Trần lãi suất cho vay là gì

Trần lãi suất gửi tiết kiệm [hay còn gọi là lãi suất trần] là mức lãi suất cao nhất mà một tổ chức tài chính áp dụng để trả cho khách hàng khi gửi tiền.

Trần lãi suất [Interest rate ceiling] là gì?

Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất tiền gửi nên các tổ chức tài chính sẽ không được phép thúc đẩy việc huy động vốn bằng cách tăng lãi suất vượt mức trần này. Nếu tổ chức tài chính nào vi phạm thì sẽ bị phạt nặng theo quy định.

Trần lãi suất cho vay là gì?

Trần lãi suất cho vay là mức lãi suất tối đa mà người cho vay tính cho người đi vay. Trong thương mại, trần lãi suất nhằm bảo vệ người đi vay khỏi những hành vi cho vay xã hội đen

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trần lãi suất thường được sử dụng để bảo vệ người vay trước rủi ro lãi suất có thể tăng đáng kể trong thời hạn của hợp đồng.

Ngoài việc chỉ định mức lãi suất tối đa, các khoản vay có lãi suất thay đổi cũng có thể bao gồm các điều khoản qui định mức tăng tối đa [capped increase]. Thông thường, nó có giá trị xấp xỉ tỉ lệ lạm phát, hiện nay dao động khoảng 2%.

Nhìn chung, trần lãi suất và điều khoản về mức tăng tối đa đặc biệt có lợi cho người vay khi lãi suất đang tăng. Nếu lãi suất đạt mức tối đa trước khi khoản vay đến ngày đáo hạn, người vay có thể trả lãi suất thấp hơn so với thị trường trong thời gian dài.

Điều này sẽ tạo ra chi phí cơ hội cho ngân hàng bởi vì nếu không có trần lãi suất, họ có thể áp dụng cho người vay mới mức lãi suất cao hơn.

Tại Mỹ, cũng như ở một số quốc gia khác trên thế giới, có nhiều luật và qui định khác nhau liên quan đến trần lãi suất. Một ví dụ phổ biến là luật cho vay nặng lãi [usury law], trong đó phác thảo mức lãi suất tối đa được cho phép.

Thông thường, các tỉ lệ này dao động khoảng 35%. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ với một số người cho vay

Trần lãi suất tiền gửi dưới 1 tháng là bao nhiêu?

Giữ ổn định mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay là một việc làm rất quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo ban hành nhiều chỉ thị, kế hoạch hành động có tác động đến toàn bộ thị trường. Năm 2018 được coi là một năm thành công trong việc ổn định nền kinh tế vĩ mô hướng tới sự phát triển tăng trưởng trong năm 2019 và các năm tiếp theo.

Theo đó, lãi suất trần ngân hàng nhà nước áp dụng với tiền gửi tiết kiệm dưới 1 tháng như sau:

  • Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 1%/năm.
  • Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 6,0%/năm.

Lãi suất của một số ngân hàng tiêu biểu

Tuân theo quy định về trần lãi suất tiền gửi dưới 1 tháng, các ngân hàng cũng đưa ra mức lãi suất huy động tiền phù hợp, cụ thể như sau:

[Đơn vị: %/năm, lãi suất huy động dưới 1 tháng]

Vietcombank VietinBank HSBC ACB TPBank
0,5 0,5 0 1,0 1,0

Quy định về cách tính lãi trong hoạt động tiền gửi

Thông tư 14/2017/TT-NHNN ký ngày 29/09/2017 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018 quy định thời gian chuẩn để quy đổi giữa %/ngày, %/tháng, %/tuần, %/giờ sang %/năm và ngược lại là:

  • 1 năm = 365 ngày [theo quy định trước đây là 1 năm = 360 ngày].
  • 1 tháng = 30 ngày.
  • 1 tuần = 7 ngày.
  • 1 ngày = 24 giờ.

Theo quy định trên thì công thức tính lãi mới như sau:

– Số tiền lãi của một ngày:

Số tiền lãi ngày = [Số dư thực tế x Lãi suất tính lãi]/365.

– Đối với các khoản tiền gửi duy trì số dư thực tế nhiều hơn một [01] ngày, được sử dụng công thức rút gọn sau để tính lãi:

Số tiền lãi = Tổng [ Số dư thực tế  x số ngày duy trì số dư thực tế x Lãi suất tính lãi]/ 365.

Như vậy, số tiền lãi của kỳ gửi tiết kiệm được tính lãi bằng tổng số tiền lãi ngày của toàn bộ các ngày trong kỳ tính lãi.

Ngoài ra, tổ chức tín dụng được thỏa thuận với khách hàng về thời hạn tính lãi và thời điểm xác định số dư để tính lãi theo một trong hai cách sau [trích Thông tư 14/2017/TT-NHNN]:

  • Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày tiếp theo ngày giải ngân khoản cấp tín dụng hoặc ngày tiếp theo ngày nhận tiền gửi đến hết ngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng, khoản tiền gửi [bỏ ngày đầu, tính ngày cuối của thời hạn tính lãi] và thời điểm xác định số dư để tính lãi là đầu mỗi ngày trong thời hạn tính lãi.
  • Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày giải ngân khoản cấp tín dụng hoặc ngày nhận tiền gửi đến hết ngày liền kề trước ngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng, khoản tiền gửi [tính ngày đầu, bỏ ngày cuối của thời hạn tính lãi] và thời điểm xác định số dư để tính lãi là cuối mỗi ngày trong thời hạn tính lãi.
  • Đối với khoản tiền gửi mà thời hạn tính từ khi nhận tiền gửi đến khi thanh toán hết khoản tiền gửi, dưới một ngày: Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng về thời hạn tính lãi được tính từ khi nhận tiền gửi đến khi thanh toán hết khoản tiền gửi, nhưng không được vượt quá một ngày.
  • Trong Thông tư cũng quy định là tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về mức lãi suất, phương pháp tính lãi phù hợp với quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.

Như vậy quy định về trần lãi suất tiền gửi dưới 1 tháng và phương thức tính lãi mới được ban hành đã rất minh bạch, rõ ràng giúp cho người gửi yên tâm về quyền lợi mà mình được hưởng khi gửi tiết kiệm.

Hợp đồng vay là một trong những loại hợp đồng cở bản của dân sự, ngoài hợp đồng vay dân sự, còn có hợp đồng vay tín dung [Hợp đồng vay các tổ chức tín dụng]. Vây, quy định lãi suất cao nhất theo quy định của pháp luật là bao nhiêu? Khi vi phạm về lãi suất cho vay thì xử lý như thế nào? … Luật Minh Gia tư vấn vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn về lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là khoản tiền theo thỏa thuận mà người vay sẽ phải trả cho người cho vay khi vay tiền, tài sản. Khi giao kết hợp đồng cho vay hai bên sẽ thỏa thuận số tiền vay, lãi suất cho vay và thời hạn trả. Trường hợp nếu thỏa thuận lãi suất cho vay cao hợp lãi suất cao nhất do Bộ luật Dân sự quy định thì phần lãi suất cao hơn sẽ không có giá trị ràng buộc, thâm chí nếu cho vay với lãi suất quá cao sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự có hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng. Vì vậy, dù là bên vay hay bên cho vay cũng cần có những kiến thức pháp luật cần thiết khi giao kết hợp đồng để bảo vệ quyền lợi cho mình và tránh thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc chưa rõ về các quy định của pháp luật trong hợp đồng vay tài sản hãy liên hệ với Luật Minh Gia qua email hoặc liên hệ Hotline: 1900.6169 để được các luật sư có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn dưới đây để biết thêm thông tin về hợp đồng vay tài sản trong dân sự và hợp đồng tín dụng.

2. Hỏi về lãi suất hợp đồng vay

Câu hỏi: Tư vấn về vấn đề lãi suất cho vay đối với tổ chức tín dụng, nếu cho vay với lãi suất 6.17 % trên tháng thì có vi phạm pháp luât không? cụ thể: Hiện nay em có vay một khoản vay bên công ty tài chính A khoản tiền đề nghị là 18.919.000 vnđ và nhận tiền mặt là 16.000.000 vnđ, trả hàng tháng là 1.333.000 vnđ/ tháng với mức lãi suất 6,17% / tháng. 

Và hiện nay trên hợp đồng vay của em là đã trả được 18 tháng với tổng số tiền đã nhiều so với tiền mặt đã vay trước đó Và trước đó nhân viên bên home credit có điên thoại báo với em là nộp số tiền 7.380.000 vnđ điể thanh toán hợp đồng nhưng bây giờ lại điện thoại nói là em đóng trễ tháng 3/2018 là bốn ngày rồi ngày thanh lý hợp đồng của em với nhân viên bên A là ngày 12/12/2017 ạ Vậy nay em nhờ luật sư tư vấn giúp là bên cho vay [ Công ty tài chính A ] lãi suất 6,17% một tháng như vậy là có vi phạm pháp luật việt nam không ạ và sự việc trên của nhân viên công ty A có coi như là lợi dụng uy tín để lừa em không ạ.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau :

Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng:

"1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

a] Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

b] Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

c] Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

d] Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

đ] Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao."

Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, mức lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Như vậy lãi suất 6.17% trên tháng mà bạn đã thỏa thuận và ghi trong hợp đồng vay với tổ chức tín dụng là mức lãi được áp dụng và không vi phạm quy định của pháp luật. Công ty tài chính đó chỉ vi phạm về mức lãi suất cho vay khi thỏa thuận với bạn mức lãi suất quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như vay để phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ….

Thứ hai, nhân viên công ty tài chính đó có được coi là lợi dụng uy tín để lừa bạn không?

Giao dịch vay giữa bạn và công ty tài chính đó được thực hiện theo thỏa thuận của hai bên. Nếu bạn đã chấp nhận với mức lãi suất là 6.17% thì không thể coi là công ty lợi dụng uy tín để lừa bạn. Trường hợp của bạn nếu có căn cứ cho rằng mình giao kết hợp đồng vay đó là bị lừa dối hay cưỡng ép thì có thể yêu cầu Tòa án tuyên hủy hợp đồng.

>> Tư vấn thắc mắc quy định về vay tài sản, gọi: 1900.6169

-------------

Câu hỏi thứ 2 - Tư vấn về vấn đề lãi suất cho vay

Em có một người bạn từ tháng 12/2015 có vay của một người số tiền là 12tr 1 tháng của 1 tỷ.Nhưng bạn em lại không đc cầm số tiền cho vay đó tức là 1 tỷ của người cho vay.Mà người cho vay lại chuyển cho người làm chứng 1 tỷ mà người vay tức bạn em chỉ biết là có hợp đồng vay và kí tên là vay 1 tỷ đó.Trước đó bạn em cũng nhờ người làm chứng đó vay bên khác em nghĩ là vay nặng lãi nên lên đến 1 tỷ.nên khi bạn e ko có khả năng thanh toán người làm chứng đó giới thiệu bạn em với người cho vay 1 tỷ như em nói ở trên.nhưng bạn em ko đc cầm số tiền 1 tỷ đó mà chỉ thông qua hợp đồng. Với trường hợp như trên với số lãi như trên luật sư tư vấn giúp em có phải vay nặng lãi không.và hợp đồng vay như vậy có đúng luật pháp không ạ.e xin chân thành cảm ơn. 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất vay như sau:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

..."

Như vậy, lãi suất sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản vay. Bên cạnh đó, về tội cho vay nặng lãi theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, tại Điều 163 [thời điểm bạn hỏi chưa áp dụng luật hình sự 2015] có quy định như sau:

“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Như vậy, chỉ khi mức lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất pháp luật quy định 10 lần trở lên thì mới cầu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự. Mặc dù mức lãi suất của bạn hiện nay là 4000 đồng/ngày/1.000.000 đồng, tức là với lãi suất một tháng của bạn là 12% trong khi mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định hiện nay là 1,67%/tháng. Có thể hiểu rằng bên cho vay đã cho bạn vay với mức lãi suất cao hơn mức mà pháp luật quy định nhưng vẫn chưa đủ để cấu thành tội cho vay nặng lãi theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề