rơi vào tình trạng khó khăn vì không đủ tiền mua kit test, thiết bị y tế.

Video liên quan

Chủ Đề