Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân đó ai nói

Câu hỏi

Trả lời

Dán nhãn Cơ đốc giáo (và / hoặc các tôn giáo khác) "thuốc phiện cho người dân" hay "thuốc phiện của nhiều người" là một chiến thuật khá phổ biến được sử dụng bởi những người bác bỏ tôn giáo. Sử dụng các cụm từ như thế này là một cách để thổi bay tôn giáo mà không cố gắng chống lại hoặc thảo luận về nó. Karl Marx không phải là người đầu tiên sử dụng cụm từ này, nhưng ông là người mà hầu hết mọi người nghĩ đến khi họ sử dụng sự công kích này. Luận điểm của Marx cho rằng tôn giáo mang lại cho con người hạnh phúc giả tạo, ảo tưởng — giống như thuốc phiện cho một người nghiện ma túy — và việc giải thoát mọi người khỏi ảo tưởng phi thực tế đó là một phần của việc xây dựng một xã hội tốt hơn. Trước tiên bắt đầu với Marx, sự buộc tội "thuốc phiện cho quần chúng" thường được sử dụng bởi những người vô thần. Bởi vì họ từ chối sự tồn tại của Đức Chúa Trời, bằng cách nào đó họ phải giải thích sự tồn tại liên tục của tôn giáo. Họ thấy không cần tôn giáo, nên họ không hiểu người khác cần tôn giáo. Marx đã không chỉ rõ Cơ Đốc giáo trong việc từ chối tôn giáo của mình. Thay vào đó, ông đã lên án tôn giáo nói chung bằng cách sử dụng những người dân theo nghĩa hạ thấp nghĩa là người nghèo, không biết gì và dễ bị lừa dối. Lập luận cốt yếu của "thuốc phiện đối với quần chúng" nói rằng tôn giáo dành cho những người yếu đuối và bị rối loạn cảm xúc, những người cần một chỗ nương tựa để vượt qua cuộc sống. Những người vô thần ngày nay đưa ra những tuyên bố tương tự, chẳng hạn như ý tưởng "Chúa là một người bạn tưởng tượng của người lớn". Vậy, có phải tôn giáo không là gì cả ngoại trừ là "thuốc phiện cho quần chúng" không? Có phải tôn giáo không là được gì ngoài việc cho người người yếu đuối chỗ nương tựa cảm xúc không? Một vài sự thật đơn giản sẽ trả lời câu hỏi với tiếng vang lớn là "không". (1) Có những lập luận logic, khoa học và triết học chắc chắn về sự tồn tại của Đức Chúa Trời. (2) Thực tế là nhân loại bị hư hoại và cần sự cứu chuộc/ cứu rỗi (thông điệp cốt lõi của tôn giáo) được thấy rõ trên toàn thế giới. (3) Trong lịch sử nhân loại, đại đa số các nhà văn và nhà tư tưởng xuất sắc nhất về trí tuệ đã là những người hữu thần. Một số người có lấy tôn giáo như nơi nương tựa không? Có. Điều đó là nghĩa là những tuyên bố của tôn giáo là không hợp lệ? Không. Tôn giáo là phản ứng tự nhiên đối với bằng chứng cho sự tồn tại của Đức Chúa Trời và sự thừa nhận rằng chúng ta bị hư hoại và cần sửa chữa. Đồng thời, chúng ta phải phân biệt giữa tôn giáo sai lầm mang lại sự an toàn giả tạo — giống như thuốc phiện mang lại cảm giác sai lầm về hạnh phúc — và Cơ Đốc giáo, đó là tôn giáo thực duy nhất và là hy vọng thực duy nhất cho nhân loại. Tôn giáo sai dựa trên ý tưởng con người, thông qua một số nỗ lực từ phía mình (công việc) có thể khiến mình được Chúa chấp nhận. Chỉ có Cơ Đốc giáo mới nhận ra rằng con người "chết vì phạm tội và tội lỗi" (Rô-ma 3:23; 5:12; 6:23) và không có khả năng làm bất cứ điều gì xứng đáng với sự vĩnh cửu trên thiên đàng. Chỉ có Cơ Đốc giáo mới đưa ra một giải pháp cho sự bất lực hoàn toàn của con người – đó là sự chết thay thế của Chúa Giêsu Christ trên thập giá (2 Cô-rinh-tô 5:21; 1 Phi-ê-rơ 2:24).

English

Trở lại trang chủ tiếng Việt Tôn giáo có phải là thuốc phiện cho phần lớn nhiều người không?


Hiện nay, đa số chúng ta chưa hiểu cặn kẽ, và ý nghĩa sâu sắc về câu nói này của Marx. Từ nhận thức chưa đúng của mỗi người dẫn đến còn có những cấn cá, suy diễn của các thế lực xuyên tạc câu nói đó phục vụ cho mục đích của chúng; thậm chí Đảng, chính quyền các cấp hoài nghi trong xử lý những vấn đề cụ thể liên quan đến tôn giáo trong xã hội.

Điển hình cho vấn đề này như việc giải quyết vụ việc đòi đất của giáo sứ Thái Hà, hà Nội; giám mục Nguyễn Đình Thuận, Đặng Hữu Nam giáo phận Quỳnh Lưu, Nghệ An…kẻ thù của nhân dân cũng lời dụng sự kém hiểu biết của một bộ phận không nhỏ nhân dân để tuyên truyền, xuyên tác chính sách đại đoàn kết toàn dân của Đảng. Gần đây, ngày 07/12/2018, trang Thông luận đã đăng bài “Mê muội” cho rằng: “…Ý của Marx cho rằng niềm tin tôn giáo làm cho nhân dân mê muội. Thật sự đây là góc nhìn đầy ác cảm của Marx”…Từ dẫn luận này họ khẳng định “Có một điều ai cũng nhìn thấy, đó là những ai đặt niềm tin tuyệt đối vào Chủ nghĩa Marx – Lenin đều là những con người mê muội, độc ác và vong ân bội nghĩa”…

Vậy hiểu như thế nào về câu nói của Marx cho đúng là vấn đề rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Hiểu cho đúng giúp mỗi chúng ta bình tĩnh, tin tưởng tuyệt đối vào chính sách tôn giáo và giải quết những vấn đề cụ thể liên quan đến tôn giáo của Đảng; vừa có cơ sở để vạch trần những luận điệu xuyên tác của các thế lực phản động.

Trong Tác phẩm ”lời đầu của góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel” Marx viết: “Sự đau khổ của tôn giáo, một mặt là biểu hiện của sự đau khổ hiện thực và mặt khác là sự phản kháng chống lại sự khổ đau hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.”. Theo Marx, tôn giáo là chỗ dựa cho quần chúng nhân dân bị áp bức bóc lột trong một thế giới không có trái tim, không có tình yêu thương. Là tinh thần con người trong một xã hội đặt đồng tiền lên trên mọi giá trị đạo đức, pháp luật. Tôn giáo phản ánh sự đau khổ của hiện thực. Khi nhân dân lao động đau khổ, bị áp bức đến cùng cực, họ không thể phản kháng, họ bất lực không tìm ra con đường thoát khỏi khổ đau thì tôn giáo chính là chỗ họ tìm đến để hy vọng một đấng siêu nhân nào đó ban phát cho họ cuộc sống tốt đẹp. Những hy vọng ấy là sự phản kháng yếu ớt chống lại đau khổ hiện thực.

Marx chỉ ra mặt tích cực của tôn giáo cũng đồng thời nêu rõ mặt hạn chế của nó. Tôn giáo chỉ tạm thời ru ngủ được bộ phận nhân dân, giúp họ tạm quên đi nỗi đau của sự bần cùng. nhưng khi quay trở lại với hiện thực, để giải quyết triệt để được sự đói khổ, áp bức, bất công thì chính quần chúng nhân dân mới là người có sức mạnh để giải quyết triệt để chứ không phải tôn giáo.

Trong xã hội hiện thực, còn áp bức, bóc lột, bất công, thì tôn giáo đương nhiên còn tồn tại, không thể loại bỏ nó, Chỉ khi nào xã hội không còn phân chia giai cấp, không còn áp bức, bóc lột, bất công, tôn giáo sẽ tự nó mất đi.

Viết Thông



Page 2

Trongtác phẩm: “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen - Lời nói đầu” của C.Mác viết vào đầu năm 1844, nhằm luận chiến với Hêghen, phê phán triết học pháp quyền Hêghen, chủ đích của Mác không phải là bàn đến vấn đề tôn giáo, mà việc phê phán tôn giáo chỉ là tiền đề cho mọi sự phê phán khác:“Đối với nước Đức thì việc phê phán tôn giáo, về thực chất, đã kết thúc và việc phê phán tôn giáo là tiền đề của mọi sự phê phán khác”<1>.

Bạn đang xem: Vì sao nói tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng nhân dân bị áp bức


Từ những luận chứng về tôn giáo, bản chất của nó trên trên nhiều khía cạnh khác nhau theo quan điểm duy vật, C.Mác đã rút ra kết luận xác đáng về bản chất của tôn giáo rằng: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”<2>. Luận điểm trên của C.Mác đã chỉ rõ:tôn giáo là sản phẩm của sự bất lực của con người trước những tác động của tự nhiên và xã hội, là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, bởi vìtrong xã hội có giai cấp đối kháng, giai cấp thống trị bóc lột luôn luôn sử dụng tôn giáo như là một công cụ áp bức tinh thần đối với quần chúng nhân dân bị áp bức, bóc lột vàvai tròthuốc phiệncủa tôn giáo chỉ biểu hiện khi tôn giáo bị các thế lực chính trị phản động lợi dụng, nhằm mục đích, làm thui chột ý chí cải tạo hiện thực, đấu tranh vì sự tiến bộ của xã hội, theo đó nhu cầu cần đến “thuốc phiện”củaquần chúng nhân dân bị bóc lột được coi như là một liều thuốc an thần, thứ“dược liệu”đặc biệt đểxoa dịu nỗi lo lắng, nỗi đau “xã hội” đang đè nặng đời sống tinh thần của họ, màhoàn cảnh lịch sử ra đời của luận điểm ấy vào giữa kỷ XIX thuốc phiện bán tràn lan ngoài thị trường thuộc loại thuốc giảm đau chứ không phải thứ ma tuý độc hại như ngày nay. C.Mác nhìn nhận một cách khách quan vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội, hiểu rất rõ tính hai mặt của hiện tượng tôn giáo:Mặt thứ nhất, vai trò của tôn giáo trong việc hợp thức hoá trật tự xã hội đã được thiết lập cũng như những hoàn cảnh xã hội dành cho nó.Mặt thứ hai là, vai trò phê phán, phản bác và thậm chí cách mạng của tôn giáo.
Tuy nhiên, từ khi tuyên bố luận điểm: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen - Lời nói đầu” cho đến nay vẫn còn gây ra không ít những cuộc tranh luận với những ý kiến khác nhau và đã có những sự hiểu lầm, cách hiểu, tiếp cận không đồng nhất về luận điểm này.

Xem thêm: Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính Cá Nhân Là Gì ? Kỹ Năng Cần Có Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính Là Gì

Có người cho rằng luận điểm ấy không phù hợp với lịch sử, người khác lại nêu chỉ có hình thứctôn giáo thoái hóanào đó mới là thuốc phiện, chứ không phải mọi tôn giáo nói chung. Có học giả lại muốn trở về tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử ra đời của luận điểm ấy để đi đến kết luận rằng: câu nói đó của Mác không hề có hàm ý phê phán tôn giáo mà coi tôn giáo như là loại thuốc dược liệu xoa dịu, giảm đau cho con người. Ngược lại vẫn có người cho rằng câu nói ấy mang ý nghĩa phê phán tôn giáo như một hiện tượng xã hội hoàn toàn tiêu cực. Theo bản dịch “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” thì từ“của” vừa chỉ sự sở hữu vừa chỉ nguồn gốc và cũng là nhu cầu của quần chúng. Nhưng có bản dịch “tôn giáo là thuốc phiện đối với nhân dân”, từ “đối với” coi như chất ma tuý mà giai cấp thống trị đem đến cho dân ngoan ngoãn, chịu dựng. Tuy nhiên, luận điểm này không phải C.Mác là người nêu lên đầu tiên mà trước ông có nhiều người nói tương tự và được nhiều người tán thành hơn cả khi chính thức được đề cập và ám chỉ tính chất, chức năng của tôn giáo trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen - Lời nói đầu”. Vả lại muốn hiểu đầy đủ tinh thần, cả tính tích cực lẫn tiêu cực ở tôn giáo của luận điểm này của C.Mác thì phải đọc cả đoạn văn trước và sau luận điểm đó trong tác phẩm, đồng thời phải tìm hiểu bối cảnh lịch sử của nước Đức lúc đó.

Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân đó ai nói

Lênin coi luận điểm “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”có vai trò quan trọng: “Câu nói đó của Mác là hòn đá tảng của toàn bộ quan điểm của Mác trong vấn đề tôn giáo”<4>. Câu nói đó đã được dùng làm cơ sở cho tất cả những bản tham luận của những người dân chủ - xã hội Nga về vấn đề tôn giáo.Không thể nhìn tôn giáo qua mệnh đề củaC.Mác đã bị cắt xén và phiến diện “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Phảinhìn nhận tôn giáo như một “thực tại xã hội” và là nhu cầu của một bộ phận quần chúngvà nóđã, đangđồng hành vớichủ nghĩa xã hội. Riêng luận đề mới mẻ vềVăn hóa tôn giáo, Đạo đức tôn giáođã khơi dậy trực tiếp nhất những suy nghĩ, hành động tích cực của quần chúng,cảngười có tôn giáo cũng như không có tôn giáo. Khi các giá trị văn hóa, đạo đức củatín ngưỡng,tôn giáo được đặt trong khuôn khổ của văn hóa dân tộc một mặt đã thừa nhận sự đa dạng của văn hóa dân tộc, mặt khác tạo ra thêm một con đường đoàn kết dân tộc, tôn giáo. Khai thác, phát huytốt các giá trị văn hóa, đạo đức củatín ngưỡng,tôn giáo thuận lợi hơn trong quá trình “Tìm về dân tộc”…Thiết nghĩ, luận điểm“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”của C.Mác cần phải được nhìn nhận, viện dẫn một cách khách quan, toàn diện, lịch sử và rất cụ thể trong tính hiện thực./.