Top đánh giá cổ phiếu oil năm 2022

Cập nhật: 09:35 | 16/05/2022

Trong ngành dầu khí quý đầu năm 2022, giá dầu duy trì ở mức cao giúp nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khởi sắc sau 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo số liệu thu, chi ngân sách nhà nước tháng 3 và quý I/2022 do Bộ Tài chính công bố, giá dầu bình quân quý I/2022 đạt khoảng 90 USD/thùng, tăng 30 USD/thùng so với dự toán và tăng 59,5% so với cùng kỳ năm 2021. Giá dầu duy trì ở mức cao giúp nhiều doanh nghiệp trong ngành có quý đầu năm 2022 kinh doanh khởi sắc sau 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Top đánh giá cổ phiếu oil năm 2022
Nhiều doanh nghiệp dầu khí lãi đậm quý I/2022 do giá dầu tăng vọt.

Tổng Công ty Dầu Việt Nam - PV Oil (OIL) công bố kết quả kinh doanh quý I/2022 với 17.800 tỷ đồng doanh thu và 295 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng lần lượt là 50% và 43% so với cùng kỳ.

Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam - Petrolimex(PLX) báo cáo kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm với doanh thu tăng mạnh song lợi nhuận lại giảm sâu. Cụ thể, quý I/2022, PLX mang về 67.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 75% so với cùng kỳ; lãi ròng giảm 63% xuống mức 243 tỷ đồng.

Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn đã tiêu thụ ước tính gần 1,6 triệu tấn xăng, dầu các loại trong quý I/2022, đạt 25% kế hoạch năm. Tổng doanh thu của Công ty mẹ tương ứng 35.471 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 39% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 2.029 tỷ đồng, tăng 8% so với quý I/2021 và vượt 45% so với kế hoạch cả năm.

Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) công bố BCTC quý I/2022 với doanh thu đạt 3.769,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 250,29 tỷ đồng, lần lượt tăng 44,2% và 52,9% so với cùng kỳ.

Thực tế, doanh nghiệp ngành dầu khí đã sớm được dự báo có kết quả kinh doanh khởi sắc trong năm 2022 nhờ giá dầu tăng mạnh. Kể từ ngày 18/1/2022, giá dầu Brent luôn duy trì ở mức trên 83 USD/thùng - mức cao nhất của năm 2021 - trước khi vượt mốc 90 USD/thùng ngày 14/2 và mốc 100 USD/thùng vào ngày 1/3. Giá dầu Brent đã có lúc đạt 131 USD/thùng vào ngày 7/3/2022, tăng 69% so với đầu năm, đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 7/2008. Giá dầu tăng mạnh được cho là kết hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine. Sau khi đạt đỉnh, giá dầu có xu hướng giảm.

Trong bối cảnh nhiều nước kêu gọi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tăng nguồn cung, OPEC cảnh báo sẽ không thể bù đắp lượng dầu thiếu hụt do các biện pháp trừng phạt Nga gây ra (khoảng 7 triệu thùng dầu/ngày và các nhiên liệu lỏng khác). Chốt phiên giao dịch ngày 13/4, giá dầu Brent tăng 6,3% so với ngày trước đó lên ở mức 104,64 USD/thùng. Giá dầu thô tăng trong phiên 13/4 còn do các lệnh phong toả tại Thượng Hải được nới lỏng, sản lượng dầu trung bình của Nga trong khoảng thời gian từ 1 - 11/4/2022 được cho là ở mức 10,32 triệu thùng/ngày, giảm hơn 6% so với mức 11 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2022.

Theo một báo cáo phát hành gần đây của Công ty CP Chứng khoán SSI, giá dầu bình quân năm 2022 dự báo ở mức 95 USD/thùng. Giá trung bình được tính từ giá giả định theo quý I/2022 ở mức 100 USD/thùng; các quý tiếp theo lần lượt ở mức 100 USD, 95 USD và 85 USD/thùng. Báo cáo này cho rằng chu kỳ tăng của giá dầu đã bắt đầu, mở ra triển vọng lạc quan hơn cho ngành dầu khí.

Văn Toàn

Giá xăng cao và cơ cấu doanh thu cải thiện

HSC nâng lần lượt 25,0% và 30,9% dự báo lợi nhuận thuần trong năm 2022 và 2023 nhằm phản ánh giá xăng cao kỷ lục và cơ cấu doanh thu cải thiện. Theo đó, HSC dự báo lợi nhuận thuần trong năm 2022, 2023 và 2024 sẽ tăng trưởng lần lượt 4,2%, 8,6% và 5,5%. Chúng tôi duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng đối với OIL, đồng thời nâng 9,0% giá mục tiêu theo phương pháp DCF lên 20.600đ (từ 18.900đ) sau khi điều chỉnh tăng các dự báo trong năm 2022 và 2023, với tiềm năng tăng giá 12,6%. 

Top đánh giá cổ phiếu oil năm 2022

Đồ thị cổ phiếu OIL phiên giao dịch ngày 24//03/2022. Nguồn: AmiBroker

Giá xăng cao hỗ trợ khả năng sinh lời

Do giá xăng thế giới đang tăng cao, giá bán lẻ xăng trong nước cũng tăng 28,0% kể từ đầu năm.

Biểu đồ 1: Biến động giá xăng từ năm 2018 tại Việt Nam và Singapore 

Top đánh giá cổ phiếu oil năm 2022

Theo đó, chúng tôi điều chỉnh tăng lần lượt 21,6% và 18,7% dự báo giá bán bình quân trong năm 2022 và 2023. Do giá đầu vào và giá bán đều trên đà tăng trong Q1/2022, chúng tôi cho rằng Cổ phiếu OIL có thể tăng khả năng sinh lời bằng cách dự trữ và duy trì hàng tồn kho ở mức cao trong Q1/2022.

Cơ cấu doanh thu cải thiện thúc đẩy lợi nhuận gộp trên sản phẩm

Do ảnh hưởng của các biện pháp phong tỏa trên nhiều tỉnh thành trong Q3/2021, nhiều trạm xăng, đặc biệt các trạm do các đại lý nhỏ vận hành, đã buộc phải đóng cửa khiến sản lượng tiêu thụ giảm mạnh và các cơ sở này không có khả năng sinh lời.

Điều này tạo ra cơ hội cho các công ty lớn trong ngành như PLX và OIL mở rộng kinh doanh và cải thiện cơ cấu doanh thu. Tiềm lực tài chính mạnh đã giúp cho các công ty này duy trì các trạm bán lẻ xăng dầu mở cửa.

Biểu đồ 2: Sản lượng tiêu thụ xăng dầu theo kênh phân phối, OIL 

Top đánh giá cổ phiếu oil năm 2022

OIL bán các sản phẩm xăng dầu qua 3 kênh:

  • Bán lẻ thông qua mạng lưới các trạm COCO
  • Bán buôn qua các đại lý xăng dầu khác; và
  • Bán trực tiếp cho các khách hàng công nghiệp như các nhà máy nhiệt điện, công ty vận tải và công ty hàng không.

Trong 3 kênh phân phối trên, kênh COCO có tỷ suất lợi nhuận gộp trên mỗi lít xăng cao nhất, trong khi đó kênh bán buôn có tỷ suất thấp nhất.

Tổng sản lượng tiêu thụ của OIL trong năm 2021 đạt khoảng 3 triệu m3, tăng trưởng xấp xỉ 2%. Sản lượng tiêu thụ qua kênh COCO tăng trưởng khoảng 5% và đóng góp 29% tổng sản lượng tiêu thụ, so với 27% trong năm 2020.

Chúng tôi cho rằng cơ cấu doanh thu của OIL sẽ phục hồi ổn định do OIL đang tiếp tục mở rộng kênh COCO bằng cách mở mới 30-50 trạm xăng mỗi năm. Bên cạnh đó, hệ thống thanh toán không tiền mặt và hóa đơn điện tử của OIL cũng thu hút khách hàng tới các trạm COCO.

Trong mô hình dự báo lợi nhuận, chúng tôi ước tính kênh COCO sẽ đóng góp lần lượt 30,2% và 30,6% tổng sản lượng tiêu thụ trong năm 2022 và 2023, so với lần lượt 29,0% và 29,3% trong dự báo trước đây.

Do kênh COCO có tỷ suất lợi nhuận gộp trên mỗi lít xăng cao nhất, HSC điều chỉnh tăng lần lượt 13,13% và 14,3% dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp trên sản phẩm trong năm 2022 và 2023.

Bảng 3: Dự báo cũ và dự báo mới sản lượng tiêu thụ năm 2022-2023, giá bán bình quân và tỷ suất lợi nhuận gộp trên mỗi lít xăng, OIL 

Top đánh giá cổ phiếu oil năm 2022

HSC nâng dự báo trong năm 2022 và 2023

HSC nâng lần lượt 25,0% và 30,9% dự báo lợi nhuận thuần trong năm 2022 và 2023, nhằm phản ánh giá xăng cao kỉ lục và cơ cấu doanh thu cải thiện. Theo đó, lợi nhuận thuần năm 2022 và 2023 được dự báo sẽ tăng trưởng lần lượt 4,2% và 8,6%. Chúng tôi cũng đưa ra dự báo lần đầu cho năm 2024 với lợi nhuận thuần tăng trưởng 5,5%. Dự báo trong năm 2022 và 2023 của chúng tôi cao hơn lần lượt 24,5% và 27,3% so với dự báo của thị trường.

HSC giữ nguyên dự báo sản lượng tiêu thụ trong giai đoạn 2021-2023 do chúng tôi vẫn nhận định nhu cầu xăng dầu sẽ hồi phục ổn định sau giãn cách xã hội. Tuy nhiên, HSC điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận thuần trên sản phẩm trên mỗi lít nhằm phản ánh tỉ trọng kênh COCO cao trên tổng doanh số tiêu thụ. Chúng tôi cũng đưa ra dự báo lần đầu cho năm 2024, với dự báo lợi nhuận thuần tăng trưởng 5,5%. Các giả định chính cho năm 2024 bao gồm sản lượng tiêu thụ tăng trưởng 5,3%, tỷ trọng kênh COCO đóng góp 30,9%, và lợi nhuận gộp trên sản phẩm đạt 1.062đ/lít (tăng 2,0%). Theo đó, CAGR lợi nhuận thuần mảng cốt lõi đạt 6,1% trong giai đoạn 2021-2024.

Chúng tôi tóm tắt dự báo mới và giả định chính trong Bảng 4 và 5.

Bảng 4: Dự báo lợi nhuận giai đoạn 2022-24, OIL 

Top đánh giá cổ phiếu oil năm 2022

Bảng 5: Các giả định chính giai đoạn 2022-24, OIL 

Top đánh giá cổ phiếu oil năm 2022

Bảng CĐKT và dòng tiền

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của OIL thường rất mạnh, trừ khi giá dầu thô sụt giảm nghiêm trọng như trong nửa đầu năm 2020. Tuy nhiên, do OIL có kế hoạch mở rộng mạng lưới trạm COCO để cải thiện khả năng sinh lời, chúng tôi dự báo OIL sẽ giữ lại lợi nhuận để mở rộng mạng lưới, do đó sẽ không chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2022. HSC kỳ vọng OIL sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt là 300đ/cp trong năm 2023 và 2024, tương đương tỷ lệ lợi nhuận chi trả cổ tức trong khoảng 45-50% và lợi suất cổ tức 1,6%.

Định giá và khuyến nghị

HSC nâng 9,0% giá mục tiêu lên 20.600đ (tiềm năng tăng giá 12,6%) do chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo trong năm 2022 và 2023. Cổ phiếu OIL đã tăng mạnh hơn 12% so với chỉ số trong vòng 3 tháng qua nhờ nhu cầu xăng hồi phục, giá khí cao kỉ lục và cơ cấu sản phẩm được cải thiện.

Chúng tôi giữ nguyên các giả định đầu vào mô hình DCF với lãi suất phi rủi ro là 3,0%, phần bù rủi ro vốn CSH là 7,0%, WACC là 7,2%, và tỷ lệ tăng trưởng dài hạn là 3,0%.

HSC nâng 9,0% giá mục tiêu lên 20.600đ (tiềm năng tăng giá 12,6%) do chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo trong năm 2022 và 2023. Chúng tôi tóm tắt tính toán và giả định mô hình định giá trong Bảng 6-8 dưới đây. Chúng tôi cũng thực hiện phân tích độ nhạy đối với giả định về lãi suất phi rủi ro và tỷ lệ tăng trưởng dài hạn trong Bảng 9.

Bảng 6: Tính toán FCFF, OIL 

Top đánh giá cổ phiếu oil năm 2022

Bảng 7: Định giá DCF, OIL

Top đánh giá cổ phiếu oil năm 2022

Bảng 8: CAPM- dựa trên mô hình WACC, OIL

Top đánh giá cổ phiếu oil năm 2022

Bảng 9: Phân tích độ nhạy cảu các giả định chính đối với giá mục tiêu, OIL 

Top đánh giá cổ phiếu oil năm 2022

Bối cảnh định giá

Giá Cổ phiếu OIL gần đây tăng mạnh 8,3% trong vòng 3 tháng qua và tăng mạnh hơn 12% so với chỉ số. Sự tăng giá này phản ánh nhu cầu xăng hồi phục, giá khí cao kỉ lục và cơ cấu sản phẩm được cải thiện.

OIL hiện đang giao dịch với P/E trượt dự phóng 1 năm sau điều chỉnh là 30,4 lần, cao hơn 0,4 lần độ lệch chuẩn P/E bình quân là 26,3 lần (kể từ tháng 9/2019). Theo đó, OIL có tiềm năng tăng giá là 12,6% từ thi giá hiện tại và P/E dự phóng 2022 và 2023 lần lượt là 34,8 lần và 32,0 lần.

Biểu đồ 10: P/E trượt dự phóng 1 năm, OIL 

Top đánh giá cổ phiếu oil năm 2022

Biểu đồ 11: Độ lệch chuẩn so với giá trị bình quân P/E, OIL 

Top đánh giá cổ phiếu oil năm 2022

Rủi ro đối với kỳ vọng và dự báo

Rủi ro KQKD thấp hơn dự báo:

  • Dịch COVID-19 trong nước bùng phát: Nhu cầu xăng dầu trong năm 2022 và 2023 sẽ phụ thuộc vào diễn biến của đại dịch COVID-19 trong nước. Nếu các làn sóng COVID-19 mới bùng phát, nhu cầu xăng dầu sẽ bị ảnh hưởng, do đó tác động lên lợi nhuận của OIL.
  • Giá xăng tăng cao: Trong khi xu hướng tăng của cả giá đầu vào và giá bán sẽ giúp OIL tăng lợi nhuận thông qua dự trữ và tích trữ hàng tồn kho ở mức cao, việc giá xăng tăng cao liên tiếp sẽ khiến người tiêu dùng ít sử dụng xe cộ hơn, giảm lưu lượng giao thông, và từ đó giảm tiêu thụ xăng.

Rủi ro KQKD vượt dự báo:

Tỷ trọng kênh COCO tăng: Do mạng lưới trạm COCO có lợi nhuận gộp trên mỗi lít xăng cao nhất (khoảng 1.200đ/lít so với khoảng 720đ/lít của bán buôn), nếu sản lượng tiêu thụ qua kênh COCO tăng nhẹ thì lợi nhuận của OIL sẽ tăng đáng kể.

Nguồn: HSC

Tuyên bố miễn trách nhiệm: Báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. Dautucophieu.net sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.