Tổng mức đầu tư dự án là gì năm 2024

Ngày 10/02/2023, Bộ Xây dựng đã có công văn 427/BXD-KTXD gửi Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng An Hưng Phát hướng dẫn xác định tổng mức đầu tư của dự án.

Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng áp dụng cho các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP; các dự án sử dụng vốn khác tham khảo các quy định này để quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính trên cơ sở quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ theo phương án thiết kế sơ bộ của dự án và suất vốn đầu tư xây dựng hoặc dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại, cấp công trình, quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ, tính chất dự án đã thực hiện, có sự phân tích, đánh giá để điều chỉnh quy đổi về mặt bằng giá thị trường phù hợp với địa điểm xây dựng, bổ sung những chi phí cần thiết khác của dự án.

Việc lựa chọn phương pháp xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 132 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13: “Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng, nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ theo từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng phù hợp với yêu cầu thiết kế, điều kiện xây dựng và mặt bằng giá thị trường”.

Theo hướng dẫn tại Phụ lục I Thông tư số 11/2021/TT-BXD, thì:

- Trường hợp lựa chọn xác định sơ bộ tổng mức đầu tư theo dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại, cấp công trình, quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ, tính chất dự án đã thực hiện, cần có phân tích, đánh giá mức độ tương đồng của dự án.

Tổng mức đầu tư hay tổng mức đầu tư trong xây dựng, là sử dụng tất cả các chi phí của dự án xây dựng được xác định từ trước và phải phù hợp với thiết kế cơ sở cùng với một số nội dung trong Báo cáo nghiên cứu khả thi trong đầu tư xây dựng.

.jpg]Tổng mức đầu tư trong xây dựng

Các nội dung trong tổng mức đầu tư cần có đầy đủ các chi phí như chi phí xây dựng; chi phí hỗ trợ, bồi thường và tái định cư [nếu có]; chi phí quản lý dự án; chi phí thiết bị; chi phí tư vấn trong đầu tư xây dựng; một số chi phí khác và các chi phí dự phòng cho trượt giá hay khối lượng phát sinh thêm trong quá trình xây dựng.

1.2. Chi phí của tổng mức đầu tư

Theo tính chất trong tổng mức đầu tư, các chi phí được phân loại như sau:

1.2.1. Chi phí xây dựng

Trong chi phí xây dựng, gồm có chi phí xây dựng hạng mục, công trình trong dự án; chi phí san lấp các mặt bằng xây dựng; chi phí phá, dỡ bỏ các kiến trúc xây dựng cũ [để giảm vốn đầu tư, phải tính đến giá trị vật liệu, vật tư được thu hồi nếu có]; chi phí xây dựng công trình phụ trợ phục vụ quá trình thi công như điện nước, đường thi công…, chi phí xây dựng công trình tạm, nhà tạm tại công trường để ở và điều hành quá trình thi công nếu có.

Chi phí xây dựng công trình

1.2.2. Chi phí thiết bị

Trong chi phí thiết bị của tổng mức đầu tư, gồm có các chi phí như: Đối với các thiết bị nhập khẩu, có chi phí vận chuyển thiết bị từ cảng và nơi mua đến công trình xây dựng, chi phí lưu bãi, lưu khi, lưu container [nếu có] tại các cảng ở nước ta; chi phí bảo dưỡng và bảo quản kho bãi tại công trường; chi phí mua sắm các thiết bị công nghệ gồm các thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần gia công và sản xuất; chi phí lắp các thiết bị và tiến hành thử nghiệm, sửa đổi [nếu có]; chi phí về thuế và bảo hiểm cho các thiết bị tại công trình và một số khoản phí khác có liên quan.

Chi phí cho thiết bị xây dựng

1.2.3. Chi phí về giải phóng mặt bằng và tái định cư trong tổng mức đầu tư

Trong chi phí này, gồm có các chi phí bồi thường về vật kiến trúc, nhà cửa hay cây trồng trên mặt đất…; chi phí tổ chức các hoạt động bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí thực hiện tái định cư liên quan đến việc bồi thường giải phóng các mặt bằng của dự án; trong thời gian xây dựng có chi phí sử dụng đất, các chi phí chi trả cho các hạ tầng kỹ thuật mà dự án đầu tư.

1.2.4. Chi phí quản lý dự án

Trong chi phí quản lý dự án, có các chi phí để thực hiện những công việc cần quản lý dự án bắt đầu từ giai đoạn đầu của dự án, chuẩn bị dự án đến khi thực hiện dự án và cuối cùng là thực hiện nghiệm thu, công trình sẽ được bàn giao đưa vào sử dụng hoặc khai thác.

1.2.5. Chi phí tư vấn đầu tư

Trong chi phí tư vấn đầu tư cần có các chi phí lập các báo cáo kỹ thuật, kinh tế hoặc chi phí lập dự án kinh tế, kỹ thuật; chi phí báo cáo đầu tư [nếu thực hiện]; chi phí khảo sát xây dựng; chi phí thiết kế các bản vẽ thi công; chi phí thẩm tra thiết kế quá trình kỹ thuật; chi phí dự toán công trình xây dựng.

Chi phí tư vấn đầu tư

1.2.6. Chi phí khác

Các chi phí khác sẽ không thuộc các khoản phí trên như các chi phí tái định cư, giải phóng mặt bằng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí quản lý dự án và các chi phí khác không thực hiện tạo các tài sản cố định bằng cách trực tiếp nhưng đó là những khoản chi phí gián tiếp cần chi trả, có liên quan đến việc vận hành khai thác hoặc tạo ra các tài sản để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đầu tư. Khi dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động, các khoản phí này sẽ được thu hồi dần trong một năm đầu.

1.2.7. Vốn lưu động ban đầu

Vốn lưu động ban đầu sử dụng các chi pí để tạo ra các tài sản lưu động từ đầu trong vòng 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ sản xuất, từ đó dự án xây dựng đảm bảo có thể hoạt động theo các dự tính về kỹ thuật, kinh tế như:

- Tài sản lưu động trong sản xuất hay vốn sản xuất gồm các tài sản trong sản xuất [những sản phẩm dở dang có giá trị] và tài sản sử dụng cho quá trình sản xuất được dự trữ từ trước như công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu… đang được dự trữ bên trong kho.

- Tài sản lưu động trong lưu thông hay vốn lưu thông gồm có tài sản ở trong quá trình lưu thông [các khoản phải thu, vốn bằng tiền] và các tài sản mà mình dự trữ cho quá trình lưu thông như thành phẩm hàng đang gửi bán hay dự trữ trong kho.

Nguồn vốn lưu động ban đầu

1.2.8. Vốn dự phòng

Vốn dự phòng là các chi phí được dự phòng cho những việc phát sinh sử dụng trước khi lập dự án chưa được lường trước và trong thời gian thực hiện dự án có chi phí dự phòng cho trượt giá.

Xem thêm: Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật là gì?

2. Cách xác định, thẩm định và phê duyệt về tổng mức đầu tư sơ bộ

Sau khi thiết kế các cơ sở và những chi phí tính chung cho toàn dự án, chủ đầu tư cần thực hiện thẩm định dự toán các chi phí về công việc cần chuẩn bị và thực hiện để lập nên kế hoạch xây dựng hoàn hảo. Nếu trong tổng mức đầu tư, các chi phí này đã được phê duyệt, chủ đầu tư cần đánh giá và xem xét các quyết định nếu cần thiết.

Theo Nghị định số 10/2021/NĐ-CP tại điều 4, việc xác định, thẩm định và phê duyệt sơ bộ tổng mức đầu tư cần phải căn cứ theo nghị định về các chi phí cần đầu tư, cụ thể:

Sơ bộ trong tổng mức đầu tư xây dựng là quá trình thực hiện ước tính, ước lượng chi phí mà một dự án đầu tư xây dựng cần có trong Báo cáo nghiên cứu tính khả thi trước khi thực hiện đầu tư xây dựng. Các nội dung sơ bộ trong tổng mức đầu tư gồm có: chi phí xây dựng; chi phí bồi thường, chi phí tái định cư hoặc hỗ trợ [nếu có], chi phí thiết bị; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí dự phòng, chi phí quản lý dự án và các chi phí khác.

Sơ bộ trong tổng mức đầu tư xây dựng

Quá trình sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng dựa theo công suất, quy mô hoặc năng lực phục vụ dựa vào suất vốn đầu tư xây dựng và thiết kế sơ bộ của dự án hay các dữ liệu về các chi phí của một số dự án tương tự về cấp công trình, chủng loại, công suất, quy mô hay tính chất năng lực phục vụ của các dự án đã thực hiện và cần đánh giá, phân tích để có thể quy đổi về mặt bằng giá phù hợp với thị trường và địa điểm xây dựng công trình, thêm một số chi phí cần thiết cho dự án.

Phương thức của quá trình thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư sơ bộ là quản lý, đối tác công tư, sử dụng vốn nhà nước vào kinh doanh, sản xuất tại doanh nghiệp và một số pháp luật có liên quan đến quy định về đầu tư công và đầu tư theo phương thức này.

Tùy theo trường hợp mà chủ đầu tư phê duyệt dự toán chi phí những công việc cần chuẩn bị và thực hiện để thiết kế cho công trình xây dựng sau đó thực hiện triển khai và tính toán các chi phí cần thiết cho dự án theo đúng quy định của pháp luật.

Tính toán chi phí cần thiết cho công trình

Các chủ đầu tư và nhà thầu để quản lý chi phí đầu tư, tổng mức đầu tư thì nên sử dụng một phần mềm quản lý đầu tư. Một phần mềm mà chúng tôi muốn đề xuất cho bạn là phần mềm quản lý đầu tư xây dựng 365. Đây là phần mềm hoàn toàn miễn phí, giúp các chi phí đầu tư của bạn được quản lý, tính toán dễ dàng.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được tổng mức đầu tư là gì và các chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng. Bạn nên tính toán các chi phí sao cho hợp lý và phù hợp trước khi thực hiện lập báo cáo đầu tư xây dựng. Các chi phí cần phải tính toán đến những vấn đề phát sinh và chi phí dự phòng cho trượt giá, tránh việc tính sai các chi phí dẫn đến thiếu chi phí xây dựng.

Chủ Đề