Tội không bằng lái phạt bao nhiêu

Mặc dù mức xử phạt đối với người tham gia giao thông không có giấy phép lái xe [GPLX] không mới, tuy nhiên trong dịp Tết Nguyên đán này nhiều người sẽ vô tình không nhớ mức phạt này được quy định như thế nào.

Theo đó, Nghị định 100/2019 quy định về mức phạt đối với người điều khiển phương tiện mà không mang theo hoặc không có GPLX được xử từng trường hợp đối với xe mô tô, xe máy và ô tô.

Cụ thể, đối với xe mô tô, xe máy trường hợp quên không mang GPLX bị phạt tiền từ 100 – 200 ngàn đồng [trừ trường hợp có GPLX quốc tế nhưng không mang theo GPLX quốc gia].

Trường hợp không có GPLX, phạt tiền từ 800 - 1.200 ngàn đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi dưới 175 cm³.

Đặc biệt, phạt tiền từ 3 - 4 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm³ trở lên.

Riêng đối với xe ô tô, trường hợp quên không mang GPLX sẽ bị phạt tiền từ 200 – 400 ngàn đồng [trừ trường hợp có GPLX quốc tế nhưng không mang theo GPLX quốc gia]. Trường hợp không có GPLX bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng.

Lưu ý, mức phạt trên áp dụng đối với người điều khiển phương tiện vi phạm. Trường hợp người điều khiển không phải chủ phương tiện sẽ được quy định tại Điều 30 Nghị định 100.

Cụ thể, CSGT có thể phạt cả chủ phương tiện về hành vi “Giao xe hoặc để cho người không có GPLX phù hợp điều khiển xe tham gia giao thông” với mức phạt tiền từ 800 - 2.000 ngàn đồng đối với cá nhân, từ 1,6 - 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô.

Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8 - 12 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe giao xe cho người không có GPLX.

Chào luật sư, Em có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư công ty luật Minh Khuê tư vấn. Mấy hôm trước em có điều khiển phương giao thông là xe máy. Do đang có việc gấp với thời tiết giữa trưa nắng nóng nên em đã có hành vi vượt đèn đỏ giao thông, đồng thời quên mang giấy phép lái xe, giấy tờ xe.. Em bị cơ quan công an lập biên bản. Em thắc mắc muốn hỏi trường hợp này em sẽ bị mức xử phạt như thế nào ?

Luật sư :

Thứ nhất, hành vi không mang theo giấy tờ xe, không mang theo giấy phép lái xe:

Căn cứ Theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b] Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

c] Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5, Điểm c Khoản 7 Điều này.

Như vậy, trường hợp không mang theo giấy tờ xe, giấy phép lái xe này bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đồng- 200.000 đồng

Thứ hai, hành vi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông:

Căn cứ quy định tại điểm e, khoản 4, Điều 6 nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ:

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e] Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

Như vậy, khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy vượt đèn đỏ, người tham gia giao thông bị xử phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Ngoài bị phạt tiền bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

 

2. Người nước ngoài gây tai nạn giao thông?

Thưa luật sư, Xin hỏi người nước ngoài đi xe mô tô không bằng lái gây tai nạn cho người đi bộ đang đi sang đường ở nơi đó không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Hiện tại người đi bộ kiểm tra thì bị tụ máu ở não khả năng là phải mổ.

Vậy người nước ngoài chịu trách nhiệm thế nào với người bị tai nạn?

 

Luật sư tư vấn:

Trong trường hợp này, để xác định được trách nhiệm mà người nước ngoài này [tạm gọi là A] phải chịu thì cần phải xác định xem A có phải là người có thân phận ngoại giao hay có phải là thân nhân của người có thân phận ngoại giao không ?

A là người nước ngoài, tham gia giao thông khi không có bằng lái xe là vi phạm quy định về an toàn giao thông, thêm vào đó, khoản 6 Điều 5 Thông tư 13/2009/TT-BGTVT Quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ có quy định về trường hợp phải giảm tốc độ trong trường hợp có người đi bộ qua đường. Việc A không giảm tốc độ là vi phạm quy định về điều khiển giao thông, tuy nhiên, để truy cứu trách nhiệm đối với A cần xem xét ở các góc độ:

-Trường hợp 1, A là người có thân phận ngoại giao hoặc thân nhân của người có thân phận ngoại giao:

Điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư liên ngành số 01/TTLN hướng dẫn việc điều tra, xử lý các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do người, phương tiện giao thông nước ngoài gây ra có quy định như sau:

“a. Những người có thân phận ngoại giao, [có hộ chiếu ngoại giao] làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, các cơ quan đại diện nước ngoài khác tại Việt Nam và các thành viên gia đình họ cùng sống chung với họ tại Việt Nam, những người có thân phận ngoại giao của các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, Quốc hôi, Nhà nước đến thăm nước ta, những người khác có thân phận ngoại giao, kể cả đại diện các tổ chức quốc tế và thành viên gia đình họ sống chung tại Việt Nam và không có Quốc tịch Việt Nam được Nhà nước ta cho hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

Những người này được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính đối với các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do họ gây ra. Tuy nhiên họ phải tôn trọng luật lệ của Nhà nước ta, kể cả luật lệ về giao thông đường bộ, phải có trách nhiệm đền bù vật chất đối với các vụ tai nạn giao thông do họ gây ra.”

Bên cạnh đó,Bộ luật hình sự năm 2015 cũng quy định:

“ Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.”

Như vậy, trong trường hợp này, nếu người đó là người có thân phận ngoại giao hoặc thân nhân của người có thân phận ngoại giao thì họ chỉ phải đền bù vật chất đối với người bị thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thực hiện Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

“1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại.”

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, do hành vi gây thiệt hại và nơi phát sinh hậu quả đều trền lãnh thổ Việt Nam nên sẽ áp dụng Theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc bồi thường như sau:

Bên cạnh đó, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán của Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng quy định về các chi phí hợp lý được bồi thường như sau:

“1.Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại [nếu có] và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại [nếu có]....

Như vậy, nếu A là người có thân phận ngoại giao hoặc thân nhân của người có thân phận ngoại giao thì chỉ phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại theo quy định trên.

-Trường hợp 2: A là nhân viên hành chính, nhân viên phục vụ của cơ quan đại diện nước ngoài hoặc thành viên gia đình của những người này:

Điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư liên ngành số 01/TTLN quy định:

“b. Nhân viên hành chính - kỹ thuật, nhân viên phục vụ của các cơ quan đại diện nước ngoài và các cơ quan nước ngoài khác đã nêu ở điểm a và thành viên gia đình họ không có quốc tịch Việt Nam, và cùng sống với họ tại Việt Nam, các thành viên không có thân phận ngoại giao của các đoàn đại biểu.

Những người này chỉ được miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính đối với các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do họ gây ra tại Việt Nam trong khi thi hành công vụ, nhưng không được miễn trừ xét xử về dân sự và xử lý về hành chính khi không thi hành công vụ, phải có trách nhiệm đền bù vật chất đối với các vụ tai nạn giao thông do họ gây ra.”

Trong trường hợp này, nếu họ trong thời gian thi hành công vụ thì họ sẽ đươc miễn trừ ngoại giao như trường hợp trên và phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại như trường hợp 1.

Nếu họ không thi hành công vụ thì họ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm an toàn giao thông theo quy định tại khoản 5 Điều 6 và Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và đường sắt về hành vi không có giấy phép lái xe và không chú ý quan sát và phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như trường hợp 1.

-Trường hợp 3: A là đối tượng khác không thường trú tại Việt Nam:

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Thông tư liên ngành 01/TTLN có quy định:

“c. Những người nước ngoài khác không thường trú tại Việt Nam: Nhà kinh doanh, chuyên gia, học sinh, sinh viên công tác, du lịch tại Việt Nam... Đối với các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng do họ gây ra, áp dụng các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta và Nhà nước họ đã ký với nhau hoặc tham gia [hiệp định lãnh sự, hiệp định tương trợ tư pháp, hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật v.v...] hoặc áp dụng luật pháp của ta.”

Trường hợp này cần xác định xem Việt Nam và nước mà người đó là công dân có tham gia hoặc ký kết điều ước quốc tế nào về vấn đề này không? Nếu có thì áp dụng theo điều ước quốc tế, nếu không có thì áp dụng pháp luật Việt Nam như trường hợp 4.

-Trường hợp 4: A cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam: Về trường hợp này A sẽ bị xử lý như công dân Việt Nam vi phạm.

+, Nếu người bị thiệt hại có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015

Như vậy trong trường hợp này, cần phải có tỷ lệ thương tật cụ thể để xác đinh mức độ hình phạt đối với A.

Ngoài ra, A còn phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, mức bồi thường được xác định Theo Điều 609 BLDS và Mục II Nghị quyết của hội đồng thẩm phán như trường hợp 1

+ Trường hợp tỷ lệ thương tật dưới 31%, A sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như trường hợp 1 và phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không chú ý quan sát và không có giấy phép lái xe theo quy định tại khoản 5 Điều 6 và Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

3. Tư vấn việc thi lại bằng lái xe?

Kính chào Luật Minh Khuê, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Hồi 1 tháng trước em chạy xe từ Suối Tiên về Đồng Nai và bị bắn tốc độ, sau đó em bị giam bằng lái. Bây giờ em bị mất tờ giấy phạt nên em muốn thi lại bằng lái được không ạ ? Bằng lái trước em thi ở Đồng Nai ?

Trả lời:

Tử khoản 1 đến khoản 5 Điều 43 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT có quy định về các trường hợp được cấp lại giấy phép lái xe máy. Nếu trường hợp của bạn không thuộc vào 3 trường hợp đầu để được cấp lại bằng lái xe, nếu bạn muốn thi lại bằng lái xe thì phải đợi sau thời hạn 1 năm, hoặc phải thực hiện theo đúng giấy phạt để nhận lại bắng lái xe của mình.

Để xác định xem việc xử phạt trong trường hợp của mình có đúng pháp luật hay không, bạn có thể tham khảo các mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy vượt quá tốc độ cho phép theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c] Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a] Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a] Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b] Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng đến 04 tháng ;

Bạn đặc biệt lưu ý là không nên thi lại bằng lái xe và bỏ qua việc chấp hành xử phạt đối với hành vi điều khiển xe vượt quá tốc độ của mình.Việc xử lý hành vi sai phạm của bạn đã được lưu trữ trong các biên bản và hồ sơ của Công an. Nếu bạn có hành vi như vậy thì là trái pháp luật và cũng sẽ bị xử phạt theo Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Điều 30

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d] Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;

4. Điều kiện cấp bằng lái xe hạng A1 ?

Thưa luật sư, Tôi có câu hỏi mong được Luật sư giải đáp như sau: Tôi 18 tuổi [sinh năm 1997], nhưng trong các giấy tờ tùy thân không ghi năm sinh [giấy khai sinh, CMND, sổ hộ khẩu ...]. Vậy khi nào mới được cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1?

Trả lời:

Theo như bạn cung cấp thông tin, thì toàn bộ giấy tờ của bạn đều không ghi năm sinh. Do đó để có đủ điều kiện dự thi cấp giấy phép lái xe hạng A1 thì đầu tiên bạn đi làm thủ tục bổ sung hộ tịch, cụ thể là bổ sung thêm thông tin trong giấy khai sinh, chứng minh thư và sổ hộ khẩu.

- Thứ nhất, bổ sung năm sinh trong Giấy khai sinh:

UBND cấp xã, nơi đã đăng ký giấy khai sinh trước đây của bạn có thẩm quyền giải quyết việc bổ sung hộ tịch [năm sinh trong Giấy khai sinh] cho bạn; Trường hợp Sổ hộ tịch chỉ còn lưu giữ ở Phòng Tư pháp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, thì UBND huyện thực hiện bổ sung hộ tịch; Thủ tục bạn phải nộp Tờ khai [theo mẫu quy định], xuất trình bản chính Giấy khai sinh của bạn và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc bổ sung hộ tịch [ Theo quy định tại Điều 37, 38 Nghị định 158/2005/NĐ- CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ Về đăng ký và quản lý hộ tịch].

- Thứ hai, bổ sung năm sinh trong Sổ hộ khẩu:

Theo khoản 2, Điều 29 Luật Cư trú 2006 quy định:

“Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được ủy quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”.

Vì vậy, bạn cần liên hệ Công an xã nơi cư trú để làm thủ tục điều chỉnh những thay đổi năm sinh trong sổ hộ khẩu theo Giấy khai sinh đã được bổ sung năm sinh.

- Thứ ba, việc bổ sung năm sinh vào CMND:

Việc bổ sung năm sinh vào CMND thủ tục bao gồm: Sổ hộ khẩu [bản chính]; Đơn đề nghị cấp CMND [mẫu CM3], có ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn; nộp lại CMND; nơi làm CMND là Công an cấp huyện [Điều này được quy định trongNghị định số 106/2013/NĐ-CP ngày 17/9/2013 của Chính phủ quy định về Chứng minh nhân dân].

Xong khi hoàn tất việc thêm năm sinh vào các giấy tờ tùy thân thì anh hoàn toàn có đủ điều kiện để đăng kí dự thi cấp giấy phép lái xe hạng A1. Những giấy tờ liên quan tới việc cấp giấy lái xe hạng A1, bạn tham khảo tại Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 16/6/2009 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ .

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Không có bằng lái xe xử phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe không bằng lái sẽ bị phạt từ 1.000.000 - 5.000.000 đồng.

Không có bằng lái xe không đủ tuổi phạt bao nhiêu?

Trường hợp không mang theo giấy phép lái xe, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi điều khiển xe ô tô. – Trường hợp không giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh dung tích xi lanh dưới 175 cm3.

Không có bằng lái xe b2 phạt bao nhiêu?

Mức phạt lỗi không có bằng lái xe Cụ thể: Xe máy và các loại xe tương tự: 100.000 - 200.000 đồng [Điểm b khoản 2 Điều 21]. Ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô: 200.000 - 400.000 đồng [Điểm a khoản 3 Điều 21].

Chủ Đề