Top giá sơn xe ô tô năm 2022

Lớp sơn xe ô tô đóng vai trò rất quan trọng giúp xe trở nên thời thượng, đẹp mắt và giá trị hơn. Nhưng màu sơn xe ô tô không phải muốn thay là thay, điều đó còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Bạn cần phải làm đúng thủ tục, quy định của pháp luật để tránh những rắc rối liên quan.

Lớp sơn xe rất dễ bị tổn hại trong quá trình sử dụng, do nhiều tác động bên ngoài như va quệt, động chạm,... Vì vậy tình trạng lớp sơn xe ô tô bị trầy là điều thường xảy ra. Không chỉ thế, sơn xe cũng sẽ bị bạc màu, bong tróc do ảnh hưởng từ môi trường, thời tiết, khí hậu,…

Sơn lại xe ô tô bị xước bao nhiều tiền ?

Thông thường, lớp sơn xe hơi có 4 lớp chính gồm sơn phủ bóng ở trên, sơn màu ở giữa, sơn lót và sơn chống gỉ. Trường hợp các vết trầy, xước chỉ trên diện nhỏ và nằm ở lớp sơn bóng thì bạn có thể khắc phục bằng cách đánh bóng xe.

Nhưng khi lớp sơn xe ô tô bị xước, trầy nặng ở diện rộng, tổn hại đến lớp sơn chính, sơn lót, sơn chống gỉ và vỏ xe thì cần sơn lại xe. Tuỳ tình trạng nặng nhẹ, diện tích của chỗ xước mà chủ xe có thể quyết định sơn lại 1 vùng hay cả xe.

Xem thêm: Các thói quen nguy hiểm khi lái xe ô tô

Màu sơn xe trong khoảng thời gian 5 năm thường vẫn được giữ được vẻ đẹp nhưng sau đó, sẽ bắt đầu bạc màu, nứt nẻ. Qua 10 năm, lớp sơn xe bị xuống cấp nặng hơn là bong tróc. Điều này phụ thuộc vào điều kiện sử dụng của xe mà tuổi thọ màu sơn sẽ khác nhau. Để có thể khắc phục, bạn phải cần sơn lại toàn bộ xe.

Ngoài 2 lý do khách quan trên thì có thêm một nguyên nhân nữa khiến chủ xe muốn "thay áo" cho xe đó là vì sở thích cũng như mong muốn. Có thể màu sơn xe vẫn đẹp, song chủ xe vẫn muốn đổi màu sơn sau một thời gian sử dụng để xe thời trang hơn, lạ mắt hơn đồng thời hợp xu hướng hoặc hợp phong thủy.

Đọc thêm: Cách nhận biết lốp xe ô tô non hơi

Sơn lại xe ô tô bị xước bao nhiều tiền ?

Trước khi quyết định sơn lại ô tô, bạn cần hiểu các kiểu sơn xe khác nhau để xem kiểu nào phù hợp với mình. DailyXe cũng xin giới thiệu đến bạn các kiểu sơn xe phổ biến hiện nay.

Sơn dặm ô tô [hay còn gọi là sơn vá] tức là sơn một bộ phận, vị trí cụ thể trên xe chứ không phải sơn toàn bộ xe. Kiểu sơn này có tác dụng khắc phục các vết trầy xước nhẹ, có diện tích nhỏ, chỉ tập trung một khu vực trên xe.

Ưu điểm của kiểu sơn dặm là chi phí thấp hơn nhiều so với sơn lại toàn bộ xe. Thời gian sơn cũng ngắn hơn, chỉ khoảng 1 - 2 ngày.

Sơn dặm ô tô đòi hỏi độ khó rất cao ở công đoạn pha màu và phun sơn, bởi vì người thợ cần có kỹ thuật cao, cũng như có kinh nghiệm mới có thể khiến màu mới pha đúng với màu nguyên bản và tạo ra sự đồng nhất. Trường hợp pha màu và phun sơn không đúng kỹ thuật sẽ làm lớp sơn không đều màu mất thẩm mỹ.

Sơn toàn bộ xe là xử lý toàn bộ lớp sơn cũ rồi sơn mới bằng 4 lớp chuẩn: sơn chống gỉ, sơn lót, sơn chính và sơn bóng. Có 2 cách sơn toàn bộ là sơn toàn diện khung và sơn ngoài.

Sơn ngoài là sơn phần vỏ ngoài xe, ở những vị trí có thể nhìn thấy được. Còn sơn toàn diện là sơn toàn bộ khung và vỏ xe [cả phần thấy được lẫn phần khó nhìn ở trong].

Để sơn toàn diện khung, cần phải tháo hết tất cả máy móc, nội thất để thấy được toàn bộ khung và thân vỏ xe. Cách này hiếm khi áp dụng bởi quy trình phức tạp, kỹ thuật cao, mất nhiều thời gian và không thực sự cần thiết nếu thân vỏ xe không bị tổn hại nghiêm trọng.

Sơn toàn bộ chỉ được thực hiện khi xe bị trầy xước nặng và ở nhiều vị trí, hoặc khi sơn xe bị bạc màu, bong tróc và khi chủ xe muốn đổi màu sơn. Nhưng giá sơn sẽ rất cao, mất nhiều thời gian, có thể từ 5-15 ngày.

Sơn lại xe ô tô bị xước bao nhiều tiền ?

Giá thành của việc sơn lại xe ô tô tùy vào bề mặt diện tích hư hỏng. Hiện tại, giá sơn một vài bộ phận của xe [nắp ca-pô, cản trước, cánh cửa, cốp sau, nóc...] thường khá rẻ, từ 400.000 - 1.500.000 đồng. Với quy trình sơn cả xe thì giá sơn xe ô tô trung bình từ 8-12 triệu đồng, có thể thay đổi theo dòng sơn bạn yêu cầu. Nếu đổi màu xe thì mức giá ít nhất từ 10 triệu đồng trở lên.

Mức giá cũng phụ thuộc vào dòng sơn mà xe sử dụng. Lớp sơn càng đắt tiền thì lớp vỏ xe càng đẹp. Có 4 dòng sơn chính hãng được hầu hết các gara sử dụng là: Dupont, ICI [nexa], Sikken và Lessomal [chất lượng thấp nhất, chuyên dùng cho xe tải].

Theo Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 - 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô nếu tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe.

Chủ xe muốn sơn lại màu xe cần phải đăng ký thay đổi màu sơn xe ô tô theo đúng quy định.

Do đó, bạn cần tuân theo quy định về màu sơn xe ô tô, thực hiện đăng ký thay đổi màu sơn xe ô tô. Theo Thông tư 15/2014/TT-BCA của Bộ Công an, thủ tục đổi màu xe trên Giấy chứng nhận đăng ký xe như sau:

  • Hồ sơ chuẩn bị gồm: Giấy khai đăng ký xe, Giấy tờ chủ xe [giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước], Giấy chứng nhận đăng ký xe.
  • Hồ sơ nộp tại: Phòng cảnh sát giao thông, phòng cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, công an tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
  • Chủ xe cần mang xe đến để kiểm tra khi đi đổi màu sơn xe trên Giấy chứng nhận đăng ký xe. Thời gian cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký xe mới không quá 30 ngày từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Có thể thấy, màu sơn ô tô làm tăng tính thẩm mỹ cũng như giá trị của xe. Tuy nhiên, việc thay đổi màu sơn cũng có nhiều điều cần lưu ý. Hy vọng với những gì DailyXe vừa chia sẻ trong bài viết này về sơn xe ô tô đã giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết khi bạn muốn sơn lại màu xe ô tô.

Thay đổi kết cấu, màu sơn xe là gì?

Thay đổi kết cấu, màu sơn xe. Ảnh VOV.

Hiện nay, những thanh niên mới lớn thường có nhu cầu làm đẹp cho chiếc xe của mình bằng cách thay đổi màu sơn, kết cấu xe so với nguyên bản của nhà sản xuất để phù hợp sở thích cá nhân.

Theo đó, chủ phương tiện tự ý lắp đĩa phanh, đèn, còi, thay vị trí lắp biển số,… và nhiều trường hợp khác như thay đổi khung sườn, đổi màu sơn nguyên bản, độ động cơ xe,… Đây là những hành vi được gọi là thay đổi kết cấu, màu sơn xe. 

Như vậy, hiểu một cách đơn giản, những việc lắp thêm phụ kiện, thay đổi các bộ phận nguyên bản của xe không giống với thiết kế của nhà sản xuất đều là hành vi thay đổi kết cấu xe.

Mức phạt lỗi thay đổi kết cấu, màu sơn xe

Theo Khoản 2 Điều 55 Luật giao thông đường bộ năm 2008, chủ phương tiện không được tự ý thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 

Tùy thuộc chiếc xe thay đổi nhiều hay ít, chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân sẽ phải chịu mức phạt theo quy định tại Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng với hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không đúng với Giấy đăng ký xe. Phạt tiền từ 200 - 400 nghìn đồng đối với tổ chức là chủ xe.

- Phạt tiền từ 300 - 400 nghìn đồng với cá nhân và 600 - 800 nghìn đồng khi chủ xe tự lắp kính chắn gió, kính cửa của xe [không phải loại kính an toàn], tự ý thay đổi màu sơn của xe không giống với màu sơn đã ghi trong Giấy đăng ký xe [xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô].

- Phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng với cá nhân và 1,6 - 2 triệu đồng với tổ chức khi tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy, thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe; tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe.

- Phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng với cá nhân và 4 - 8 triệu đồng với tổ chức khi chủ xe tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy của xe mà không thực hiện thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe khi đã sửa chữa, cải tạo. 

Dán decal ô tô có bị phạt không?

Dán decal xe ô tô. Ảnh M.T.

Chủ xe ô tô được dán decal trang trí, nhưng cần đảm bảo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật của xe, cụ thể như:

- Không dán decal trùm phủ toàn bộ thân xe.

- Chọn decal dán trùng với màu sơn đăng ký, màu trong hoặc không màu.

- Chỉ nên dán các loại tem nhỏ, logo, tem vành, tem xương cá.

Ngoài ra, khi dán decal quảng cáo sản phẩm không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện.

Theo Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức xử phạt chủ phương tiện vi phạm nếu dán dán decal sai quy định làm thay đổi màu sơn xe như sau:

- Phạt tiền từ 300 - 400 nghìn đồng đối với cá nhân và từ 600 - 800.000 nghìn đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe.

Video liên quan

Chủ Đề