Tính nguyên hợp trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh

Đề bài: Phân tích truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Bài văn mẫu Phân tích truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
 

I. Phân tích truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh

1. Mở bài

- Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có vô vàn những tác phẩm có giá trị văn hóa, truyền thống, lịch sử sâu sắc, đó là những truyền thuyết, những câu chuyện cổ, những câu ca dao được lưu truyền từ đời này qua đời khác như một thứ tài sản tinh thần vô giá.
- Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh là một trong những truyền thuyết có xuất xứ lâu đời nhất, thể hiện niềm khao khát chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta, trước nỗi lo thiên tai bão lụt vẫn thường hoành hành hằng năm.

2. Thân bài

- Vua Hùng Vương thứ 18 kén rể cho Mị Nương, có hai chàng trai tài giỏi đến cầu hôn, cả hai ngang tài ngang sức => Vua Hùng khó chọn lựa, bèn đưa ra sính lễ thách cưới để thử thách.
- Sính lễ "một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao"…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có vô vàn những tác phẩm có giá trị văn hóa, truyền thống, lịch sử sâu sắc, đó là những truyền thuyết, những câu chuyện cổ những câu ca dao được lưu truyền từ đời này qua đời khác như một thứ tài sản tinh thần vô giá. Những truyền thuyết ấy đã phản ánh một cách khách quan và khái quát về vẻ đẹp cuộc sống sinh hoạt cùng những giá trị tinh thần sâu sắc, tích cực, về ước muốn những ước muốn và niềm tin cao đẹp của con người muôn đời nay. Sơn Tinh, Thủy Tinh là một trong những truyền thuyết có xuất xứ lâu đời nhất, gắn liền với tuổi thơ của nhiều độc giả thông qua lời kể của bà của mẹ. Câu chuyện thể hiện niềm khao khát chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta, trước nỗi lo thiên tai bão lụt vẫn thường hoành hành hằng năm.

Bối cảnh của truyền thuyết là vào thời Hùng Vương thứ 18, ông chỉ có một cô con gái là công chúa Mị Nương. Vì tình cảm yêu thương con gái và nỗi lòng của cha mẹ nên vua Hùng muốn chọn cho con người chồng tốt nhất thiên hạ. Chính vì thế mới có cuộc kén rể, đọ tài đọ sức giữa hai chàng trai có xuất thân và sức mạnh phi thường. Người thứ nhất là thần núi Tản Viên, thường gọi là Sơn Tinh với khả năng "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Còn chàng trai còn lại cũng chẳng kém cạnh, bởi chàng xuất thân là chúa vùng nước thẳm "gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về". Xét tổng thể, cả hai chàng trai đều làm vừa lòng vua Hùng, khiến ông rất khó chọn lựa, chính vì thế mới có chuyện thách cưới của vua Hùng.

Lễ vật thách cưới mà vua Hùng đưa ra cũng chẳng phải là những thứ tầm thường dễ kiếm, nào là "một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao". Tuy nói là lễ vật đưa ra công bằng cho cả hai chàng trai, nhưng nếu xét thật kỹ thì thật ra vua Hùng dường như có ý thiên vị cho Sơn Tinh hơn cả. Nói vậy bởi những sính lễ mà vua Hùng đưa ra, phần lớn đều chỉ có ở trên cạn, mà Sơn Tinh lại là thần núi, tìm kiếm những vật ấy thì có khó gì, ngược lại Thủy Tinh là thần nước thẳm, quanh năm chẳng mấy khi lên cạn thì làm sao chỉ trong vòng một đêm mà tìm thấy sính lễ. Hơn thế nữa, vua Hùng vốn cai trị cả một nước, nhưng thường xuyên quanh năm phải đau đầu vì chuyện thiên tai bão lũ, mưa gió bão bùng, thế nên sâu trong nội tâm hẳn ông cũng không mấy hài lòng với người tên Thủy Tinh chăng?

Cuối cùng, Sơn Tinh lấy được công chúa Mị Nương dường như đã là chuyện chắc chắn. Tuy nhiên, việc đến sau và không lấy được công chúa đã gây nên sự phẫn nộ trong lòng Thủy Tinh, bởi thứ nhất là sự ghen tức với Thủy Tinh, thứ hai là vì phần sính lễ gây khó dễ kia. Chính vì vậy, Thủy Tinh đã đuổi theo đánh Sơn Tinh nhằm cướp lại công chúa Mị Nương. Thủy Tinh "hô mưa gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn", "nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước". Khả năng thần thông của Thủy Tinh đã đem đến một đợt thiên tai ngập lụt khủng khiếp, vốn là nỗi sợ ngàn đời của nhân dân ta. Tuy hiểm họa khôn lường như thế nhưng Sơn Tinh chẳng hề nao núng, chàng "bốc từng quả đồi dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ", "Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu". Vì ngang tài ngang sức, nên cả hai đánh nhau ròng rã mấy tháng trời mà vẫn bất phân thắng bại, tuy nhiên theo lẽ thường, kẻ gây hấn trước mà mãi không thắng được, thường rất nhanh nản chí, đuối sức. Thủy Tinh dần dà mệt mỏi đành rút quân, Sơn Tinh giành chiến thắng vẻ vàng bởi ý chí kiên cường chống lại cái ác, cái phi lý. Nhưng với lòng thù hận sâu sắc vì thua cuộc, vì không có được Mị Nương vẫn khiến Thủy Tinh ghi thù, nên năm nào cũng gây ra bão lũ làm khổ nhân dân suốt mấy tháng trời, tuy nhiên cũng chưa bao giờ Thủy Tinh thắng được Sơn Tinh mà năm nào cũng phải ngậm ngùi rút quân về. Đây được cho là sự giải cho việc thiên tai bão lũ cứ liên tục xuất hiện hàng năm, rồi lại thoái lui là vậy.

Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có nhiều nét nghệ thuật đặc sắc, xây dựng cốt truyện ly kỳ, hấp dẫn, có nhiều yếu tố kỳ ảo. Nhân vật được thần thánh hóa, có sức mạnh phi thường, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ tượng trưng cho hai thế lực là sức mạnh của con và sức mạnh của thiên nhiên. Kết thúc truyện hợp lý, giải thích được lý do cho những đợt thiên tai hằng năm trên đất nước ta. Đồng thời cũng thể hiện một niềm tin, niềm khao khát chế ngự và chiến thắng thiên nhiên của ông cha ta từ xưa đến nay.

-------------------HẾT------------------

Bên cạnh bài Phân tích truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh, các bạn học sinh có thể tự củng cố kiến thức văn bản của mình thông qua việc tham khảo các bài văn mẫu khác như: Kể lại cuộc giao tranh của Sơn Tinh Thủy Tinh bằng trí tưởng tượng của em, Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, Phát biểu cảm nghĩ về truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, Phân tích nhân vật Sơn Tinh.

Các em hãy cùng tham khảo Phân tích truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh để tìm hiểu về nguyên nhân, diễn biến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, qua đó thấy được sự đoàn kết của cha ông cha trong công cuộc trị thủy, chống lại thiên tai, lũ lụt.

Dàn ý phân tích truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh Sơ đồ tư duy truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh Vào vai Sơn Tinh kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh Phân tích nhân vật Sơn Tinh Kể chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em

Vấn đề thể loại của truyện Sơn Tinh- Thuỷ Tinh Trong ngành Folklore học Việt Nam có lẽ vấn đề phân loại là khónhất và cũng còn nhiều ý kiến trái ngược nhau nhất. Điều tai hại là những ýkiến trái ngược nhau không chỉ tồn tại tỏng các công trình nghiên cứu khoahọc mà còn có cả ngay trong các sách giáo khoa phổ thông, nơi đòi hỏinhững tri thức chuẩn mực. Tình trạng này đã được chúng tôi đưa ra khá đầyđủ trong bài “ Về chương trình văn học dân gian trong nhà trường” in trongtạp chí Văn hoá dân gian số 3 năm 2001. Có không ít những truyện dân gian bị phân thành hai ba thể laọi nhưThánh Gióng, Sự tích trầu cau và vôi, Sự tích Bánh chưng bánh giầy, ChửĐồng Tử- Tiên Dung Hiện tại truyện này đang được chọn dạy ở cả ba cấpphổ thông với ba thể loại khác nhau! Giữa thực trạng trên, vừa qua trong Tạp chí văn hoá dân gian số 4năm 2002, thạc sĩ Nguyễn Định có bài viết nhan đề: Truyện “ Sơn Tinh-Thuỷ Tinh” là thần thoại hay truyền thuyết. Trong bài viết này Nguyễn Địnhđã cố gắng chứng minh truyệnn này là thần thoại. Điều đáng lưu ý ở đây làNguyễn Định đang giảng dạy ở một trường Cao đẳng Sư phạm, nơi đào tạora những giáo viên co nhiệm vụ giảng dạy truyện Sơn Tinh- Thuỷ Tinh làmột truyền thuyết theo phân loại của sách giáo khoa Ngữ văn 6 vừa mớiđược ban hành. Rõ ràng quan điểm của anh không thể không được thể hiệntrong các bài giảng cho sinh viên Cao đẳng một khi anh thấy đúng và nhất làkhi nó thực sự đúng. Còn các thế hệ giáo sinh do anh tham gia đào tạo ra, sẽgiảng dạy như thế nào khi bản thân họ cũng thấy ý kiến thầy Nguyễn Định làđúng đắn, còn cách phân loại trong scha giáo khoa là sai? Cũng cần phải nóithêm rằng không chỉ riêng bài giảng của Nguyễn Định mà ngay cả giáotrình Văn học dân giân Việt Nam do Hoàng Tiến Tựu viết cho sinh viên hệCao đẳng Sư phạm cả nước cũng khẳng định truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh làmột thần thoại. Thật khó hiểu khi cả giáo trình Cao đẳng lẫn sách giáo khoaphổ thông đều do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn mà kiến thức cơ1bản lại trái ngược nhau. Vậy là một giáo sinh Trung học cơ sở được đào tạotrong nhà trường một đường, ra thực hành giảng dạy một nẻo! Rõ ràng việc Nguyễn Định đặt lại vấn đề này là cần thiết, cũng là dịpđể các nhà làm sách giáo khoa rút kinh nghiệm cần phải cùng nhau trao đổinhững vấn đề khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trước khi đưa vào sáchgiáo khoa, vì rằng sách giáo khoa phổ thông không thể là nơi được phépphát biểu quan điểm cá nhân. Nguyễn Định đúng đắn trên nhiều phươngdiện, nhất là cái tâm với nghề, nhưng kết luận anh nêu ra chưa được lí giảithật cặn kẽ, nhất là bài viết chưa thử soi xét vấn đề từ phía quan điểm đốilập.1, Trước hết cần phải thấy rằng những người xếp truyện Sơn Tinh ThuỷTinh vào thể loại truyền thuyêt không phải là không có căn cứ.Thứ nhất, ngay từ thế kỉ XV, trong bản in Lĩnh Nam chích quái củaVũ Quỳnh- Kiều Phú và sau này trong phần khảo dị ( do người biên soạnđiều tra thêm tại đất Vĩnh Phú) cũng như trong cuốn Truyền thuyết Hùngvương do hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Phú xuất bản năm 1984, truyện SơnTinh Thuỷ Tinh đề được đặt trong chùm truyền thuyết về các vua Hùngtrong đó có mặt Hùng vương thứ mười tám. Hơn thế nữa trong những ngườibiên soạn sách truyền thuyết Hùng vương còn tập hợp được rất nhiều truyệnkhác về Sơn Tinh như: Tản Viên Sơn Thánh, Tản Viên đón vợ, Sơn Tinhđánh giặc, Sơn Tinh dạy dân săn bắn, Sơn Tinh trị thuỷ Hệ thống tư liệuđó quả là một căn cứ để người ta xếp truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh vào truyềnthuyết.Thứ hai, chúng ta đều biết truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh được mở đầubằng một mệnh đề thời gian: “ Hùng vương thứ mười tám một người congái tên là Mỵ Nương ”. Thời gian ở đây không phải là thời Hùng vương nóichung mà còn được chỉ cụ thể hơn “ Hùng vương thứ mười tám” nghĩa làđược xác định một cách cụ thể. Không gian trong truyện cũng được xácđịnh, đó là núi Tản Viên, là thành Phong Châu Để thực hiện chức năng ýthức cộng đồng, người kể truyền thuyết thường có xu hướng cố làm chongười nghe tin vào điều được kể ra, cho nên cả thời gian và không gian nghệ2thuật trong truyện thường được xác định một cách cụ thể. Ngay cả hư cấu rấtnhiều như trong truyện Thánh Gióng thì không gian cũng được xác định mộtcách cụ thể như núi Sóc Sơn, dãy hồ ao liên tục do vết chân ngựa Gióng đểlại trên đất Tiên Du, như tre đằng ngà trên đường Gióng đi qua cháy vàng vìlửa từ ngựa sắt phun ra Thứ ba, một đặc điểm nghệ thuật rất quan trọng của truyền thuyết làcó chùm. Chùm là một loạt những truyện về một nhân vật lịch sử hoặcnhững chuyệnc có liên quan đến nhân vật lịch sử đó. Với đặc điểm nghệthuật náy thì một truyện trong đó vua Hùng đóng vai nhân vật phụ vẫn cóthể là một truyền thuyết trong chùm truyền thuyết thời Hùng vương. Vả lại,như đã chỉ ra trên đây, bản thân Sơn Tinh dưới tên gọi khác- Tản Viên- cũngđã tập hợp một chùm truyện rồi.Thứ tư, nếu xác định chủ đề của truyện là nhằm ca ngợi Hùng vươngthứ mười tám trong việc tìm người tài giúp nước thì có thể xem đây là mộttruyền thuyết. Trái lại nếu xác định chủ đề của truyện nhằm giải thích hiệntượng lũ lụt xảy ra hàng năm và phản ánh ước mơ của người xưa muốnchiến thắng thiên tai thì đây lại là một thần thoại. Trong thực tế, có không it nhà nghiên cứu xếp truyện Sơn Tinh ThuỷTinh vào thể loại thần thoại, nhất là nhóm những người biên soạn giáo trìnhSư phạm. Nhưng điều đánh lưu ý là hầu như không ai chỉ ra một cách đầy đủnhững cơ sở khoa học để xác định thể loại cho truyện này. Như vậy có thểxem bài viết của Nguyễn Định là lời phát biểu mạnh dạn nhất về vấn đề thểloại của truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh. Trong bài viết đó Nguyễn Định đã rấtcông phu sưu tập ý kiến của Mác, của Mêlêtinxki về thần thoại làm cơ sởcho lập luận rồi sử dụng định nghĩa của Đinh Gia Khánh về thần thoại vàcủa Kiều Thu Hoạch về truyền thuyết để đạt kết quả từ phép xác định loạisuy. Tuy nhiên trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của Đại họcTổng hợp Hà Nội do Đinh Gia Khánh chủ biên, chính ông là người đã bỏqua thể lọai truyền thuyết, vậy nên việc sử dụng định nghĩa của ông về thầnthoại trong trường hợp này sứ thuyết phục sẽ không cao. Vả lại định nghĩacủa ông được Nguyễn Định đưa ra cũng chưa thật đầy đủ, chỉ mới nêu được3đặc điểm nhân vật cũng như thời điểm ra đời của thần thoại mà thôi. Đó làchưa kể mâu thuẫn giữa những tác giả về khái niệm truyền thuyết khi viếttừng phần của giáo trình này. Trong phần đầu giáo trình về văn học dân giancủa dân tộc Kinh, thể loại truyền thuyết bị phủ nhận, trái lại phần “ Văn họcdân gian các dân tộc ít ngươig Việt Nam” do Võ Quang Nhơn biên soạn, lạidành hàng chục trang nói về truyền thuyết lịch sử. Thậm chí Võ QuangNhơn không ngần ngại đặt thuật ngữ truyền thuyết lịch sử bên cạnh truyệncổ tích khi viết: “ Nhìn chung lại, truyện cổ tích và truyền thuyết lịch sử củacác dân tộc ít người đã phản ánh nhiều mặt khác nhau trong lịch sử dựngnước và giữ nước của dân tộc ta”. Trong cuốn giáo trình này những truyệnmà nhom Sư phạm xác định là nhóm truyền thuyết thì nhóm Tổng hợp lạichia ra hai bộ phận: bộ phận ra đời sớm được nhập vào thần thoại, bộ phậnra đời muộn hơn dược xếp vào cổ tích. Như vậy việc Đinh Gia Khánh xếptruyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh vào thần thoại không hẳn đã nói lên rằng nókhông phải là truyền thuyết. Rõ ràng cần phải thiết lập những căn cứ có sứcthuyết phục cao hơn. Hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận mệnh đề “ Thần thoại lànhững truyện về thần” (đều có thể suy ra được từ nguyên nghĩa Hán - Việtcủa thuật ngữ này). Như vậy nhân vật chính trong thần thoại là các vị thần.Tuy nhiên cũng cần nói thêm rằng thần, trong thần thoại, là những sức mạnhtự nhiên được chế tác theo hình dạng con người và cuộc sống con người.Ngay cả thần Biển được kể là một con rùa khổng lồ nằm im đươi đáy biểnthì thần cũng thở ra, hít vào, khi mỏi mệt cũng trở mình như con người vậy.Rõ ràng con người đã đồ chiếu mình vào thế giới của thần. Xét về phươngdiện này thì nhận xét của Nguyễn Định về nhân vật chính trong truyện SơnTinh Thuỷ Tinh là hai vị thần là đúng. Đây cũng có thê xem là tín hiệu thứnhất để xác định truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh là một thần thoại vì rằng cácnhân vật chính của truyền thuyết thời kì Hùng vương thường là bán thần tứclà con người được thần thánh hoá.Nếu xác định nhân vật chính của truyệnSơn tinh Thuỷ Tinh là Hùng vương thì mới có căn cứ để xếp truyện này vàotruyền thuyết. Tuy nhiên ai cũng thấy rõ hoạt động chính trong hai truyện là4hai vị thần tượng trưng cho hai sức mạnh tự nhiên. Các nhà sưu tầm của taxưa và nay( Vũ Quỳnh- Kiều Phú trong Lĩnh Nam chích quái, Nguyễn ĐổngChi trong Lược truyện về các thần thoại Việt Nam ) đều lấy tên Sơn thần(còn gọi là Tản Viên) hoặc cả thuỷ thần để đặt tên cho truyện, xem đó cũnglà những nhân vật chính. Điểm thứ hai trong định nghĩa vê thần thoại được nhiều người thừanhận là: thần thợi nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên. Đây cũng là cơ sở đểMác bảo thần thoại “vừa không phải là nghệ thuật” bởi lẽ mục tiêu củangười xưa khi sáng tác thần thoại không phải là làm nghệ thuật. Chức năngkhởi đầu của thần thoại là nhận thức tự nhiên, tức là chức năng của khoa họctự nhiên. Tuy nhiên đáng lí ra phải lí giải hịên tượng tự nhiên bằng tri thứckhoa học, thì do trình độ ấu trĩ của người xưa đã mượn tưởng tượng để hìnhdung thế giới, kết quả là họ đã hình tương hoá các sức mạnh tự nhiên và chota những sản phẩm có giá trị nghệ thuật. Đó là cơ sở để Mác khẳng địnhthêm rằng “ thần thoại cũng vừa là nghệ thuật”, nhưng là nghệ thuật vô ýthức. Xét truyện Sơn tinh Thuỷ tinh ta thấy nội dung của nó nhằm giải thíchhiện tượng lũ lụt xảy ra hằng năm ở lưu vực sông Hồng. hiện tượng tự nhiênnày không được lý giải bởi những tri thức của khoa học tự nhiên mà bằng sựtưởng tượng về cuộc đánh nhau vì một vị hôn thê giữa hai vị thần tượngtrưng cho hai sức mạnh tự nhiên là Núi và Nước. Điểm thứ ba về định nghĩa thần thoại cũng được nhièu người ghi nhậnlà “ thần thoại phản ánh ước mơ chiến thắng của người xưa trước các sứcmạnh tự nhiên”. Ttruyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh cũng phản ánh ước mơ này.Người xưa xem thuỷ là một trong bốn kẻ thù đáng sợ nhất của họ ( Thuỷ,hoả, đạo, tặc). Vì cách tránh lũ lụt hiệu quả nhất của con người thời bấy giờchỉ là trèo lên núi cho nên đó là cơ sở để khi kết hợp với thế giới quan “ vạnvật hữu linh” người xưa đã sáng tạo ra vị thần cứu hộ- Sơn Tinh.Dĩ nhiên khi quy định thể loại cho một truyện cũng như một bộ phậntruyện, người ta còn có thể căn cứ vào một số đặc điểm khác. Thí dụ trongthần thoại, thời gian nghệ thuật là thời quá khứ khởi nguyên, nghĩa là quákhứ khởi đầu của mọi hiện tượng tự nhiên. Trong truyện Sơn Tinh Thuỷ5Tinh cũng có kiểu kết thúc bằng một mệnh đề thời gian quá khứ khởinguyên như vậy: “ Từ đó, oán nặng, thù sâu, hàng năm Thuỷ Tinh làm mưagió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh”. Kiểu kết thúc này rất phổ biến trongcác thần thoại : “ Từ đó đất trời phân chia làm hai ” ( Thần Trụ Trời), “ Thếlà từ đó loài người khi tuổi già đành phải chết ” ( Rắn già rắn lột, người giàngười tuột vào săng) Dựa vào những căn cứ vừa nêu trên người ta đã xếp Sơn Tinh ThuỷTinh vào thể loại thần thoại. Như vậy, truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh đã hàm chưa trong đó nhữngđặc điểm của cả hai thể laọi thần thoại và truyền thuyết. Đây là truyệnthường tình với một tác phẩm truyện dân gian, một loại hình nghệ thuậtđược sáng tạo không có sự chỉ đạo trước của nguyên lí văn học như đối vớimột tác phẩm văn học viết. Chính vì vậy, phân loại văn học dân gian là côngviệc hết sức khó khăn, phức tạp nhưng lại hết sứccần thiết. Dĩ nhiên đối vớinhững tác phẩm giao thoa thể loại thì phải xem xét “ tính trội” thuộc về thểloại nào thì quy định thể loại cho nó. Để xác định thể loại, trước hết cần thiết lập những tiêu chí khoa họcbao gồm chức nămg , nội dung và đặc trưng thi pháp, trong đó quan trọngnhất chức năng rồi đến đặc trưng thi pháp, bời vì các tiêu chí về nội dung lànhững thành tố dễ bị biến đổi nhất. Có thể thấy rằng chức năng của thần thoại là nhận thức tự nhiên, trảlời các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Thí dụ tại sao có sấm chớp( TruyệnThần Sét); tại sao có nước thuỷ triều lên xuống ( truyện Thần Biển); trời đấtđã phân chia như thế nào( Truyện Thần Trụ Trời); con người đã sinh ra nhưthế nào( Truyện Mười hai Bà Mụ) Trong khi đó truyền thuyết trước hết làdã sử- sử của dân gian, sử trong dân gian- cho nên chức năng của nó là nhậnthức lịch sử, đánh giá các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử và giáo dụccon người ý thức cộng đồng. Nếu như ở giai đợn hình thành và phát triểncủa thần thoại, con người đang quan tâm nhiều đến kẻ thù bốn chân là nhữngsức mạnh tự nhiên( thuỷ, hoả ) thì khi đã chế ngự được tác hại của nó thìcon người lại hướng mối quan tâm nhiều hơn tới những kẻ thù hai chân của6bộ tộc, bộ lạc(đạo, tặc), đó là nguyên nhân để truyền thuyết xuất hiện ở giaiđoạn này. Nói cụ thể hơn, kẻ thù của con người trong truyền thuyết lúc bấygiờ là Triệu Đà, là giặc Ân, giặc Minh chứ không phải là sấm chớp, là lũ lụtnhư trong thần thoại nữa. Thiên tai dẫu là kẻ thù truyền kiếp của con ngườithì nó không phải là mối quan tâm chính của truyền thuyết. Nếu xem xét kĩ bộ phận truyền thuyết người Việt chúng ta sẽ tìm thấychùm truyện về Lạc Long Quân, Âu Cơ cũng mang dáng dấp thần thoại vàđã từng được nhóm Huỳnh Lý xếp vào thể loại thần thoại. Thật ra chùmtruyện về Lạc Long Quân bao gồm: Truyện Họ HỒng Bàng, Truyện ConRồng Cháu Tiên, Truyện Ngư tinh, Truyện Hồ tinh Dấu hiệu của thầnthoại chủ yếu nằm trong đề tài đấu tranh chống các lực lượng thiên nhiêncủa những truyện Ngư tinh, Hồ tinh. Tuy nhiên đặt trong chùm truyện HỒngBàng thị thì đây lại là một truyền thuyết. Chức năng chính của truyện này làđề cao nguồn gốc dân tộc, hướng tới mục tiêu đoàn kết cộng đồng( cả ngườimiền ngược và người miền xuôi) để đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Để cóthể thấy rõ hơn chức năng này chúng ta có thể so sánh truyện Con RồngCháu Tiên trong chùm truyện Hồng Bàng thị với truyện Mười hai Bà Mụ.Truyện Mười hai Bà mụ kể rằng con người sinh ra là do Mười hai Bà Mụluyện hoàng thổ nặn ra theo lệnh của Ngọc Hoàng. Con người trong truyệnnày không được xác định rõ là người Việt hay người của một cồng đồngkhác, một lãnh thổ khác. Con người ở đây mang tầm vũ trụ, tầm nhân loại.Trái lại truyện Con Rồng Cháu Tiên nhằm giải thích nguồn gốc của các cưdân sốngt rên đất nước Việt Nam.Con người trong truyện này được sinh ratừ sự hôn phối của một cuộc hôn nhân của hai con người có dòng giống sangtrọng là Rồng và Tiên chứ không phải từ đất nặn ra như trong truyện Mườihai Bà Mụ. Hay nói cách khác con người trong truyện Con Rồng Cháu Tiênlà bộ phận của cộng đồng, họ có nhiệm vụ và cơ sở huyết thống để đoàn kếtlại chống giặc ngoại xâm. Rõ ràng truyện Con Rồng Cháu Tiên hướng vàosự đoàn kết dân tộc của thể loại dã sử, trái lại truyện Mười hai BÀ Mụ nhằmtrả lời câu hỏi: Con người được sinh ra như thế nào? Và con người trong đólà một bộ phận của tự nhiên. Đó chính là sự khác nhau cơ bản của hai truyện7này và cũng chính là cơ sở quan trọng để hầu hết các nhà nghiên cứu nhấtchí xếp truyện Con Rồng Cháu Tiên vào thể loại truyền thuyết trong khitruyện Mười hai Bà Mụ được xếp vào thần thoại. Rõ ràng sự giao thoa thể loại không chỉ trong truyện Sơn Tinh ThuỷTinh và định trong khi vẫn ghi nhận những dấu hiệu giao thoa này. Xét chứcnăng cũng như đặc điểm nhân vật trung tâm của truyện chung ta thấy trongtruyện này những dấu hiệu của một thần thoại rõ hơn. Chính điều này đã làmcho các soạn giả Văn học 6 lúng túng đến nỗi mặc dù xác định truyện nàythuộc thể loại truyền thuyết nhưng khi đặt hệ thống câu hỏi thì nội dung câuhỏi khi trả lời lại hoá ra thần thoại. Cụ thể là ở mục “ Tiểu dẫn” về thần thoạisách này ghi rõ: “ Thần thoại là truyện kể về các “thần” do người thời cổtưởng tượng ra để giải thích nguồn gốc, ý nghĩa một số hiện tượng tự nhiênvà xã hội được coi là có liên quan trực tiếp đến sự sống còn của cả tập thể,thị tộc, bộ lạc( Như: nguồn gốc của trời, đất, núi, sông, mưa gió, hạn hán, lũlụt nguồn gốc của muôn loài, của loài người và các dân tộc, nguồn gốc củamột số nghề nghiệp, công cụ, vũ khí )Những truyện kể đó cũng nói lên ước mơ của loài người ở thời thơ ấucủa mình muốn chinh phục, chi phối các sức mạnh tự nhiên, chiến thắng cáclực lượng thù địch, để có cuộc sống no đủ, yên vui. Đến phần hướng dẫn học bài của truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh soạn giảlại đặt các câu hỏi:- Câu 2: “ Chi tiết “ Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lênbấy nhiêu” là chi tiết quan trọng. Chi tiết đó nói lên ước mơ gì của ngườixưa?” ( Trả lời: nói lên ước mơ của loài người thời thơ ấu muốn chinh phục, chiphối các sức mạnh tự nhiên).- Câu 3: + “ Người xưa tưởng tượng ra truyện hai thần đánh nhauhàng năm để giải thích hiện tượng thiên nhiên gì trên miền Bắc nước ta?” (Để giải thích hiện tượng mưa gió, bão lụt) + “ hiện tượng này có quan hệ ra sao đến cuốc làm ăn sinh sống củanhân dân ta từ xưa đến nay ở vùng đồng bằng sông Hồng?”8 ( Hiện tượng này có liên quan trực tiếp đến sự sống còn của tập thể thịtộc, bộ lạc người Việt trên vùng đồng bằng sông Hồng.) - Câu 4: “ Em hãy tìm một truyện khác để chứng minh là cha ông tangày xưa đã tưởng tượng ra thần linh để giải thích một hiện tượng, một hiệntượng thiên nhiên mà mình chưa hiểu rõ” (Đó là truyện Thần Biển, Thần Mưa, Thần Sét ) Không cần bình luận gì thêm hẳn ai cũng thấy rõ cả 3 câu hỏi gượi ýtrên đều hướng vào định nghĩa thần thoại trong khi sách giáo khoa Văn học6 lại xếp truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh vào truyền thuyết về các vua Hùng. Sựluẩn quẩn của các soạn giả sách giáo khoa đã góp phần chỉ ra tính trội củathần thoại trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh. Rõ ràng thuộc tính của mộtthần thoại trong truyện đã lấn át cả những thuộc tính của một truyền thuyết. Qua những điều đã được chỉ ra trên đây có thể thấy rằng việc nhiều nhàkhoa học xếp truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh vào thể loại thần thoại là có lí hơncả. (Nguyễn Xuân Đức – Những vấn đề thi pháp văn học dân gian)9