Toàn văn tác phẩm sửa đổi lối làm việc

Cuốn sách đã chỉ dẫn, động viên sức mạnh của Đảng, của dân tộc, của quân, dân ta góp phần đưa cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện giành thắng lợi vẻ vang. Ngày nay, thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, yêu cầu “làm theo” trở thành cấp thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên, với tất cả các cơ quan, đơn vị, cuốn “Sửa đổi lối làm việc” càng trở nên cần thiết.

Tác phẩm gồm 6 phần chính: I- Phê bình và sửa chữa; II- Mấy điều kinh nghiệm; III- Tư cách và đạo đức cách mạng; IV- Vấn đề cán bộ; V- Cách lãnh đạo; VI- Chống thói ba hoa.

Trong tác phẩm, Người làm rõ vấn đề “Phê bình và sửa chữa”. Đánh giá đúng những khuyết điểm đó, Người tập trung vào những căn bệnh mà đội ngũ cán bộ, đảng viên thường mắc phải và đã chỉ rõ: “Phải sửa đổi lối làm việc của đoàn thể”:

“Đoàn thể ta hi sinh tranh đấu, đoàn kết, lãnh đạo nhân dân, tranh lại thống nhất và độc lập. Công việc đã có kết quả vẻ vang.

Nhưng, nếu mỗi cán bộ, mỗi hội viên làm việc đúng hơn, khéo hơn, thì thành tích của đoàn thể còn to tát hơn nữa.

Cán bộ và hội viên làm việc không đúng, không khéo, thì còn nhiều khuyết điểm. Khuyết điểm nhiều thì thành tích ít. Khuyết điểm ít thì thành tích nhiều. Đó là lẽ tất nhiên.

Vì vậy, ngay từ bây giờ, các cơ quan, các cán bộ, các hội viên, mỗi người mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình. Hễ thấy khuyết điểm thì phải kiên quyết tự sửa chữa, và giúp đồng chí mình sửa chữa. Phải như thế, đoàn thể mới chóng phát triển, công việc mới chóng thành công.

Nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của ta, thì cũng như giấu diếm tật bệnh trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mệnh.

Khuyết điểm có nhiều thứ. Chúng ta có thể chia tất cả các khuyết điểm vào ba hạng:

Khuyết điểm về tư tưởng, tức là bệnh chủ quan.

Khuyết điểm về sự quan hệ trong đoàn thể với ngoài đoàn thể, tức là bệnh hẹp hòi.

Khuyết điểm về cách nói và cách viết, tức là ba hoa.

Đó là ba chứng bệnh rất nguy hiểm. Nếu không chữa ngay, để nó lây ra, thì có hại vô cùng”.

76 năm đã trôi qua nhưng tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” vẫn còn nguyên giá trị, ý nghĩa thiết thực đối với Đảng, các tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong công cuộc đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay; đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực như quan liêu, tham nhũng, độc đoán, chuyên quyền, ba hoa, hẹp hòi, ích kỷ. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói chung, “Sửa đổi lối làm việc” nói riêng càng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Mỗi lời dạy của người trong tác phẩm rất thiết thực, chân thành và nghiêm khắc. Học và làm theo tư tưởng của Bác qua “Sửa đổi lối làm việc” là học và làm theo chuẩn mực của đạo đức cách mạng để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, hướng đến một mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Cuốn sách Sửa đổi lối làm việc là văn kiện quan trọng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết xong tháng 10/1947, ký tên X.Y.Z.. Kết cấu cuốn sách gồm 6 phần: Phê bình và sửa chữa; Mấy điều kinh nghiệm; Tư cách và đạo đức cách mạng; Vấn đề cán bộ; Cách lãnh đạo; Chống thói ba hoa. Nội dung cuốn sách phản ánh một cách toàn diện những vấn đề căn cốt nhất của công tác xây dựng Đảng. Cuốn sách là tài liệu “gối đầu giường”, là “cẩm nang” xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta.

Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được viết vào tháng 10 - 1947, là một tác phẩm lý luận chính trị đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà chủ đề nổi bật là xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện Đảng đang cầm quyền. Đây là tác phẩm điển hình, thể hiện tư tưởng đổi mới của Người, là kết tinh cả tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tác phẩm đưa ra sáu vấn đề lớn về công tác xây dựng Đảng, đó là [1] Phê bình và sửa chữa; [2] Mấy điều kinh nghiệm; [3] Tư cách và đạo đức cách mạng; [4] Vấn đề cán bộ; [5] Cách lãnh đạo; [6] Chống thói ba hoa. Tất cả các nội dung của tác phẩm đều xoay quanh mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, giữa cán bộ, đảng viên, công chức với nhân dân. Có thể thấy, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong tác phẩm không chỉ có giá trị lý luận, mà còn có giá trị thực tiễn sâu sắc trong việc xây dựng hệ giá trị chuẩn mực cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhận diện và phòng, chống nguy cơ suy thoái của Đảng cầm quyền là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Đó vừa là nhiệm vụ cấp bách, trước mắt, vừa là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài để Đảng luôn giữ vững bản chất của một Đảng chân chính cách mạng, hoàn thành sứ mệnh vẻ vang và to lớn mà dân tộc giao phó. Bởi vậy, điểm nhấn xuyên suốt, giá trị bền vững của tác phẩm chính là xây dựng Đảng vững mạnh về đạo đức.

“Sửa đổi lối làm việc” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Người đề cập đến xây dựng Đảng về đạo đức một cách tổng quát và toàn diện trên cả hai phương diện: Tổ chức Đảng và cá nhân mỗi cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đạo đức cách mạng. Đặc biệt, tác phẩm không những thẳng thắn chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, lệch lạc trong nhận thức, tư tưởng, trong phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực công tác của cán bộ, đảng viên, mà còn tập trung nêu rõ những biện pháp cần thiết để chữa trị những căn bệnh như bệnh chủ quan, bệnh hẹp hòi, thói ba hoa. Đó là ba chứng bệnh rất nguy hiểm, là địch bên trong, là bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài, những căn bệnh ấy xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân mà ra, nó đã và đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc của Đảng và Nhà nước ta, nếu không chữa ngay, để nó lây ra thì có hại vô cùng. Vì vậy, chúng ta phải ra sức ngăn chặn, phải quyết tâm chữa trị.

Để chữa những căn bệnh đó thì tự phê bình và phê bình là cách thức tốt nhất để phòng, chống nguy cơ suy thoái trong Đảng. Chính vì lẽ đó, mở đầu tác phẩm, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Ngay từ bây giờ, các cơ quan, các cán bộ, các đảng viên, mỗi người mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình. Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa và giúp đồng chí mình sửa chữa. Phải như thế, Đảng mới chóng phát triển, công việc mới chóng thành công. Nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của ta, thì cũng như giấu giếm tật bệnh trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mệnh”.

Bên cạnh đó, tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” cũng phê phán căn bệnh “kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông” là nguyên nhân gây ra căn bệnh chủ quan, tức là khuyết điểm về tư tưởng. Nếu không có lý luận dẫn đường sẽ dẫn đến tình trạng “lúng túng như nhắm mắt mà đi”. Nếu chỉ dừng lại ở chú trọng một vài kinh nghiệm trong quá trình hoạt động thực tiễn, coi thường lý luận thì “cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”. Nếu học lý luận, biết lý luận nhưng không áp dụng vào thực tiễn thì đó là lý luận suông, giống như “một cái hòm đựng sách”. Vì vậy, phải không ngừng nâng cao nhận thức tư tưởng, giáo dục lý luận khoa học cho cán bộ, đảng viên.

Tác phẩm cũng đã phân tích sâu sắc và đã chỉ rõ các khâu của công tác cán bộ. Đó là, lựa chọn cán bộ; huấn luyện một cách toàn diện; phải biết rõ cán bộ; phải cất nhắc cán bộ cho đúng; phải khéo dùng cán bộ; phải phân phối cán bộ và giúp cán bộ cho đúng; phải giữ gìn cán bộ...; trong đó, huấn luyện cán bộ được xác định là “công việc gốc của Đảng”. Người cũng lưu ý, phải phòng tránh một số sai lầm, khuyết điểm thường gặp trong công tác cán bộ, trên tinh thần phải xuất phát từ công việc; từ phẩm chất đạo đức, năng lực thực tế của cán bộ; sự tin tưởng, yêu thương cán bộ.

Có thể khẳng định, tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” là cuốn cẩm nang về xây dựng Đảng và giáo dục, rèn luyện đảng viên. Nội dung xuyên suốt tác phẩm vừa thể hiện sự kế thừa sâu sắc lý luận Mác - Lênin về xây dựng Đảng, vừa bổ sung, phát triển làm phong phú thêm nhiều vấn đề quan trọng, nhất là vai trò đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.

Hơn 92 năm qua, Đảng ta luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm, đặc biệt nguy cơ về tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được đẩy lùi, vẫn còn “Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức chưa đầy đủ tính chất, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói chưa đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm kỷ luật…”. “Sự suy thoái về đạo đức, lối sống thể hiện ở chỗ: sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, hám quyền lực, tham nhũng, tiêu cực; bè phái, cục bộ, mất đoàn kết; quan liêu, xa dân,…”, “Từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, cơ hội, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”.

Vì vậy, Đảng ta đã phát động và tiến hành cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng nhằm chấn chỉnh lại nhận thức tư tưởng, nâng cao trình độ chính trị lý luận, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác của cán bộ, đảng viên; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng. Với yêu cầu đặt ra hiện nay là, “Nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên… Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, luôn vững vàng trước khó khăn, thách thức và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng”. Đồng thời phải: “Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa “xây” và “chống”, xây là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, chống là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên”. Đây là hai mặt của xây dựng đạo đức cách mạng, nó có mối quan hệ biện chứng, gắn bó lẫn nhau.

Đại hội XIII của Đảng đã tổng kết một số bài học từ thực tiễn của công cuộc đổi mới, trong đó bài học hàng đầu là về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, “công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên, hiệu quả cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”. Thực tế, cuộc đấu tranh phòng và chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng bước đầu đã đem lại niềm tin đối với nhân dân. Tuy nhiên, đây là cuộc chiến lâu dài, “là một cuộc chiến chống lại những gì đã cũ kỹ, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”, nên phải có những bước đi thích hợp, thận trọng, có trọng tâm, trọng điểm, để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước với chế độ.

Có thể nói “Sửa đổi lối làm việc” là một tác phẩm kinh điển có giá trị cao về lý luận và thực tiễn, là cẩm nang quý để mỗi tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên tự xem xét, đánh giá, rèn luyện về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, phong cách làm việc và phương pháp, cách ứng xử hằng ngày. Tác phẩm ngắn gọn nhưng súc tích, đề cập đến nhiều vấn đề mang tính sống còn của Đảng nhằm đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo cách mạng, yêu cầu tự đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói chung, tinh thần tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” nói riêng càng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, góp phần làm cho từng cán bộ đảng viên thấm nhuần hơn nữa tư tưởng của Người, để tự rèn giũa mình trợ thành những người cách mạng chân chính.

Cẩm Trang - Trường Chính trị tỉnh

Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, H.2011, tr.272 .

ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư, BCHTW Đảng khóa XIII, Nxb. CTQGST, HN 2021, tr.89.

Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, Nxb.CTQGST, H. 2022, tr.376.

Chủ Đề