Top 20 nhà thờ Quận Bình Thủy Cần Thơ 2022

Có tổng 1671 đánh giá về Top 20 nhà thờ Quận Bình Thủy Cần Thơ 2022

Đình Bình Thủy

470 đánh giá
Địa chỉ: 46/11A Lê Hồng Phong,Bình Thuỷ,Bình Thủy,Cần Thơ, Việt Nam
Liên lạc: 02923841063

Nếu các bạn tìm kiếm nơi đình thanh bình thì có thể đến đây nhé, nằm ngay cạnh sông lẳng lẳng chạy. Thơ lắm

Ngày 12 tháng 02 năm 2022

Kiến trúc của đình Bình Thủy mang nét ảnh hưởng người Hoa. Kiến trúc mái ngói âm dương và các thiết kế khá giống chùa Nam Nhã, nhà cổ Bình Thủy. Trên mái có khá nhiều kiến trúc khắc họa như ông Nhật, bà Nguyệt, hình tượng lưỡng long tranh châu.
- Diện tích 4000m2. Lịch sử khoảng 180 năm.
- Đình Bình Thủy là nơi thờ phụng nhiều vị thần hoàng xưa. Ngoài thờ bổn cảnh thần hoàng thì bên trong còn thờ hổ thần. Bên trong còn có thờ một số anh hùng yêu nước ngày trước: Đinh Công Tráng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trung Trực, Bùi Hữu Nghĩa, Võ Duy Tập, Trần Hưng Đạo, Hồ Chí Minh,…
- Giá vé: Miễn phí, nhưng bạn tốn 5k gửi xe máy.

Kiến trúc xưa. Rất đẹp

Đình nhỏ nhưng màu sơn rất cổ và đẹp, như kiểu kinh thành Huế, chụp ảnh buổi trưa sẽ rất nổi bật

Một điểm tham quan thật cổ kính, đẹp và ấn tượng. Căn nhà cổ thật hoàn hảo về vị trí, bố cục và phong thủy trong xây dựng, nghệ thuật chạm khắc, chất liệu chế tác....

Đình Bình Thủy, tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu là một đình thần tại Thành phố Cần Thơ. Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ.
Đình Bình Thủy tọa lạc tại địa điểm ngày nay thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ.
Đình Bình Thủy nay nằm trên khoảnh đất rộng hơn 4000 m². Cách kiến trúc ngôi đình này khác rất nhiều so với kiến trúc ở miền Bắc. Đình được cất trên một nền cao ráo và có chiều sâu, nhà trước và nhà sau đều là hình vuông nên chiều nào cũng có 6 hàng cột, các chân cột to, tròn và đều hơi choãi ra làm cho đình càng thêm vững chắc.

Về trang trí ngoại thất, nhìn trên nóc đình, ta thấy nhà trước hai mái chồng lên nhau, nhà chánh điện sau 3 mái chồng lên nhau theo kiểu kiến trúc thượng lầu hạ hiên. Trên nóc đình có gắn tượng hình người, hình kỳ lân, hình cá hóa rồng. Nhìn sang bên trái nóc đình có mảng trang trí bằng xi măng giữa là quyển thư [tựa như cuốn thư đình được bày trí ở các đình miền Bắc] bên cạnh đó là giỏ lam đào và bình hoa, ở bìa mái ngói dưới cùng có ốp lá xoài màu xanh đen và ống ngói cũng được bịt lại bằng sành tráng men xanh. Mặt trước nhà là các cột xi măng trang trí các hình hoa lá đắp nổi thật tinh tế.

Đình Bình Thủy, tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu là một đình thần tại Thành phố Cần Thơ. Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam bộ.

Đình được dựng vào năm Giáp Thìn [1844], lúc đầu thờ Thành hoàng của làng Bình Hưng, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang.
Năm 1852, Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần thú trên một hải thuyền, gặp phải một trận cuồng phong, nhưng nhờ ẩn nấp kịp nơi vàm rạch Bình Hưng nên vô sự. Thoát nạn, Huỳnh Mẫn Đạt cho tổ chức tiệc mừng để vui cùng nhân dân địa phương và cho đổi lại tên rạch và tên đất này là Bình Thủy. Đồng thời ông tấu trình lên vua Tự Đức, xin ban sắc phong cho thần Thành hoàng làng. Từ đó, làng có tên mới là Bình Thủy, và ngôi đình cũng được người dân gọi là đình Bình Thủy.

Đến đầu thế kỷ 20 [khoảng năm 1908], làng Bình Thủy được đổi tên thành làng Long Tuyền [do rạch Bình Thủy có hình tựa con Rồng nằm], nên người dân nơi đây còn gọi là đình thần Long Tuyền hay Long Tuyền Cổ Miếu.

Đến năm 1979, xã Long Tuyền được chia làm 3 đơn vị hành chính là: phường Bình Thủy, phường An Thới và xã Long Tuyền, và đình nằm trong phạm vi phường Bình Thủy. Cho nên đình thần Long Tuyền hay đình Long Tuyền lại quay trở về tên nguyên gốc là đình Bình Thủy, và tên này tồn tại cho đến ngày nay.

Trong đình, các bàn thờ được bố trí như sau: Tại tòa tiền đường có bàn thờ Nghi Hạ, Nghi Trung đặt ở gian giữa. Nơi nhà vuông nhỏ đặt bàn thờ Nghi Thượng dùng làm lễ chính của các ngày lễ hội.

Ở tòa chính điện: chính giữa nhà là bàn thờ chính, bên trái sát vách phía ngoài là bàn thờ Hương chức Tiên Giác, phía trong là bàn thờ Hậu tiền. Đối diện ở sát vách bên phải là bàn thờ chức sắc Tiên Giác và bàn thờ Tiền Hiền. Sát vách trong cùng ở gian giữa có bàn thờ Hậu thần, hai bên là hai bàn thờ Hữu Bang và Tả Bang. Bên ngoài đình có hai miếu lớn thờ thần Nông và thần Hổ, gần cổng có hai miếu thờ thần Rừng và thần Khai kênh dẫn nước.

Lịch sử xây dựng đình
Lần đầu tiên [năm 1844]
Vào năm Giáp Thìn [1844], do nạn bão và lũ lụt hoành hành dữ dội ở làng Long Tuyền, làm nhà cửa ruộng vườn tiêu tan, nhân dân đói rét. Sau trận thiên tai đó, nhân dân trở về làng làm ăn càng lúc càng đông và lập ngôi đình bằng tre gỗ, lợp lá tại vòm rạch Bình Thủy, để cầu nguyện thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hoà để giúp bà con luôn được an lành

Lần thứ hai [năm 1853]
Thời vua Tự Đức năm thứ 5 [1852] quan Khâm sai đại thần là Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần thú trên một chiếc hải thuyền, khi thuyền gần đến Cồn Linh nơi đầu vàm rạch Bình Thủy thì gặp một trận cuồng phong lớn, làm mọi người trong thuyền đều hoảng sợ. Khi đó quan đại thần bèn ra lệnh cho thuyền nấp ngay vào vàm rạch Bình Thủy và được an toàn vô sự. Qua sự kiện này, quan bèn mở tiệc vui chơi ba ngày cùng dân làng. Nhân sự kiện này ông đổi lại tên cồn này là Bình Thủy. Khi trở về triều, quan đại thần tâu cùng vua Tự Đức xin ban sắc phong thần cho làng Bình Thủy. Sau đó, vua hạ chỉ phê sắc phong thần cho làng là Bổn Cảnh Thành Hoàng vào ngày 29 tháng 11 năm 1852 [năm Nhâm Tý].

Lần thứ ba [năm 1909]
Lần này, Đình Bình Thủy được xây lại mới hoàn toàn.
Nguyên vào năm 1904, quan tri phủ Nguyễn Đức Nhuận thấy đình sắp sập, đề nghị cất lại đình ở ngã tư trên sở đất của làng rộng 2,9 ha, ông La Xuân Thanh, nghiệp chủ giúp đỡ tiền và chỉ huy xây dựng. Chẳng may quan tri phủ qua đời, công việc bị đình trệ. Năm 1909 ông cả Nguyễn Doãn Cung cùng ông thông gia điền chủ đồng tán thành ý kiến xây dựng lại ngôi đình lần thứ ba cũng tại chỗ cũ [vàm Bình Thủy] với số tiền chung là 5.823 đồng Đông Dương. Công việc xây dựng được khởi công từ ngày 12 tháng 7 năm 1909 đến 1910 thì hoàn thành. Công việc xây dựng được tiến hành tốt đẹp với sự thiết kế của ông Huỳnh Trung Trinh.

Đình Bình Thủy
[đường Lê Hồng Phong [ngay chân cầu Bình Thủy], P. Bình Thủy, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ]
- Hình ảnh : Võ Thành Danh...
- Thông tin : sưu tầm

Nhà thờ chính tòa Thánh Tâm Chúa Giê-su - Giáo phận Cần Thơ

279 đánh giá
Địa chỉ: 14 Nguyễn Thị Minh Khai,Tân An,Ninh Kiều,Cần Thơ, Việt Nam
Liên lạc: 02923821557
Website: http://gpcantho.com/

Trang nghiêm, đẹp sạch cây xanh rất mát.
Sân rất rộng nhưng vẫn sạch sẽ.
Nhà thờ thường cho dân xung quanh mượn sân để gửi xe khi có việc cần.
Đức Mẹ luôn nghe và an ủi những tâm hồn yếu đuối đau khổ.!

Nhà thờ Chánh toà Cần Thơ

Ngày 20/9/1955, Đức Thánh Cha Piô XII ký sắc chỉ Quod Christus thành lập Giáo phận Tông tòa Cần Thơ, Việt Nam; và bổ nhiệm cha Phaolô Nguyễn Văn Bình làm giám mục coi sóc Giáo phận Cần Thơ [1955-1960], hiệu toà Agnusiensi.

Hiện nay, Giáo phận Cần thơ bao gồm: thành phố Cần Thơ [ngoại trừ quận Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh thuộc giáo phận Long Xuyên], tỉnh Hậu Giang, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu, và tỉnh Cà Mau. Tổng diện tích là 14.026.90 km2.

Tổng dân số là 5.580.701 người; trong đó, số dân Công giáo là 191.462 tín hữu. [ số liệu Năm 2017 ]

Hình ảnh mới nhất

Nhà thờ trang nghiêm, cổ kính, vị trí trung tâm. Có sân đậu xe ô tô. Một điểm tổ chức thánh lễ cho người theo đạo Công Giáo.

Nhà thờ nghiêm trang, sạch sẽ. Băng ghế đá mới tinh. Cha xứ giảng bài rất hay

Nơi tôn nghiêm- tôn giáo Thiên Chúa
[Trước cổng nhà thờ có ghi giờ lễ mà mình quên chụp lại rồi]

Nhà thờ rộng rãi, thời gian làm lễ hợp lý, giáo dân rất đông, lễ lớn có rất nhìu ng tham dự

Chùa Nam Nhã

147 đánh giá
Địa chỉ: 612 Đường Cách Mạng Tháng 8,Bùi Hữu Nghĩa,Bình Thủy,Cần Thơ, Việt Nam
Liên lạc: 0939352621

Ngôi chùa có kiến trúc đẹp tại Cần Thơ.

Chùa Nam Nhã có lịch sử 130 năm. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Thị xã Cần Thơ [Bây giờ là địa phận quận Ninh Kiều, Bình Thủy hiện nay]. Lịch sử lâu đời mang giá trị văn hóa điển hình Phật Giáo tại Thành phố Cần Thơ. Đặc biệt đây là chùa Tam giáo đồng nguyên thờ cả Đạo, Nho và Phật giáo.
Kiến trúc của chùa mang nét cổ điển và ảnh hưởng nhiều người Hoa bấy giờ. Đặc biệt bạn có thể nhìn thấy nhiều nét tương đồng giữa chùa Nam Nhã và Đình Cổ Bình Thủy, Nhà cổ Bình Thủy. Đây đều do cộng đồng người gốc Hoa góp công xây dựng.
#huynhhieureview #chuacantho #mientaycogi #huynhhieutravel

Chùa Nam Nhã được xây dựng năm 1895. Từ năm 1905 chịu ảnh hưởng của phong trào Đông Du, truyền thống yêu nước của các vị lão sư và các Phật tử được khởi động.Chùa trở thành trụ sở kinh tài, ủng hộ học sinh xuất dương du học chống lại chánh sách ngu dân của thực dân Pháp, truyền bá văn thơ yêu nước. Trong những năm khó khăn gian khổ của cách mạng, Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ đã chọn nơi đây làm địa điểm liên lạc với các tổ chức cách mạng trong toàn miền.Ngày 25 tháng 1 năm 1991, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định công nhận chùa Nam Nhã là Di tích Lịch sử Cách mạng.

Chùa được xây dựng trước đình Bình Thủy. Chùa thuộc giáo hội Phật đường Nam tông, chùa thờ Tam giáo gồm Phật, Lão, Khổng. Kiến trúc chùa cổ xưa và đẹp

Rất đẹp

Chùa Nam Nhã nổi tiếng trong vùng với vẻ đẹp của kiến trúc thanh nhã, khung cảnh tĩnh mịch. Trong quá khứ có những hoạt động thúc đẩy nâng cao nhận thức và dân trí cho người dân Nam Bộ. Trở thành một trong những điểm du lịch Cần Thơ quen thuộc đối với du khách.

Chùa tọa lạc trong khuôn viên rộng rãi, được bao quanh bởi một khu vườn lớn, trải dài ra tận bờ sông Bình Thủy. Trong vườn trồng nhiều cây tùng, cây trắc bá diệp và các cây cổ thụ khác. Đan xen dưới những gốc cây này là những cây kiểng quý, nhiều tuổi, được uốn tỉa công phu.

Hàng năm, chùa có các kỳ lễ hội lớn như: cúng rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, rằm tháng Mười và kỷ niệm ngày Phật Đản [Đản sanh]. Các lễ hội thực hiện theo nghi thức truyền thống tôn giáo, giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc.

Không gian chùa khá rộng, gần quốc lộ, nhưng lại rất thanh tịnh, gần sông nữa nên có cảm giá như quay về với sư phụ, mang 1 cảm giác cổ xưa, với bộ áo dài nâu mang cảm giác của 1 sự kì bí. Đây là 1 nơi tâm linh, tuy vậy sống ảo với 1 bộ cổ trang cũng khá là hấp dẫn

Chùa có kiến trúc khác lạ so với các ngôi chùa VN khác. Khuôn viên rộng, yên tĩnh.

Nhà Thờ Giáo Xứ An Thạnh

146 đánh giá
Địa chỉ: 2QCC+G8G, Hẻm 558 -30/4,Xuân Khánh,Ninh Kiều,Cần Thơ, Việt Nam
Website: http://www.giaoxugiaohovietnam.com/CanTho/01-Giao-Phan-CanTho-AnThanh.htm

Nhà thờ Giáo xứ An Hoà

92 đánh giá
Địa chỉ: 22 Ba Tháng Hai,Hưng Lợi,Ninh Kiều,Cần Thơ, Việt Nam

Nhà thờ đẹp, khang trang.
Giờ lễ:
T7: 18h00
CN:
06h00
08h00
18h00

Nơi tôn nghiêm lâu đời. Rộng rãi và vị trí thuận lợi.

Có lớp học võ trước sân nhà Thờ.

Nhà thờ đẹp, có bãi giữ xe rộng rãi, có bảng thông báo giờ lễ, vị linh mục chánh xứ thánh thiện, hiền, giọng nói dễ nghe, nhà thờ có phòng máy lạnh cho trẻ em tham dự lễ tuy nhiên vẫn có phụ huynh dẫn một trẻ vào mà hai vợ chồng cùng vào theo trong khi diện tích phòng máy lạnh giành cho trẻ không rộng lắm.

Nơi đây là ca đoàn của Giáo phận Cần Thơ . Ca đoàn hát rất hay ạ. Mình rất thích đi lễ nơi đây. Vì thế thánh lễ sẽ kéo dài thời gian hơn các nơi khác nhé. Tùy vào ý thích của mỗi nhé. Riêng tôi rất thích

Khuân viên nhà thờ đẹp và hoành tráng

Nơi tâm linh , dành cho du khách thập phương đến đây. rộng thoáng .moi sinh hoạt đều thoải mái.

con đi du lịch cần thơ mà đúng ngày chủ nhật . con muốn đi lễ vậy quý sơ cho con hỏi là có lễ giờ nào ạ

Nhà cổ Bình Thủy

91 đánh giá
Địa chỉ: 3P8X+VR7,Bình Thuỷ,Bình Thủy,Cần Thơ, Việt Nam

Tôi đã đến đây vào ngày thứ Sáu [11/2], tuy nhiên chỉ có thể tham quan bên ngoài vì bên trong chưa sẵn sàng cho hoạt động du lịch.

Kiến trúc của công trình rất cổ kính và đẹp, cạnh bên có một vườn cây rất đẹp [người ta gọi là “Tao đàn”].

Nhà cổ rất đẹp ở Bình Thủy, Tp. Cần Thơ.
Đường vào vừa cho xe 16 chỗ.
Nên đi đường trên, không nên vào bằng hướng dưới chân cầu Bình Thủy [có chợ, di chuyển chậm].

Xe ô tô phải đậu cập đường hoăc tìm chỗ đậu xe.
Xe máy có nhà giữ, 5.000/xe.

Phí tham quan: 15.000/người.

Nhà cổ Bình Thủy được quay trong một phân cảnh của bộ phim nổi tiếng Người Tình.

Vào cuối tuần khách đến không quá đông, nhưng liên tục, rất khó có khoảng trống để chụp ảnh.

Đi vào xế chiều khoảng 16g00 sẽ hay hơn.

Nhà cổ không lớn lắm phí tham quan là 20k/người, điều làm ấn tượng là các trạm trổ từ thời Pháp, đồ dùng từ thời xa xưa mà lâu rồi mới được nhìn thấy lại, có bồn rửa tay chắc là nhập từ châu âu chứ chú chủ nhà nói nhà xây cách đây tầm 150 năm rồi, có cả bảng cây gia phả,
điểm trừ là rất tối khi nào hỏi chú mới bật đèn lên , với lại không có chú thích gì hết để mọi người thêm hiểu biết , hỏi gì chú mới trả lời cái đó, không có hướng dẫn viên hay người đứng ra giới thiệu, theo mình nghĩ đã là nơi mở ra cho mọi người tham quan thì như viện bảo tàng có thêm nhiều chú thích để mọi người hiểu hơn vì muốn biết nên mọi người mới tìm đến tham quan mà, là ngôi nhà thờ nhưng đã thu tiền khách tham quan mà không cho người ta hiểu gì cả, muốn coi j tự coi hay tự hiểu như thế nào thì hiểu thì cũng chán, tụt hứng

Nhà rất đẹp . Tôi đã đến đây 2018. Nhiu đồ cổ giá trị. Nơi để mọi tham quan chiêm ngưỡng giá trị xưa được lưu giữ nơi đây

Chuyện là mình cùng bạn gái vừa đi Cần Thơ đi mua máy ảnh [vì mình thích chụp ảnh]. Bạn mình mới rủ lại Nhà Cổ test máy [bạn mình có đem theo 1 bộ áo dài] do mình lần đầu cầm máy nên đi tập chụp, nghe mọi người từng đi nói là phí 15k 20k thấy giá cũng ok nên mình cũng vào chụp 🙂 vừa lại mới tập chụp được khoảng 5 tấm, thì có 1 chú trong nhà bảo mình là đi lẻ chút đóng phí cho chủ nhà và cuối cùng thu 100k/2ng [mình \u0026bạn mình] 🤔 mình khá bất ngờ với giá này, mình từng đi BLieu giá vào nhà Công Tử cũng chỉ có 30k.
So khung cảnh vs giá này hơi chua 🙂. Mọi người có vào thì tốt nhất đừng xách theo máy ảnh để tránh trường hợp như mình, lần này lần đầu chắc cũng là lần cuối.🙂
Ví dụ du lịch tham quan thì niêm yết giá, này muốn thu bao nhiêu thì thu ai mà đỡ kịp 😥.
Từ đầu tới cuối chụp trước mặt tiền nhà được vài tấm, không đặt chân vô nhà luôn

Tham quan vào dịp nghỉ lễ 30/4 1/5, Nhà cổ đẹp nhưng khu vực tham quan còn nhỏ, chưa rộng, được cái đẹp và lên hình khá tốt ở bên ngoài, vào trong nhà thì ánh sáng còn tối

Nhà cổ của họ Dương, kiến trúc khá độc đáo trên một diện tích không phải là rộng rãi lắm. Mọi đồ vật trong nhà hầu như còn nguyên vẹn.

Khá lạ mắt
Vô nhìn gì cũng rhaya lạ
Cảm giác ở đó ngta nxua hiauf ghê
Đáng để xem

ĐỀN THỜ VUA HÙNG

91 đánh giá
Địa chỉ: Võ Văn Kiệt,Bình Thuỷ,Bình Thủy,Cần Thơ 900000, Việt Nam
Liên lạc: 0916668921

Công trình có tổng diện tích khu đất gần 40.000m2, với tổng mức đầu tư khoảng 129,5 tỉ đồng, do Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest tài trợ. Các hạng mục chính của dự án như Đền thờ chính, Nhà điều hành, Nghi môn, Nhà bia, Sân đường, Cây xanh, thảm cỏ…
Điểm nhấn của công trình là Đền thờ chính với hình tượng trống đống cách điệu. Tính biểu tượng, truyền thống của công trình thể hiện qua phong cách trang trí, hoa văn thời Hùng Vương, mang tính trang nghiêm, trang trọng nhưng thoáng mát, gần gũi. Đặc biệt, công trình còn gây ấn tượng với thiết kế cây xanh và nét kiến trúc mang đậm bản sắc sông nước đồng bằng.

HÙNG VƯƠNG TẠI MIỀN TÂY NAM BỘ
10-3 NHÂM DẦN 2022
Mấy ngày nay, Du khách khắp nơi tấp nập đổ về Cần Thơ dâng hương, tham quan, chụp ảnh tại Đền thờ Vua Hùng mới khánh thành và thưởng thức những món bánh dân gian Nam Bộ.
Đền thờ Vua Hùng tại TP Cần Thơ được xây dựng trên diện tích gần 4 Ha nằm trên địa bàn quận Bình Thủy, bao gồm các hạng mục: đền chính, nhà điều hành, nghi môn, nhà bia, cổng chính, cổng phụ, sân đường…với tổng kinh phí gần 130 tỷ đồng.
Người dân TP Cần Thơ nói riêng, ĐBSCL nói chung rất vui và tự hào khi có một Đền thờ Vua Hùng trang nghiêm, hoành tráng tại Miền Tây Nam Bộ. Là người Việt, ai cũng ghi nhớ công ơn các Vua Hùng.
Thờ cúng, dâng hương Vua Hùng là bản sắc văn hóa sâu sắc, đạo lý truyền thống bền vững, nối tiếp qua nhiều thế hệ người Việt. cũng như mong muốn của người dân ai cũng có cuộc sống an vui, hạnh phúc.
Anh Khoa 09-04-2022[ mùng 9/3 năm Nhâm Dần].

Một trong những tấm ảnh hiếm hoi khi vừa hoàng thành, vừa đẹp lại trang nghiêm rất là rộng nha mọi người, địa điểm chick in rất là hot trong thời gian tới. Quá đẹp

Đền thờ Vua Hùng ở TP Cần Thơ được khởi công xây dựng vào ngày 18/6/2019 với tổng kinh phí gần 130 tỷ đồng.

Đền thờ Vua Hùng TP Cần Thơ được xây dựng trên diện tích gần 4ha nằm trên địa bàn quận Bình Thủy, bao gồm các hạng mục: đền chính, nhà điều hành, nghi môn, nhà bia, cổng chính, cổng phụ, sân đường...

Dự kiến 30/04/2022 mở cửa đón khách.
Đền thờ các vua Hùng Cần Thơ nằm trên đường Võ Văn Kiệt, gần sân bay quốc tế Cần Thơ, phường Bình Thuỷ, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ. Khu đền này có diện tích khá rộng, bao gồm: đền thờ chính, nhà điều hành, nhà dịch vụ, nhà bia, nghi bôn, thảm cỏ…

ĐỀN THỜ VUA HÙNG có thể là công trình rất giá trị tại Miền Tây.

Không giống với đền thờ truyền thông! Toàn cảnh kiến trúc theo phong cách Tây hóa nên không đọc bảng chữ Đền thờ Vua Hùng trên cổng thì cứ tưởng Cung Văn hóa thể thao!

Nơi ta tìm về cội nguồn đất Tổ

Nhà Thờ Giáo Xứ Thánh Phaolô

84 đánh giá
Địa chỉ: 43 Trần Hưng Đạo,An Cư,Ninh Kiều,Cần Thơ, Việt Nam

Cái tên thuần Việt là nhà thờ Thới Thạnh hay Bảo Lộc

Những năm tháng tuổi thơ của tôi đã gắn bó với ngôi thánh đường này...

Nhà thờ đẹp. Hồi xưa sinh viên đông lắm. Lâu lâu ze nhớ kỉ niêm xưa

Nhà thờ khá rộg, yên tĩnh, 1 nét đẹp tôn giáo

Nơi dành cho đạo công giáo. Cao, sạch, thoáng mát

Nhà Thờ có nhiều khung giờ lẽ tiện lợi. Không gian rộng

1 địa điểm tính ngưỡng tôn giáo đáng ghé thăm.

Đây là nơi bán bò A Hỷ không phải nhà thờ Phaolo

Nhà Thờ Thới Hòa

49 đánh giá
Địa chỉ: Đường Phạm Ngũ Lão,Thới Bình,Ninh Kiều,Cần Thơ, Việt Nam
Liên lạc: 02923847563

Nhà thờ dành cho các con chiên công giáo,nhà thờ đẹp và sạch sẽ,rất nhiều người hay đi lễ nhà thờ này

Khuôn viên rộng rãi, nhà thờ không lớn lắm nhưng cũng tương đối đẹp

Nhà thờ đẹp

Nhà thờ Lộ 19, con lộ một thời nỗi danh là phố cà phê đèn mờ

Đây là nơi mình gắn bó suốt thời gian sinh viên

Thiêng liêng huyền bí sâu kín...

lễ ngày thường 18h15.

thoáng mát sạch sẽ, chuyên nghiệp

Nhà Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm [Lộ 20 Cơ Sở I]

45 đánh giá
Địa chỉ: 361 Nguyễn Văn Cừ,An Hoà,Ninh Kiều,Cần Thơ, Việt Nam

Nhà thờ rộng, yên tĩnh, sắp xếp thời gian lễ hợp lý, khug cảnh đẹp, 1 nét đẹp tôn giáo 😊

Mùa Giáng Sinh tại đây

Nhà thờ Lộ 20 - cơ sở 1

Tương đối rộng rãi yên tĩnh.thuan tiện cho các loại xe ra vào đi lễ...

Nhà thờ rộng rãi yên tĩnh, 1 nét đẹp tôn giáo

Mình thích đi nhà thờ này

Nhà thờ không gian rộng . thoáng

Tôt. Thuan tiện đi nha tho. Đông giáo dân

NHÀ THỜ ĐỨC MẸ FATIMA GIÁO XỨ RẠCH SÚC

41 đánh giá
Địa chỉ: Khu vực,Bình Thủy,Cần Thơ,Việt Nam
Liên lạc: 0972650609
Website: https://giaoxurachsuc.com/

Nhà Thờ Giáo Xứ Tham Tướng

41 đánh giá
Địa chỉ: 63 Đ. Mậu Thân,Xuân Khánh,Ninh Kiều,Cần Thơ, Việt Nam
Liên lạc: 02923821187
Website: http://www.giaoxugiaohovietnam.com/CanTho/01-Giao-Phan-CanTho-ThamTuong.htm

Nhà thờ của đạo Thiên Chúa
Hơi nhỏ nhưg rất đôg ng đến dự lễ mỗi tuần

Nhà thờ hơi nhỏ nhưng rất đông người dự lễ đứg ra tận ngoài lộ

Nhà thơ vị trí trung tâm, rất đông vào ngày lễ

Alleuia...mừng chúa phục sinh. Thánh lễ long trọng nhưng nhanh gọn.

Nhà thờ rất đẹp nhưng diện tích hơi nhỏ vì khi mọi người đi lễ thường đứng bên ngoài .

Mọi thứ đều ổn trừ Nhà thờ hơi nhỏ.đi lễ đôi khi đứng tận ngoài đường

Không gian sát đường gây khó khăn cho giáo dân đi lễ và giao thông. Nhà thờ cổ kính.

Đã thay đổi rất nhiều sau 10 năm không ghé lại nơi đây?lúc đó còn là Sinh Viên

Nhà Thờ Bình An

26 đánh giá
Địa chỉ: 474/18 Bình Nhật,Long Hoà,Bình Thủy,Cần Thơ, Việt Nam
Liên lạc: 02923884906

Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Giáo Phận Cần Thơ

23 đánh giá
Địa chỉ: 22 Đ. Trần Ngọc Quế,Xuân Khánh,Ninh Kiều,Cần Thơ, Việt Nam

Cha Sở của họ đạo của chúng con được an nghỉ tại đây.
Nơi yên tỉnh và thanh bình!

Nhà hưu dưỡng nằm gần bờ sông, là nơi không khí mới trong lành. Chiều chiều thu hút nhiều tay câu cá sau những ngày làm việc mệt mỏi.

Địa điểm câu cá quen thuộc. Mấy anh ăn trộm hay vào kiếm hàng lắm mà toàn bị bát lên phường không hà👆

Nhà hưu của các Linh mục ở Cần Thơ, nhà hưu có góc nhìn đẹp ra sống Cần Thơ.

Tòa nhà hướng ra sông, rất yên tĩnh, phù hợp với hưu dưỡng

Các Đấng nghỉ ngơi tại đây sau nhiều năm cống hiến cho Cộng Đoàn.

Nơi hưu dưỡng của các linh mục

Các Cha Hưu gp Cần Thơ

Nhà Thờ Giáo Xứ An Bình

21 đánh giá
Địa chỉ: XPWQ+9M8, Lộ Vòng Cung,An Bình,Ninh Kiều,Cần Thơ, Việt Nam

Nhà thờ xanh, sạch, đẹp nhiều cây xanh, rộng rãi, thoáng mát, thoáng đãng, tôn nghiêm. Đề nghị mọi người không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh chung cho khuôn viên nhà thờ.

Nhà thờ An Bình
Chạy xe từ cầu cái răng qua chợ nổi cái răng khoảng 3 đến 5 phút đi xe là đến. Nhà thờ được chỉnh chu rất đẹp, khuân viên rộng và sạch sẽ.

Nhà thờ An Bình nơi tôi đến đây từ thuở nhỏ ! Rất rộng yên tĩnh để cầu nguyện !!!

Nhà Thờ An Bình là nơi cầu nguyện
Của bà con Họ Đạo An Bình .

Nhà thờ còn có cái tên dân dã là nhà thờ Rau Râm

Không biết trước đây thế nào. Cha giảng rất thực tế và gần với cuộc sống hàng ngày

Giờ lễ:
T7: 17h15
CN: 05h00 và 07h15

Vẫn hay đi lễ ở đây!

Nhà thờ Tin Lành Cái Răng

13 đánh giá
Địa chỉ: Đường Hàng Gòn,Thường Thạnh,Cái Răng,Cần Thơ, Việt Nam
Liên lạc: 0985383435
Website: http://nguontinhyeu.com/nha-tho/nha-tho-tin-lanh-cai-rang/

Lễ cảm tạ 60 năm thành lập hội thánh

Hội Thánh Tin Lành Việt Nam [miền Nam] Chi Hội Cái Răng
Toạ lạc tại đường Hàng Gòn, quận Cái Răng, từ phía trung tâm thành phố chạy ra theo hướng Phạm Hùng tầm 4km sẽ thấy nhà thờ nằm khuất trong đường Hàng Gòn phía bên tay trái, trước đây có để biển báo nhưng giờ gỡ rồi.
Hội Thánh Tin Lành Cái Răng do Mục sư Phạm Duy Thọ quản nhiệm. Hội Thánh nhóm lại lúc 9 giờ sáng Chúa nhật hàng tuần. Ngoài ra, các ban ngành sinh hoạt sau giờ nhóm thờ phượng Chúa. Lúc 19h tối Chúa nhật đầu tháng Hội Thánh có tổ chức chương trình truyền giảng Tin Lành.
Buổi chiều Mục sư cùng các con cái Chúa đến gây dựng các điểm nhóm do Hội Thánh Chúa mở ra.
Các điểm nhóm tôi được biết:
1. Điểm nhóm Tin Lành Thạnh Xuân, xã Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, nhóm lại lúc 14h chiều Chúa nhật
2. Điểm nhóm Tin Lành Bảy Ngàn [không nhớ giờ nhóm lại]
3. Điểm nhóm Tin Lành Hoà Mỹ [???]
4. Điểm nhóm Tin Lành Rạch Gòi, nhóm lại lúc 14h chiều thứ 7
5. [???]
Có 1 nhóm nhỏ sinh viên NTC nhóm lại tại đây lúc 17h chiều Chúa nhật hàng tuần

Chốn bình yên cho người muốn tìm về bên chân Thượng Đế

Hội thánh này là địa điểm mới, cái nôi cải đạo của nhiều nơi ở Hậu Giang

Nhà thờ.

Trang nghiêm và đẹp

Chùa Thới Long

8 đánh giá
Địa chỉ: 3P6V+9X8,Bình Thuỷ,Bình Thủy,Cần Thơ, Việt Nam

Ngôi chùa nhỏ nằm sát bên nhà thờ Đức mẹ Rạch Súc to lớn, có lẻ chùa chưa gia nhập giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tĩnh

Kho Bạc Nhà Nước Quận Bình Thuỷ

3 đánh giá
Địa chỉ: 3P9M+3RP, Đ. Đặng Văn Dầy,Bình Thuỷ,Bình Thủy,Cần Thơ, Việt Nam
Liên lạc: 02923885399

địa điểm kho bạc mới ak

🤗🤗🤗

Tịnh Xá Ngọc Thủy

1 đánh giá
Địa chỉ: 36/4, Đường Bùi Hữu Nghĩa, Phường Bình Thủy, Quận Bình Thủy,Bình Thuỷ,Bình Thủy,Cần Thơ, Việt Nam
Liên lạc: 02923884793

Hội Thánh Tin Lành Bình Thủy

Địa chỉ: 9 Lê Hồng Phong,Bình Thuỷ,Bình Thủy,Cần Thơ, Việt Nam

Chủ Đề