Tra cứu danh sách cấm xuất cảnh

Tra cứu danh sách cấm xuất cảnh

Điều kiện để được xuất cảnh ra nước ngoài (Ảnh minh họa)

1. Xuất cảnh là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

Đồng thời, theo khoản 6 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 đã quy định: Xuất cảnh là việc người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

2. Điều kiện được xuất cảnh ra nước ngoài

Điều kiện để công dân xuất cảnh ra nước khác được quy định trong Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:

* Đối với công dân Việt Nam:

Theo khoản 1 Điều 33 Luật xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau:

- Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên.

- Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực.

- Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện trên phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.

* Đối với người nước ngoài

Theo Điều 27 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi, bổ sung 2019) người nước ngoài được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;

- Chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú, thẻ thường trú còn giá trị;

- Không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.

Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử xuất cảnh phải đủ các điều kiện trên và xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.

3. Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh

* Đối với công dân Việt Nam:

Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, khi thuộc các trường hợp dưới đây thì công dân bị tạm hoãn xuất cảnh:

- Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

- Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

- Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

- Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

- Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

- Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

- Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

- Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.

- Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

* Đối với người nước ngoài:

Căn cứ theo Điều 28 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;

- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;

- Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;

- Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Vì lý do quốc phòng, an ninh.

Xuân Thảo

  • Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt sử dụng loại vắc-xin COVID-19 nào chưa? [Có]
    • Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt 9 loại vắc-xin để sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam: Comirnaty (Pfizer – Hoa Kỳ), Spikevax (Moderna – Hoa Kỳ), Janssen (Johnson & Johnson – Hoa Kỳ), AstraZeneca (Anh-Thụy Điển), Sputnik V (Gamaleya – Nga), Vero Cell (CNBG/Sinopharm – Trung Quốc), Hayat-Vax (CNBG – Trung Quốc/Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất), Abdala (BBU – Cuba), và Covaxin (BBIL – Ấn Độ). Việt Nam chỉ phê duyệt vắc-xin Pfizer (Hoa Kỳ) và Moderna (Hoa Kỳ) cho trẻ em dưới 18 tuổi.
    • Bộ Y tế Việt Nam thông báo vắc xin Nano Covax sẽ sớm được xem xét đưa vào sử dụng khẩn cấp.  Nano Covax là vắc xin COVID-19 nội địa đầu tiên của Việt Nam và đã được Ủy ban Đạo đức Quốc gia trong Nghiên cứu Y khoa Việt Nam phê duyệt.
  • Việt Nam có cấp giấy chứng nhận tiêm vắc-xin không? [Có]
    • “Thẻ xanh” tiêm chủng:Các cá nhân ở Việt Nam nhận giấy chứng nhận tiêm chủng sau khi tiêm ở các cơ sở y tế.  Ngoài ra, họ cũng có thể nhận được chứng nhận tiêm chủng điện tử (tương đương với “thẻ xanh” COVID-19 có thể được ngẫu nhiên yêu cầu khi vào các địa điểm ở Việt Nam) trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 tại đây.  Các cơ quan y tế Việt Nam có trách nhiệm cấp chứng nhận chính thức cho các cá nhân được tiêm chủng tại Việt Nam. Phái bộ Hoa Kỳ tại Việt Nam không cung cấp thêm bất kỳ tài liệu tiêm chủng nào cho những người tiêm chủng tại Việt Nam.  Mọi thắc mắc liên quan đến chứng nhận tiêm chủng đối với các trường hợp tiêm chủng tại Việt Nam xin vui lòng liên hệ các cơ quan chức năng của Việt Nam.
    • Hộ chiếu vắc-xin Việt Nam: Tính đến ngày 15/5/2022, hơn 14 triệu người Việt Nam đã được cấp hộ chiếu vắc xin.  Việt Nam đã đạt được thỏa thuận công nhận song phương về hộ chiếu vắc xin với 19 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ.  . Để biết thêm thông tin và xem kiểu mẫu hộ chiếu vắc-xin điện tử, vui lòng xem trang web của chính phủ Việt Nam tại đây. Mọi thắc mắc về việc cấp hộ chiếu vắc-xin cũng như việc ứng dụng hộ chiếu vắc-xin xin vui lòng liên hệ các cơ quan chức năng của Việt Nam.
    • Việt Nam công nhận “hộ chiếu vắc xin COVID-19” của 72 nước, bao gồm Hoa Kỳ.  Các cá nhân được tiêm chủng ở Hoa Kỳ có thể sử dụng Thẻ tiêm chủng CDC thay cho “thẻ xanh” COVID-19 ở Việt Nam. Mặc dù cơ quan chức năng của Việt Nam xác nhận Thẻ tiêm chủng CDC sẽ được chấp nhận, nhưng đôi khi các cá nhân đó vẫn có thể được yêu cầu giải thích thêm.
  • Hiện tại công dân Hoa Kỳ có thể tiêm loại vắc-xin nào ở Việt Nam hay không? [Có thể]
    • Chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 của Chính phủ Việt Nam được điều phối ở cấp phường và quận.  Do đó, công dân Hoa Kỳ nên tìm hiểu thông tin về việc đăng ký tiêm ở các cấp chính quyền địa phương.  Người sử dụng lao động, chủ nhà, hàng xóm, và chính quyền địa phương là những nguồn hữu ích để tham khảo ý kiến ​​về các nỗ lực tiêm chủng tại địa phương.
    • Chính phủ Hoa Kỳ hiện chưa có kế hoạch cung cấp vắc-xin COVID-19 cho công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đang làm việc với các quốc gia khác để đảm bảo tất cả người dân, bao gồm cả công dân Hoa Kỳ, có thể được tiêm vắc xin thông qua các chương trình tiêm chủng của nước sở tại.  Công dân Hoa Kỳ hiện đang ở Việt Nam nên theo dõi các bản tin cập nhật trong nước liên quan đến các nỗ lực tiêm chủng tại Việt Nam.  Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại đây.
    • Chính phủ Việt Nam triển khai trang web cho phép người dân, bao gồm công dân Mỹ đang ở Việt Nam, có thể đăng ký tiêm vắc-xin COVID-19 trực tuyến tại đây (có cả tiếng Việt và tiếng Anh). Theo chính phủ Việt Nam, không cần phải đăng ký trực tuyến mới được tiêm chủng, tuy nhiên việc đăng ký trực tuyến sẽ giúp quá trình tiêm chủng được thuận tiện và an toàn hơn là trực tiếp đăng ký tại buổi hẹn tiêm chủng. 
  • Ở Việt Nam hiện có các loại vắc-xin nào?
    • Mỗi cá nhân, người Việt Nam và người nước ngoài, nếu có thắc mắc về việc tiếp cận tiêm chủng COVID-19 tại Việt Nam, vui lòng liên hệ trực tiếp với  Bộ Y Tế Việt Nam (BYT).
    • Tính đến ngày 23/5, hơn 219 triệu liều vắc xin COVID-19 đã được tiêm tại Việt Nam, bao gồm hơn 17,3 triệu liều cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi và hơn 2.5 triệu liều cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi.
    • Kể từ ngày 16/4, nhiều địa phương đã tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi  bằng vắc-xin Pfizer hoặc Moderna (chỉ tiêm 2 mũi vaccine cùng loại, không tiêm trộn).  Trước đó, Chính phủ Việt Nam thông báo kế hoạch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi trước tháng 9 năm 2022 và tiếp tục nghiên cứu việc tiêm chủng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi.  Thống kê chi tiết về tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin tại Việt Nam được đăng tải tại đây.
    • Vui lòng truy cập trang web của FDA để tìm hiểu thêm về các loại vắc-xin đã được FDA phê duyệt tại Hoa Kỳ.