Trách nhiệm của học sinh Hà Nội với việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông

Ngành giáo dục huyện Bình Liêu với số lượng 748 cán bộ, giáo viên và 6258 học sinh. Rất nhiều trường nằm trên trục đường chính, có nhiều phương tiện giao thông qua lại. Ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề tham gia giao thông và giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên đại bàn huyện.

Trước tình hình trên, việc giáo dục ATGT trong nhà trường nhằm hình thành và nâng cao ý thức trách nhiệm, tuân thủ, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh được Phòng GD&ĐT xác định là một việc làm cần thiết và đòi hỏi phải thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả.

Để làm tốt công tác chỉ đạo, quản lý các hoạt động phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong nhà trường, Phòng GD&ĐT đã cử 01 lãnh đạo, 01 cán bộ kiêm nhiệm chỉ đạo và theo dõi về công tác ATGT. Ngay từ đầu mỗi năm học, Phòng GD&ĐT đã có công văn chỉ đạo các trường triển khai thực hiện "Tháng An toàn giao thông" và có kế hoạch giáo dục an toàn giao thông cho cả năm học bám sát vào các công văn chỉ đạo của cấp trên. Trong đó yêu cầu các trường thực hiện tốt một số việc:

+ Thực hiện nghiêm túc các giờ dạy trên lớp về ATGT được bố trí trong chương trình nội - ngoại khoá do Bộ GD&ĐT quy định cho các nhà trường;

+ Xây dựng "Góc tuyên truyền về ATGT" gồm các nội dung như: khẩu hiệu tuyên truyền, tranh ảnh về những vụ tai nạn giao thông; hậu quả về người và phương tiện do tai nạn giao thông gây ra; sáng tác thơ văn, tiểu phẩm về ATGT; hướng dẫn quy định cơ bản trong luật ATGT; những tin tức cập nhật về ATGT; tin về những trường hợp vi phạm ATGT; những tấm gương thực hiện tốt về văn hoá giao thông...;

+ Hình thức tuyên truyền: Mỗi tháng 01 lần, mỗi tuần có 01 giờ tuyên truyền lồng ghép về ATGT với các thông tin khác. Mỗi năm có 02 lần các trường tổ chức cuộc thi tìm hiểu về ATGT [mỗi kỳ 01 lần];

+ Vào đầu mỗi năm học, các trường phải tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh cùng ký cam kết thực hiện tốt và vận động mọi người chấp hành các quy định về ATGT;

+ Có biện pháp phòng tránh tai nạn trong mùa mưa bão để đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh khi đến trường;

+ Đưa hành vi chấp hành ATGT vào đánh giá đạo đức, xếp loại hạnh kiểm đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Hiệu trưởng các nhà trường cũng có trách nhiệm liên đới, Phòng GD&ĐT sẽ hạ bậc thi đua đối với những đơn vị không tích cực tuyên truyền giao thông hoặc có cá nhân vi phạm ATGT;

+ Yêu cầu các trường thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ theo tháng, báo cáo sơ kết học kỳ và tổng kết năm học. Báo cáo đột xuất những trường hợp cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh vi phạm ATGT hoặc bị tai nạn giao thông;

Ngoài ra, Phòng GD&ĐT đã triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo về ATGT của cấp trên tới cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, đồng thời yêu cầu hiệu trưởng các trường thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện và có ý thức giữ gìn trật tự ATGT trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các nhà trường.

Trong nhiều năm qua không có trường hợp cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh vi phạm các quy định về ATGT. Học sinh hiểu được một số quy định cơ bản về ATGT qua các giờ học theo chương trình đã được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT quy định và qua các hoạt động ngoài giờ. Học sinh có ý thức chấp hành luật lệ giao thông, có thái độ đồng tình ủng hộ những hành động đúng, phê phán những hành vi vi phạm giao thông.

Đạt được kết quả trên là do có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp trên, Phòng GD&ĐT đã chủ động lên kế hoạch chung cho toàn ngành, có những biện pháp phổ biến, tuyên truyền kịp thời các văn bản chỉ đạo về ATGT cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các nhà trường.

Qua công tác tuyên truyền giáo dục về ATGT của ngành đối với các trường đã nâng cao ý thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong việc chấp hành tốt luật lệ giao thông đường bộ và các quy định của Nhà nước về trật tự ATGT, làm cho mọi người luôn ý thức được rằng giáo dục ATGT trong trường học là một việc làm thường xuyên và lâu dài, góp phần giúp cho pháp luật về ATGT sẽ đi vào cuộc sống đạt hiệu quả ngày càng cao, hạn chế, giảm bớt những hậu quả của tai nạn giao thông, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mỗi gia đình.

– Học sinh phải nghiêm túc tuân thủ, chấp hành luật an toàn giao thông đểgiữ gìn trật tự an toàn giao thông.

Câu 1: 

Một số nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường:

- Không tụ tập trước cổng trường.

- Không nô đùa, xô đẩy nhau khi ra khỏi trường.

- Khi tan học khẩn trương đi theo một hàng rồi ra về, khi sang đường phải chú ý quan sát xe hai bên.

- Học sinh phải đội mũ bảo hiểm khi đi moto, xe đạp điện, xe gắn máy.

- Đi đúng tốc độ, không lạng lách, đánh võng.

- Không sử dụng chất kích thích khi tham gia lái xe.

- Tuyệt đối không được điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi.

- Tuân theo sự chỉ dẫn, phân làn của cảnh sát giao thông hoặc lực lượng chức năng của nhà trường.

- Phụ huynh phải đội mũ bảo hiểm cho con khi tham gia giao thông, khi đưa đón phải đậu xe đúng nơi quy định

Đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại trường học nhằm:

- Tránh tình trạng chen lấn, ùn tắc, kẹt xe trước cổng trường.

- Tạo môi trường học tập an toàn, tốt nhất cho học sinh.

- Nâng cao ý thức tự giác, chấp hành tốt luật giao thông cho học sinh.

- Đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho học sinh, phụ huynh và cán bộ công nhân viên trong nhà trường.

- Góp phần xây dựng trật tự, an toàn giao thông tiến bộ, văn minh, phù hợp với xã hội đang phát triển hiện nay.

Câu 2. 

Kế hoạch với nội dung tuyên truyền để các bạn cùng tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông:

1. Mục đích

- Tuyên truyền an toàn giao thông, góp phần xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể giáo viên học sinh, phụ huynh, ... khi tham gia giao thông.

- Góp phần giảm thiểu ùn tắc gây tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe mọi người.

2. Yêu cầu

- Tất cả mọi người cần xác định rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại cổng trường.

- Mọi thành viên phải thực hiện nghiêm túc, chấp hành các quy định về an toàn giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông trường học theo hướng “Trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện”.

3. Đối tượng tham gia

Tất cả mọi người, đặc biệt là phụ huynh và học sinh.

4. Nội dung chính và cách tiến hành

+ Biên tập và in ấn các tài liệu [tờ gấp, pano, aphich, tranh cổ động...] tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông.

+ Trực tiếp tham gia các buổi vận động tuyên truyền về an toàn giao thông cho các bạn ở lớp, ở trường.

+ Tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp về giáo dục an toàn giao thông trong trường.

+ Tổ chức và tham gia các hội thi về tuyên truyền, giáo dục trật tự an toàn giao thông cho học sinh.

Video liên quan

Chủ Đề