Tóm tắt lịch sử áo dài Việt Nam

Ngày nay, áo dài trở thành một biểu tượng đặc trưng của truyền thống Việt Nam và mặc dù không được chính thức phong làm quốc phục, nó đã trở nên phổ biến ở đất nước này và trên khắp thế giới.

Tìm hiểu về áo dài: Trước thời Nguyễn

Thật ra, không ai biết chắc áo dài bắt đầu hình thành từ đâu, nhưng có một bối cảnh lịch sử ta có thể dựa vào để kết luận. Vài người khẳng định rằng trang phục này lần đầu xuất hiện vào khoảng năm 38 – 42 SCN, và được Hai Bà Trưng mặc trong cuộc kháng chiến chống lại nhà Hán để giành độc lập cho Việt Nam.

Thời nhà Nguyễn: Vua Nguyễn Phúc Khoát

Đa phần mọi người đều đồng ý rằng áo dài Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng những nhà chuyên môn lại khẳng định rằng đến năm 1744 thì áo dài mới bắt đầu đặt dấu ấn của mình lên xã hội Việt Nam. Vào thời gian này, vua Nguyễn Phúc Khoát đã lên ngôi và cai trị vùng đất phía Nam. Miền bắc được cai quản bởi chúa Trịnh ở Hà Nội, người dân ở đây mặc áo giao lĩnh, trang phục mang nét tương đồng với người Hán.

Source: elle.vn

Nhằm phân biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát đã yêu cầu tất cả phụ tá của mình vận quần dài bên trong một chiếc áo lụa. Bộ váy này kết hợp giữa trang phục người Hán và Chămpa. Có thể đây là hình ảnh của bộ áo dài đầu tiên.

Thế kỷ 19: Áo ngũ thân

Thế kỷ 19 là sự phát triển vượt bậc của bộ váy này, bấy giờ được gọi là áo ngũ thân. Nhưng nó khác gì với áo dài ngày nay?

Quần áo chủ yếu mặc vào những năm 1800 có 5 tà. Thiết kế này bao gồm 2 tà ở sau, 2 tà ở trước và một tà váy ẩn dưới tà trước. Đây cũng là bộ váy đầu tiên có xẻ tà ở eo, một trong những điểm đặc biệt trong áo dài hiện đại.

Không giống như những thiết kế sau này, áo ngũ thân ít ôm hơn và cũng ngắn hơn áo dài bây giờ.

Thế kỷ 20: Ảnh hưởng phương Tây

Vào khoảng thập niên 1930, Pháp đô hộ Việt Nam, văn hoá phương Tây bắt đầu xâm lấn các trào lưu thời trang bản địa. Sự cải tiến vượt bậc nhất của áo dài xuất hiện khi một người phụ nữ Hà Nội có tên Cát Tường [hay Le Mur] đem lại rất nhiều thay đổi cho trang phục này, trong đó rất nhiều ý tưởng vẫn còn được giữ lại đến ngày nay.

Source: Life Magazine

Bà đã thu gọn kích thước áo dài để ôm khít thân hình người phụ nữ Việt Nam, đẩy cầu vai, kéo dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ. Nói cách khác, bà khiến nó trở nên gợi cảm, tinh tế và thu hút hơn.

Sau bốn năm phổ biến, ‘áo dài le mur’ được hoạ sĩ Lê Phổ đã bỏ hết những ảnh hưởng phương Tây và thay thế bằng những chi tiết từ áo tứ thân. Từ thời điểm này đến những năm 1950, phong cách áo dài Việt Nam đã trở nên vô cùng nổi tiếng trong truyền thống nước nhà.

Áo dài bước vào chính trường… một lần nữa

Vào cuối thập niên 50, Mỹ thay Pháp đô hộ Việt Nam, và đây là thời điểm áo dài bưới vào chính trường một lần nữa. Năm 1958, Trần Lệ Xuân, vợ của cố vấn chính trị tổng thống [đồng thời cũng là anh trai] tạo nên đột phá khi mặc bộ váy và mang găng tay cùng với cổ chữ V và tay ngắn. Mặc dù nhiều người ca ngợi vẻ tinh tế trong bộ váy của bà, rất nhiều người chỉ trích rằng bộ váy thiếu thẩm mỹ. Đó cũng là lúc ngôi vị áo dài bị rớt bảng. Thực tế, mẫu thiết kế hiện đại bị chê bai nhiều đến nỗi khiến chính quyền cấm trang phục này khỏi giới tư bản.

Vào cùng khoảng thời gian đó, bộ váy bắt đầu đặt chân đến miền Nam, và nhà thiết kế người Sài Gòn Trần Kim và Dung đã cải tiến chiếc áo một lần nữa bằng cách thêm vào tay áo bà ba. Đây là điểm nổi bật với đường may chéo chạy từ dưới cánh tay lên đến cổ áo. Rất nhiều phụ nữ thích chi tiết này vì nó giúp họ dễ cử động và thoải mái hơn.

Tóm lại, áo dài đã được giữ nguyên từ cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 khi áo dài trở nên ôm khít hơn, với cổ áo cao và quần ống loe cho tới tận ngày nay.

Ba sự thật thú vị

Màu sắc là biểu tượng

Thông thường, màu sắc vải vóc rất quan trọng vì nó thể hiện địa vị của một người trong xã hội. Những người phụ nữ trẻ thường thích ăn vận màu sắc trong trẻo và tươi mới. Khi cô ấy bắt đầu trưởng thành hơn, họ chuyển sang màu phấn, để tỏ ý rằng mình vẫn chưa lập gia đình. Sau khi cưới, cô ấy có quyền ăn mặc các màu đậm hơn. Còn có những màu cụ thể để dành cho những dịp lễ đặc biệt, ví dụ như lam và tím.

Mặc dù vậy, phụ nữ Việt hiện đại không bị quá gò bó vào những quy tắc này. Áo dài vẫn tiếp tục đổi thay dưới những hình hài khác nhau, với niềm tin rằng nó nên được mặc như thế nào mới chính xác.

Source: Pinterest

Mượt như lụa

Nguyên gốc, trang phục phải được may bằng lụa để đảm bảo sự nhẹ nhàng và ôm vừa vặn thân thể, cũng như tính năng chóng khô khi thấm nước.

Không chỉ dành cho các quý cô

Áo dài còn dành cho đàn ông nữa nếu bạn chưa biết. Mặc dù ngày nay họ chỉ mặc vào những dịp cực kỳ quan trọng như đám cưới, nhưng ta vẫn có thể thấy ở đâu đó, đặc biệt là những thế hệ lớn tuổi.

Source: Pinterest

Nguồn: vietcetera

Áo dài Việt Nam được coi là trang phục truyền thống quốc gia đặc biệt. Ra đời từ rất lâu áo dài là đề tài sáng tác trong nhiều rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Nó tôn lên giá trị vẻ đẹp truyền thống người phụ nữ Việt Nam. Khẳng định được mình trên làng thời trang thế giới. Trải qua biết bao thế hệ tà áo dài hiện đại có những thay đổi để phù hợp với xu thế thời trang và nhu cầu ăn mặc của con người nhưng nó vẫn giữ nguyên được bản sắc văn hóa của đất nước nghìn năm văn hóa của dân tộc ta.Đặc biệt là thế nhưng thực sự nhiều người trong chúng ta chưa biết nhiều về lịch sử áo dài. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm đôi chút về Áo dài.

Lịch sử và quá trình phát triển áo dài Việt Nam


Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trườngđòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông hay đại học; hay đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế.


Trước đây, áo dài thường được mặc kết hợp cùng với nón quai thao, nón lá, hay là khăn đóng. Nhưng kiểu sơ khai nhất của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh. Chúa Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo dài và định hình chiếc áo dài Việt Nam như ngày nay.


Từ "Áo dài" [ao dai /ˈaʊ ˌdʌɪ/] được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được giải thích là loại trang phục của phụ nữ Việt Nam với thiết kế 2 tà áo trước và sau dài chấm mắt cá chân che bên ngoài chiếc quần dài.Trải qua biết bao thế hệ tà áo dài hiện đại có những thay đổi để phù hợp với xu thế thời trang và nhu cầu ăn mặc của con người nhưng nó vẫn giữ nguyên được bản sắc văn hóa nghìn năm của dân tộc.

Thế kỉ 17: Áo giao lãnh


Kiểu dáng sơ khai của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh bốn vạt, tiền thân của áo tứ thân. Áo giao lãnh khoác ngoài yếm lót, mặc cùng váy đen và thắt lưng màu tương tự như áo tứ thân, chỉ khác là hai vạt trước buông thả chứ không buộc trước bụng.

Thế kỉ 18 – đầu thế kỉ 20: Áo tứ thân



Để tiện lợi hơn cho người phụ nữ trong việc đồng án, buôn bán, người xưa đã tạo ra áo tứ thân gọn gàng với 2 vạt trước rời nhau và có thể buộc lại, 2 vạt sau may liền lại với nhau thành 1 tà. Chiếc áo được may để phục vụ cho tầng lớp bình dân, thời bấy giờ khổ vải chỉ rồng tầm 35-40cm nên may 1 tà sau cho tiện. Áo tứ thân thường được may bằng vải màu tối nhằm tiện cho việc đồng án.

Áo ngũ thân – áo dành cho phụ nữ thành thị ít lao động chân tay mặc áo ngũ thân để phân biệt với tầng lớp lao động nghèo. Áo ngũ thân có bốn vạt như áo tứ thân được may liền với nhau thành 2 tà: trước và sau. Vạt con thứ 5 được may phía dưới tà áo trước nhằm tạo mảnh lót kín đáo. Áo ngũ thân có cổ và dáng rộng.\

Những cách tân đầu tiên


Áo dài Lê Phổ [1934]

Năm 1934, họa sĩ bậc thầy Việt Nam Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Sự dung hợp này quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây, áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy giờ đến nay dù trải qua bao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên.

Áo dài LeMur

Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối. Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội. Năm 1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu áo dài được ông Âu hóa. Áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái tim. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1943.

Hồ Ngọc Hà trong mẫu lemur


Đến khoảng năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may có eo. Các thợ may lúc đó đã khôn khéo cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong được cắt ngắn dần từ giai đoạn này. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu được hạ thấp xuống.

Áo dài Trần Lệ Xuân [1958]



Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam Cộng Hòa, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài bà Nhu. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được ‘phá cách’ với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược. Một số nhà phê bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam. Nhưng kiểu áo này khiến những người theo cổ học lúc đó tức giận và lên án nó không hợp với thuần phong mỹ tục. Loại áo dài không có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và phần cổ được khoét sâu cho tròn chứ không ngắn như bản gốc.

Áo dài tay raglan [năm 1960]

Năm 1960, nhà may Dung ở Đa Kao, Sài Gòn đã sáng tạo ra cách ráp tay raglan vào áo dài. Cách ráp này khắc phục được các nếp nhăn hai bên nách áo.Với cách này, tay áo được nối từ cổ xéo xuống nách. 2 tà nối với nhau bằng đường nút dọc hông. Kiểu này tạo dáng ôm theo đường cong người mặc, giúp người phụ nữ cử động tay thoải mái, linh hoạt.

Áo dài chít eo – áo dài miniraglan [1960 – 1970]



Những năm 1960, áo dài chít eo thách thức quan điểm truyền thống trở thành kiểu dáng thời thượng. Lúc này, chiếc áo nịt ngực tiện lợi đã được sử dụng rộng rãi. Phụ nữ thành thị với tư duy cởi mở muốn tôn lên những đường cong cơ thể qua kiểu áo dài chít eo rất chặt để tôn ngực.

Gần cuối thập kỷ 60, áo dài miniraglan trở nên thịnh hành trong giới nữ sinh vì sự thoải mái, tiện lợi của nó. Đây là kiểu áo dài dành riêng cho nữ sinh. Theo đó tà áo được may tới mắt cá chân, nhưng hai ống quần được phủ xòe ôm hai bàn chân. Với kiểu áo dài này, làm tăng thêm tính hồn nhiên, ngây thơ cho nữ sinh. Thời nay còn gọi là áo dài nữ sinh.



Sau những năm 1970, đời sống đổi mới đã khiến chiếc áo dài dần vắng bóng trên đường phố. Đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu được bạn bè Quốc Tế nghĩ tới như là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

Cấu tạo áo dài Việt Nam


Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5cm. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo thường được đính ngọc.

Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.

Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau. Ngày xưa tà trước bằng tà sau nhưng ngày nay đã có nhiều loại áo tà trước ngắn hơn tà sau. Trên tà áo trước thường được thêu những hoa văn hay những bài thơ.

Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.

Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài khi xưa may bằng vải cứng cáp, nay thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.

DEC Design Education sưu tầm & biên tập.

#DEC : " Học để trở thành chuyên nghiệp "

Video liên quan

Chủ Đề