Tổ chức thông tin trong máy tính lớp 6

Bài 11. Tổ chức thông tin trong máy tính

1. Tệp tin

a. Khái niệm tệp tin

- Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ.

- Tệp tin có thể rất nhỏ, chỉ chứa một vài kí tự hoặc có thể rất lớn, chứa nội dung của cả một quyển sách dày.

b. Các kiểu của tệp tin

Các tệp hình ảnh: hình vẽ, tranh ảnh, video...

Các tệp văn bản: sách, tài liệu, thư từ...

Các tệp âm thanh: bản nhạc, bài hát...

Các chương trình: phần mềm học tập, phần mềm trò chơi...

c. Tên tệp

Các tệp tin được phân biệt với nhau bằng tên tệp.

Quy ước đặt tên tệp: Gồm 2 phần, phần tên và phần mở rộng, hai phần này được phân cách bằng một dấu chấm.

< Phần tên > . < Phần mở rộng >

Tổ chức thông tin trong máy tính lớp 6

Hình 1. Một số tệp tin trong máy tính​

2. Thư mục

a. Khái niệm thư mục

Thư mục là nơi chứa tệp tin và các thư mục khác.

Tổ chức thông tin trong máy tính lớp 6

Hình 2. Một số thư mục trong máy tính​

b. Phân loại thư mục

Thư mục được phân thành 3 loại:

- Thư mục Gốc: là thư mục ngoài cùng (không có thư mục mẹ), được tạo ra đầu tiên trong đĩa.

- Thư mục Mẹ: là Thư mục có chứa các thư mục con bên trong.

- Thư mục Con: là thư mục bên trong thư mục Mẹ.

c. Một số lưu ý

- Các Thư mục trong cùng một thư mục Mẹ thì không được trùng tên nhau và tên của thư mục không có phần mở rộng.

- Các Tệp tin trong cùng một thư mục thì không được trùng tên nhau .

- Thư mục mà không chứa thư mục con và tệp tin nào được gọi là thư mục rỗng.

Tổ chức thông tin trong máy tính lớp 6

Hình 3. Cấu trúc thư mục mẹ - con​

3. Đường dẫn

- Để đến được một tệp hay thư mục nào đó, cần phải biết đường dẫn của nó.

- Đường dẫn là dãy tên các thư mục lồng nhau đặt cách nhau bởi dấu \, bắt đầu từ một thư mục xuất phát nào đó và kết thúc bằng một thư mục hoặc tệp để chỉ ra đường tới thư mục hoặc tệp tương ứng.

Tổ chức thông tin trong máy tính lớp 6

Hình 4. Ví dụ về đường dẫn tới tệp và thư mục​

4. Các thao tác chính với tệp và thư mục

Hệ điều hành cho phép người dùng có thể thực hiện các thao tác sau đối với các thưc mục và tệp tin:

+ Xem thông tin về các tệp và thư mục;

+ Tạo mới;

+ Xóa;

+ Đổi tên;

+ Sao chép;

+ Di chuyển.

1. Cấu trúc lưu trữ thông tin trong máy tính

    • Chức năng chính của máy tính là xử lý thông tin.

    • Để xử lý, máy tính truy cập thông tin tới thông tin. Nếu thông tin được tổ chức hợp lý thì việc xử lý sẽ diễn ra nhanh chóng.

    • Hệ điều hành tổ chức sắp xếp theo cấu trúc hình cây.

    • Đơn vị lưu trữ thông tin được hệ điều hành quản lý.

    • Là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ.

       ◦ Các tệp hình ảnh: hình vẽ, tranh ảnh, video ...

       ◦ Các tệp văn bản: sách, tài liệu, thư từ ...

       ◦ Các tệp âm thanh: bản nhạc, bài hát ...

    • Các chương trình: phần mềm học tập, phần mềm trò chơi ...

    • Tệp tin có thể rất nhỏ hoặc rất lớn.

    • Được phân biệt bằng tên tệp, tên tệp gồm:

    • Phần tên và phần đuôi được đặt cách nhau bởi dấu chấm.

    • Phần đuôi thường dùng để nhận biết kiểu của tệp (hình ảnh, âm thanh, video, …).

    • Hệ điều hành tổ chức các tệp trên đĩa thành các thư mục. Mỗi thư mục chứa các tệp và thư mục con khác, được tổ chức theo hình cây.

    • Thư mục ngoài là thư mục mẹ, chứa các thư mục con.

    • Thư mục chứa bên trong thư mục mẹ là thư mục con.

• Thư mục ngoài cùng là thư mục gốc, được tạo ra đầu tiên trong đĩa.

    • Các Thư mục trong cùng một thư mục Mẹ thì không được trùng tên nhau và tên của thư mục không có phần mở rộng.

    • Các Tệp tin trong cùng một thư mục thì không được trùng tên nhau.

4. Đường dẫn

    • Để truy cập được một tệp hay thư mục nào đó, cần phải biết đường dẫn của nó.

   • Đường dẫn là dãy tên các thư mục lồng nhau đặt cách nhau bởi dấu \, bắt đầu từ một thư mục xuất phát nào đó và kết thúc bằng một thư mục hoặc tệp để chỉ ra đường tới thư mục hoặc tệp tương ứng.

Ví dụ: đường dẫn đến thư mục Drive là: E:\Setup\After setup.

Tổ chức thông tin trong máy tính lớp 6

5. Các thao tác chính với tệp và thư mục

    • Hệ điều hành cho phép người dùng có thể thực hiện các thao tác sau đối với các thưc mục và tệp tin:

       ◦ Xem thông tin về các tệp và thư mục.

       ◦ Tạo mới.

       ◦ Xóa.

       ◦ Đổi tên.

       ◦ Sao chép.

       ◦ Di chuyển.

Tổ chức thông tin trong máy tính lớp 6

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Các thao tác chính với tệp và thư mục là:

A. Xem, duyệt thông tin về các tệp và thư mục.

B. Tạo mới, xóa, đổi tên.

C. Sao chép, di chuyển.

D. Tất cả đáp án trên

Lời giải

Trả lời: Hệ điều hành cho phép người dùng có thể thực hiện các thao tácnđối với các thưc mục và tệp tin như sau: xem thông tin về các tệp và thư mục, Tạo mới, xóa, đổi tên, sao chép, di chuyển.

Đáp án: D

Bài 2: Hệ điều hành tổ chức sắp xếp thông tin theo cấu trúc nào?

A. Hình cây

B. Hình tròn

C. Hình Vuông

D. Hình tháp

Lời giải

Trả lời: Hệ điều hành tổ chức sắp xếp thông tin theo cấu trúc hình cây, giúp cho việc tìm kiếm và xử lí diễn ra nhanh chóng.

Đáp án: A

Bài 3: Tổ chức các tệp trong các thư mục có lợi ích gì?

A. Máy tính hoạt động nhanh hơn

B. Cho phép tổ chức thông tin một cách có trật tự và người sử dụng dễ dàng tìm lại các tệp hơn

C. Tiết kiệm dung lượng thông tin trên thiết bị lưu trữ

D. Cả A và C đều đúng

Lời giải

Trả lời: Tổ chức các tệp trong các thư mục có lợi ích cho phép tổ chức thông tin một cách có trật tự và người sử dụng dễ dàng tìm lại các tệp hơn.

Đáp án: B

Bài 4: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là đúng khi nói về đường dẫn?

A. Đường dẫn là dãy các tên thư mục và tên các thư mục con lồng nhau và cách nhau bằng dấu \, bắt đầu bằng tên thư mục xuất phát và kết thúc bằng tên một thư mục hay tệp tin

B. Đường dẫn là dãy các tên thư mục và tên các thư mục con lồng nhau và cách nhau bằng dấu cách (dấu trắng)

C. Đường dẫn là dãy các tên thư mục và tên các thư mục con lồng nhau và cách nhau bằng dấu /

D. Đường dẫn là dãy các tên thư mục và tên các thư mục con lồng nhau và không cần dấu cách (dấu trắng)

Lời giải

Trả lời: Đường dẫn là dãy các tên thư mục và tên các thư mục con lồng nhau và cách nhau bằng dấu \, bắt đầu bằng tên thư mục xuất phát và kết thúc bằng tên một thư mục hay tệp tin

Đáp án: A

Bài 5: Tệp tin (File) là

A. Một tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài

B. Đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí

C. Một thành phần của thiết bị ngoại vi

D. Cả A và B

Lời giải

Trả lời: Tệp tin là đơn vị lưu trữ thông tin được hệ điều hành quản lí và các thông tin được ghi trên bộ nhớ ngoài.

Đáp án: D

Bài 6: Thư mục nằm bên trong thư mục khác được gọi là:

A. Thư mục mẹ

B. Thư mục con

C. Thư mục bố

D. Tất cả đều sai

Lời giải

Trả lời: Thư mục chứa thư mục khác và tập tin bên trong được gọi là thư mục mẹ. Thư mục nằm bên trong thư mục khác được gọi là thư mục con.

Đáp án: B

Bài 7: Giữa phần tên và phần mở rộng của tệp được phân cách bởi dấu:

A. dấu hai chấm (:)

B. dấu chấm (.)

C. dấu sao (*)

D. dấu phẩy (,)

Lời giải

Bài 8: Phần mở rộng của tên tệp thường thể hiện:

A. Kiểu tệp.

B. Ngày/giờ thay đổi tệp.

C. Kích thước của tệp.

D. Tên thư mục chứa tệp.

Lời giải

Trả lời: Phần mở rộng của tên tệp thường thể hiện kiểu tệp như: văn bản, hình ảnh, âm thanh…

Đáp án: A

Bài 9: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thư mục?

A. Thư mục có thể chỉ có các tệp tin

B. Thư mục chỉ có các thư mục con

C. Thư mục có các thư mục con và tệp tin với số lượng không hạn chế tùy theo dung lượng của đĩa

D. Thư mục chỉ có một thư mục con và nhiều tệp tin

Lời giải

Trả lời: Thư mục có các thư mục con và tệp tin với số lượng không hạn chế tùy theo dung lượng của đĩa.

Đáp án: C

Bài 10: Đâu là đường dẫn đúng?

A. D:\Sach\tin\lop6

B. D:/Sach/tin/lop6

C. D:Sach\tin\lop6

D. D:|Sach|tin|lop6

Lời giải

Trả lời: Đường dẫn là dãy tên các thư mục lồng nhau đặt cách nhau bởi dấu \, bắt đầu từ một thư mục xuất phát nào đó và kết thúc bằng một thư mục hoặc tệp để chỉ ra đường tới thư mục hoặc tệp tương ứng.

Đáp án: A