Tranh thờ được làm như thế nào

Tranh Hàng Trống một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam được làm chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa. Hàng Trống xưa kia thuộc đất cũ của thôn Tự Tháp, tổng Tiền Túc [sau đổi thành Thuận Mỹ], huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố Hàng Trống nằm kề các phố Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt... là nơi chuyên sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ nhất là đồ thờ như: tranh thờ, trống, quạt, lọng, cờ... Dòng tranh này hiện nay gần như đã bị mai một hết, chỉ còn lưu giữ trong các viện bảo tàng. Chính vì vậy, những nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống giảm hẳn. Hiện, chỉ còn duy nhất nghệ nhân Lê Đình Nghiên còn gắn bó với nghệ thuật tranh Hàng Trống và những nét tinh hoa của dòng tranh đó

Tranh thờ Ngũ Hổ

Dòng tranh này cũng như các dòng tranh phổ biến khác đều có hai dòng tranh chính là tranh thờ và tranh Tết. Nhưng chủ yếu là tranh thờ dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng phục vụ đền phủ của Đạo giáo nhất là tranh thờ của Đạo Mẫu [Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giầy, Nam Định], như tranh Tứ Phủ cộng đồng, Bà chúa thượng ngàn, Mẫu Thoải, Ngũ Hổ, Ông Hoàng cưỡi cá, cưỡi ngựa, cưỡi rắn, Ông Hoàng Mười, Bà Chúa Ba, Đức Thánh Trần... rất đẹp. Loại tranh này thường được các cụ chạm bằng vàng hay bạc thật dát mỏng. Tranh Tết thì Chúc phúc, Tứ quý,...

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ dòng tranh Hàng Trống xuất hiện từ khoảng thế kỷ 16 và thịnh nhất vào khoảng cuối thế 19, đầu thế kỷ 20 và sau đó dần suy tàn. Và chịu ảnh hưởng rõ rệt của các luồng tư tưởng, văn hoá, tôn giáo, của vùng miền, các dân. Là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa Phật giáo, Nho giáo; giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc ở đình chùa với những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá hằng ngày.

Dòng tranh Hàng Trống thực sự phát triển cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhưng tới thế kỷ 20 dòng tranh này bắt đầu suy tàn, nhất là kể từ sau kết thúc kháng chiến chống Mỹ hầu như các nhà làm tranh đều giải nghệ. Nhiều nhà làm tranh còn đốt bỏ hết những dụng cụ làm tranh như ván, bản khắc, một phần do thú chơi tranh của người Hà Nội đã đổi khác, một phần do việc làm tranh không có thu nhập cao nên nhiều người đã chuyển nghề.

 

Tứ bình tranh tố nữ

Tranh Hàng Trống sử dụng kỹ thuật nửa in nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình, còn màu là thuốc nước, tô bằng bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu, còn nửa ngọn bút kia chấm nước lã, tô tranh theo kỹ thuật vờn màu.

Tranh chỉ có một bản đen đầu tiên, sau khi in thì tranh được tô màu lại bằng tay. Từ các bản khắc gốc, những bức tranh đã được in ra, bằng mực Tàu mài nguyên chất. Sau đó là công đoạn bồi giấy. Tùy thuộc từng tranh cụ thể mà có tranh chỉ bồi một lớp, có tranh lại phải bồi đến 2 hay 3 lớp giấy. Khi hồ đã khô thì mới có thể vẽ màu lại. Có khi phải mất đến 3, 4 ngày mới hoàn thành một bức tranh.

Tranh được in trên giấy dó bồi dày hay giấy báo khổ rộng. Có những tranh bộ khổ to và dài, thường bồi dày, hai đầu trên dưới lồng suốt trục để tiện treo, phù hợp với kiểu kiến trúc nhà cao, cửa rộng nơi thành thị.

Ván khắc được làm bằng gỗ lồng mực hoặc gỗ thị. Mực in truyền thống dùng bằng những chất liệu dân dã nhưng cầu kỳ và tinh xảo trong chế tác.

Màu sắc và cách tạo màu

 

Tranh thờ Hoàng Hổ [Hổ vàng]

Tranh dùng các gam màu chủ yếu là lam, hồng đôi khi có thêm lục, đỏ, da cam, vàng... Tỷ lệ được tạo không hề đúng với công thức chuẩn mà chỉ để cho thật thuận mắt và ưa nhìn.

Tranh Hàng Trống được tô màu bằng bút lông và phẩm nhuộm nên màu sắc đậm đà hơn tranh Đông Hồ.

Đề tài nội dung và thể thức tranh

Đề tài của tranh rất phong phú nhưng chủ yếu là tranh thờ như: Hương chủ, Ngũ hổ, Độc hổ, Sơn trang, Ông Hoàng Ba, Ông Hoàng Bảy, Phật Bà Quan Âm... Ngoài ra cũng có những bức tranh chơi như các bộ Tứ Bình [4 bức] hoặc Nhị bình [2 bức]. Tứ bình thì có thể là tranh Tố nữ, Tứ dân [ngư, tiều, canh, mục] hoặc Tứ quý [Bốn mùa]. Tứ bình còn có thể trình bày theo thể liên hoàn rút từ các truyện tích như Nhị độ mai, Thạch Sanh, Truyện Kiều. Nhị bình thì vẽ những đề tài như "Lý ngư vọng nguyệt" [Cá chép trông trăng] hoặc "Chim công múa" có tính cách cầu phúc, thái bình. Những bức về đề tài dân dã như cảnh "Chợ quê" hay "Canh nông chi đồ" cũng thuộc loại tranh Hàng Trống.

  • Tranh Đông Hồ
  • Tranh Kim Hoàng

  • Bao giờ Tranh Hàng Trống mới về với phố Hàng Trống

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tranh_Hàng_Trống&oldid=68129812”

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Hãy nêu đặc điểm tranh thờ, thổ cẩm, nhà rông và tượng nhà mồ.

Lời giải chi tiết:

- Tranh thờ : được vẽ hoặc in nét bằng màu tự tạo từ nhựa cây sung, cây sơn...Tranh phản ánh ý thức hệ lâu đời, hướng thiện, răn đe cái ác, cầu may mắn, phúc lành cho mọi người. Tranh có lối bố cục lạ: hẹp, dài và dày đặc các nhân vật thần linh.- Thổ cẩm: chắc lọc những đường nét khái quát điển hình của sự vật : các điệu và đơn giản hóa từ những hình mẫu thực ngoài thiên nhiên thành những họa tiết, rồi sắp xếp, thể hiện tạo nên những tác phẩm mang tính trang trí có giá trị thẩm mĩ cao- Nhà rông: là nơi sinh hoạt chung của buôn làng, làm bằng gỗ , tre, lá. Hình dáng đặc biệt nóc nhà rất cao, đứng sừng sững và được trang trí công phu.

- Tượng nhà mồ: thể hiện mong muốn của người sống làm vui lòng người chết . người dân Tây nguyên sử dụng rìu đẽo gỗ thành nhiều bức tượng phong phú, sinh động về con người và con vật trong cuộc sống.

Câu 2

Hãy nêu 1 số nét tiêu biểu về tháp Chăm và điêu khắc Chăm.

Lời giải chi tiết:

Văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và Phật giáo.- Tháp Chăm:+ Xây dựng bằng gạch rất cứng.+ Có nhiều tầng, các tầng thu nhỏ dần lên đỉnh

+ Họa tiết trang trí các hình hoa,lá xen kẽ với người hay thú vật..

- Điêu khắc Chăm:+ Tượng tròn và phù điêu là 1 phần gắn chặt chẽ với công trình kiến trúc Chăm.+ nghệ thuật tạc tượng khố tròn, căng, nhịp điệu uyển chuyển, đầy gợi cảm, bố cục chặt chẽ.

+ Điêu khắc ngôn ngữ tạo hình giản dị, tính khái quát cao.

Câu 3

Em biết gì thêm về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

- Tranh thờ :
          Tranh thờ miền núi cũng có mặt trong các lễ tang, biểu thị ước nguyện dân gian của gia đình người chết cầu cho vong hồn thân nhân thoát cảnh địa ngục, vươn tới cõi Niết bàn [Phật giáo] hay cõi Bất tử [Đạo giáo]. Nhiều tranh còn miêu tả những cảnh hành hình rùng rợn dưới địa ngục đối với kẻ phạm trọng tội trên cõi dương, mục đích là để răn đe con người không làm điều ác, hoặc cổ súy tư tưởng, hành vi xử thế sao cho hợp lý hợp tình.

          Tranh thờ còn lại hiện nay lưu giữ tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, phần nhiều là do thợ vẽ tranh Hàng Trống trước đồ lại, nét vẽ và màu sắc có kém đi chút ít nhưng vẫn giữ nguyên tinh thần của các tôn thánh. Ở miền núi đa số những tranh thờ do các thầy cúng tự sao chép thì còn kém hơn.
          Trong tranh thờ có một số nhân vật có những vòng tròn ở phía sau, nhiều người tưởng đó là vầng hào quang giống như phía sau trên đầu Đức Phật. Nhưng thực ra không phải thế. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Viện Hán Nôm thì đó là cái gương soi. Theo quan niệm Đạo giáo, vạn vật hữu linh. Cây cối sống ngàn năm có linh khí, có thể thành địa tiên, muông thú tu luyện nghìn năm có thể biến thành người. Các nhân vật tiên thánh cũng đều xuất phát từ nhân thế, vì tu luyện lâu năm mà thành. Dù đã thành bậc thánh, nhưng đôi lúc ham muốn phàm trần lại trở về. Chiếc gương trên đầu là để soi hàng ngày. Soi vào đó, các vị nhìn thấy gốc gác xuất thân từ đâu mà ra để tự thức tỉnh mình, dẹp đi những ham muốn tầm thường. Đó là tấm gương giữ mình của các vị tiên thánh.

Hệ thống tranh thờ của người Dao rất phong phú, hình vẽ trên tranh thể hiện từ thời sơ khai của người Dao về nguồn gốc hình thành vũ trụ, mối quan hệ giữa vạn vật, trong đó có con người. Theo dòng chảy thời gian, tranh thờ cổ của người Dao đã mai một phần nào, tuy nhiên thế hệ người Dao ngày nay luôn có ý thức giữ gìn “báu vật” của tổ tiên.


Bộ tranh thờ cổ của người Dao được ông Phùng Chương Chí, xã Thổ Bình [Lâm Bình] gìn giữ cẩn thận.

Ông Phùng Chương Chí, xã Thổ Bình [Lâm Bình] sở hữu bộ tranh thờ 120 năm tuổi cho biết, dòng họ ông nhiều đời làm thầy tạo nên bộ tranh này được lưu truyền qua bao đời của họ Phùng. Tranh chỉ được mở ra đúng vào dịp tổ chức nghi lễ sau đó sẽ được bọc kỹ, gói ghém cẩn thận cất vào hòm. Có người treo tranh lên xà nhà gần gian bếp lửa để tránh ẩm mốc hư hỏng. Trước khi mở phải làm các thủ tục như thắp hương, thổi tù và gọi thánh thần…

Tranh của người Dao thể hiện quan niệm của con người thuở sơ khai về vũ trụ. Trong đó, thần tiên chính là thế lực vô cùng quan trọng bảo trợ cho cuộc sống của con người. Có 3 vị thần cai quản ở 3 nơi là Ngọc Thanh [thần cai quản trên trời], Thượng Thanh [thần cai quản trần gian], Thái Thanh [thần cai quản âm phủ]. Trong 3 vị thần linh này thì Ngọc Thanh có vị trí cao hơn cả. Gia đình anh Bàn Văn Nghĩa, thôn Thanh Bình, xã Minh Thanh [Sơn Dương] sở hữu bộ tranh 200 năm tuổi. Đây là bộ tranh thờ của người Dao Coóc mùn. Anh Nghĩa chia sẻ, các lễ, Tết khác nhau của người Dao lại có những loại tranh riêng, trong đó phổ biến nhất là bộ tranh Tam Tượng và bộ Đại đường quân. 2 bộ tranh này dòng họ nào cũng phải có, bởi nếu không có thì không thể tiến hành các nghi lễ cúng của dòng họ được. Bộ tranh cổ này là “báu vật” của dòng họ, nếu ai làm mất hay hỏng thì có lỗi với tổ tiên. Người nào được lưu giữ bộ tranh cổ là một vinh dự và trọng trách rất lớn.

Tranh thờ người Dao khá nhiều màu sắc nhưng chủ yếu là những gam màu cơ bản như đen, trắng, vàng, đỏ, xanh… Tuy nhiên theo thời gian thì những màu sắc của những bộ tranh cổ không còn đậm nét. Theo quy định thì trang phục của Ngọc Thanh là màu xanh da trời, màu xanh lá cây, màu trắng; tranh vẽ Thượng Thanh thì chủ đạo là màu xanh lá cây, xanh da trời, nâu sẫm và Thái Thanh thì chủ yếu là màu đỏ, đen, vàng. 

Trong các nghi lễ thờ cúng của người Dao luôn được bà con trong dòng họ, làng bản đến tụ họp rất đông. Các bức tranh cúng thường được treo trên vách hoặc tường nhà được những người hiểu biết về nội dung chỉ dẫn cho người chưa biết. Nội dung trong tranh thờ cúng của người Dao chứa đựng nhiều giá trị giáo dục, tính nhân văn cao cả cho con người. Nghệ nhân Phàn Văn Phú, xã Tân Thành [Hàm Yên] chia sẻ, người Dao cho rằng các vị thần linh luôn nhìn thấu mọi việc của con người và sẵn sàng phạt người nào làm việc ác. Chỉ cần nhìn tranh các vị thần được khắc họa oai nghiêm, dữ dằn như bức Tứ đại Nguyên Soái Tam Thanh thì ai có ý nghĩ xấu xa, những mưu đồ đen tối sẽ bị đẩy lùi. Điều này đã tạo được sức lan tỏa trong giáo dục, mang lại niềm tin hướng con người đến những điều tốt đẹp.

Tranh thờ cúng của người Dao chứa đựng giá trị giáo dục tính nhân văn cho con người. Các bức tranh cúng thường treo kín trên vách nhà được thế hệ trước giảng giải cho thế hệ sau. Vì thế, tục thờ tranh dân gian được người Dao bảo tồn từ đời này qua đời khác tạo nên nét đẹp văn hóa riêng biệt.

Video liên quan

Chủ Đề