Tội cố ý giết người đi tù bao nhiêu năm

- Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+ Giết 02 người trở lên;

+ Giết người dưới 16 tuổi;

+ Giết phụ nữ mà biết là có thai;

+ Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

+ Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

+ Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

+ Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

+ Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

+ Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

+ Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

+ Thuê giết người hoặc giết người thuê;

+ Có tính chất côn đồ;

+ Có tổ chức;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Vì động cơ đê hèn.

- Trường hợp phạm tội không thuộc các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Lưu ý: Đối với tội giết người, trường hợp người chuẩn bị phạm tội vẫn được xem là có tội và có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

2. Giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh có được giảm nhẹ hình phạt không?

Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau:

- Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, người phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh và phải xuất phát từ nguyên nhân do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì vẫn bị phạt tù. Mức phạt cao nhất lên đến 07 năm tù giam.

3. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội được quy định tại Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:

- Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

4. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

Theo Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015, tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được quy định như sau:

- Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Chào luật sư, cạnh nhà tôi có một nam thanh niên dùng dao giết hại bạn gái. Mặc dù được người khác can ngăn nhưng nam thanh niên này vẫn thực hiện hành vi một cách cố ý. Hành vi này gây xôn xao dư luận. Vậy luật sư cho tôi hỏi Hành vi cố ý giết người bị xử lý như thế nào theo quy định? Xin luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Nội dung tư vấn

Tội cố ý giết người đi tù bao nhiêu năm

Tội cố ý giết người đi tù bao nhiêu năm

Tội phạm xâm phạm đến sức khỏe ngày một gia tăng. Đặc biệt là thủ đoạn ngày càng tinh vi; man rợ. Trong đó. hành vi giết người là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi giết người người có thể bị xử phạt tội giết người theo điều 123 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Lỗi cố ý trực tiếp là gì?

Theo điều 9 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;

Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Từ định nghĩa trên này có thể rút ra những dấu hiệu của lỗi cố ý trực tiếp:

  • Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó. Cụ thể là nhận thức được tính chất gây thiệt hại cho xã hội của hành vi đang thực hiện trên cơ sở nhận thức những tình tiết khách quan của nó. Những tình tiết đó có thể là mặt thực tế của hành vi, là đặc điểm của đối tượng tác động của tội phạm, là những điều kiện khách quan như công cụ, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội,…
  • Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh. Điều đó có nghĩa hậu quả của hành vi phạm tội mà người phạm tội đã thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích – phù hợp với sự mong muốn của người đó.

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Chủ thể

Chủ thể của tội giết người là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Như vậy, chủ thể của tội giết người là chủ thể đáp ứng các điều kiện trên.

Khách thể

Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng; sức khỏe của công dân. Đây là quyền quan trọng nhất của con người. Tội phạm này xâm phạm đến quyền cơ bản của con người.

Mặt khách quan của tội phạm

Có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác

  • Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống.
  • Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Hình thức phạm tội

  • Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
  • Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp bằng cách lợi dụng nghề nghiệp.

Hậu quả

Các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng người khác thông thường gây hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chấm dứt sự sống. Tuy nhiên, chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân thì được coi như đã cấu thành tội phạm giết người dù hậu quả chết người có xảy ra hay không.

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp:

  • Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra; nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
  • Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người khác; thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra; nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Hành vi cố ý giết người bị xử lý như thế nào theo quy định?

Khung 1

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với các trường hợp sau:
  • Giết 02 người trở lên;
  • Giết người dưới 16 tuổi;
  • Giết phụ nữ mà biết là có thai;
  • Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
  • Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
  • Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
  • Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
  • Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
  • Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
  • Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
  • Thuê giết người hoặc giết người thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Có tổ chức;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Vì động cơ đê hèn.

Khung 2

Phạt tù từ

7 năm đến 15 năm đối với các trường hợp:

Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Khung 3

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Xem thêm: Chuẩn bị phạm tội có bị khởi tố hình sự không

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như sau:

  • Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
  • Phạt quản chế;
  • Cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, hành vi giết người lỗi cố ý là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc chung thân theo quy định cụ thể tại điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Có thể bạn quan tâm

  • Giết người trong khi thi hành công vụ bị phạt tù mấy năm theo quy định?
  • Người dưới 16 tuổi giết người có phải chịu trách nhiệm hình sự.
  • Người có hành vi đe dọa giết người bị xử lý như thế nào?

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Hành vi cố ý giết người bị xử lý như thế nào theo quy định? Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư X : 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Đe dọa giết người bị đi tù mấy năm?

Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:
Tội đe dọa giết người bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 07 năm.

Giết người có phải bồi thường không?

Theo quy định tại Điều 585 BLDS Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bồi thường thiệt hại về tính mạng bao gồm:
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; d) Thiệt hại khác do luật quy định.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần

Phạm tội chưa đạt là gì?

Phạm tội chưa đạt là (Chủ thể) đã cố ý thực hiện tội phạm nhưng vì nguyên nhân khách quan hành vi đã thực hiện chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm.