Trẻ 11 tháng uống bao nhiêu ml sữa mỗi lần?

Nhiều bà mẹ bị căng thẳng vì không biết cho con bú bao nhiêu lần là đủ. Liệu lượng sữa bé bú được mỗi cữ như vậy có là bình thường và hợp lý. Trên thực tế,  không có đáp án duy nhất cho câu hỏi này. Nó tùy thuộc vào lứa tuổi, trọng lượng và việc bé dùng sữa ngoài hoàn toàn hay kết hợp bú bình với bú mẹ...

Đối với trẻ bú mẹ

Nhiều chị em thường cảm thấy lo lắng vì cho con bú mẹ, ta không thể ước lượng được con đã bú bao nhiêu để biết liệu bé đã no. Trên thực tế, mẹ hoàn toàn có thể quan sát con để biết được bé đã bú đủ hay chưa như: 

- Tính chất của phân: Nếu mẹ thay vài chiếc bỉm của bé mỗi ngày với phân có màu vàng mù tạt thì có khả năng, bé đã bú đủ. Khoảng 2-3 tháng tuổi, bé đi tiêu đều đặn mỗi ngày hoặc cách ngày mới đi một lần nhưng phân mềm thì cũng là dấu hiệu bú đủ.

- Đi tiểu ở bé: Nếu bỉm của bé đều bị ướt mỗi lần mẹ thay [8-10 lần mỗi ngày trong những tháng đầu tiên] thì bé đã nhận đủ sữa mẹ.

- Nước tiểu không màu: Nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc không có màu chứng tỏ bé không bị mất nước.

- Phản ứng của bé sau khi bú mẹ: Như bé sẵn sàng ngủ. Nếu bé quấy khóc sau khi vừa “ti mẹ” thì có thể do bé vẫn còn đói [hoặc mẹ ít sữa]. Nhìn chung, khi đã bú no, bé sẽ năng động, khỏe mạnh và vui vẻ.

- Tăng cân tốt: Bé tăng cân đều khi bú mẹ thì không có gì phải lo lắng. Tăng cân là biểu hiện quan trọng nhất để biết bé bú mẹ đủ hay chưa. Vì thế, hãy theo dõi cân nặng của con thường xuyên.

Ngoài ra, xin mách mẹ bảng gợi ý lượng sữa mẹ trẻ cần theo cân nặng đối với những mẹ hút sữa cho con ti bình  [theo best-breastpumps]

Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu sữa một ngày là đủ?

Trẻ từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi có nhu cầu dinh dưỡng được phân chia ra làm 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi

Đây là giai đoạn có thể nói là hết sức quan trọng và thiêng liêng nhất khi mẹ và bé vừa được gặp nhau sau khoảng thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày, mẹ cần hết sức chú ý:

Đặc biệt là trong 72h đầu sau khi sinh, cơ thể mẹ sẽ tiết ra lượng sữa non vô cùng quý sẽ giúp bé yêu tăng cường hệ miễn dịch suốt 6 tháng đầu tiên, vì vậy các mẹ cần tận dụng tối ưu nguồn sữa này nhé.

Thời gian này bé cũng có thể sẽ bị sụt cân sinh lý, đây là dấu hiệu hết sức bình thường vì vậy các mẹ không cần quá lo lắng. Lượng bú khuyến cáo:

Tháng tuổiLượng sữa / LầnCữ bú/ NgàyGiờ ngủ1-2 ngày đầu7 – 14ml8 -12 lần18 -20 tiếngNgày thứ 3 trở đi30 – 35ml8 -12 lần18 -20 tiếng

Giai đoạn 2: trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi

Ở giai đoạn này khi cơ thể bé đã quen dần hơn với mọi thứ, dạ dày bé cũng lớn hơn  cho nên các mẹ có thể tăng dần lượng sữa lên để phù hợp với nhu cầu phát triển của bé. Lượng bú khuyến cáo :

Tháng tuổiLượng sữa / LầnCữ bú/ NgàyGiờ ngủTháng 135 – 60ml6 – 8 lần18 -20 tiếngTháng 260 – 90ml5 – 7 lần16 – 18 tiếngTháng 360 – 120ml5 – 6 lần14 – 15 tiếng

Giai đoạn 3: trẻ trong độ tuổi từ 4 – 6 tháng tuổi

Lúc này, bé đã biết phản ứng với những hành động của mọi người, bé cười đùa nhiều hơn và phát triển một cách rõ rệt về mọi mặt. Tất nhiên, lúc này lượng sữa và cữ bú của bé cũng được thay đổi theo sự phát triển đó. Lượng bú khuyến cáo:

Tháng tuổiLượng sữa / LầnCữ bú/ NgàyGiờ ngủTháng 490 – 120ml5 – 6 lần13 – 14 tiếngTháng 590 – 120ml5 – 6 lần13 – 14 tiếngTháng 6120 – 180 ml5 lần13 – 14 tiếng

Lưu ý: cuối tháng thứ 5, đầu tháng thứ 6 lúc này khi dạ dày và hệ tiêu hóa của bé đã đủ cứng cáp hơn mẹ  có thể bắt đầu cho bé tập làm quen dần với thức ăn dặm mềm, [bột ăn dặm, hoa quả tươi…]  hoặc dặm thêm  sữa công thức để giúp bổ sung một cách đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng.

Giai đoạn 4: Trẻ từ 7 -12 tháng tuổi

Đây có thể nói là giai đoạn đánh dấu sự phát triển vượt trội của bé, không chỉ riêng sữa mẹ, bé đã bắt đầu ăn thêm được hoa quả và rau củ , bột ăn dặm… Chính vì vậy, mẹ cần hết sức lưu ý về nguồn gốc thực phẩm cũng như cách chế biến món ăn dặm để không làm mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng.

Nếu như mẹ bổ sung không đúng cách hoặc thiếu chất sẽ khiến quá trình phát triển của bé bị chậm loại , chững cân và một số những biểu hiện bệnh lý khác. Lượng bú khuyến cáo :

Tháng tuổiLượng sữa / LầnCữ bú/ NgàyBữa ăn dặmGiờ ngủ7180 – 220 ml3 – 4 Lần1 – 2 bữa ăn dặm bột ngọt, mặn + Hoa quả tươi13 -14 tiếng8200 – 240ml42 bữa ăn dặm bột ngọt, mặn + Hoa quả tươi13 -14 tiếng9240ml42 bữa ăn dặm bột ngọt, mặn + Hoa quả tươi12 – 13 tiếng10240ml43 bữa ăn dặm bột ngọt, mặn + Hoa quả tươi hoặc sữa chua12 – 13 tiếng11240ml43 bữa ăn dặm bột ngọt, mặn + Hoa quả tươi hoặc sữa chua12 – 13 tiếng12240ml43 bữa ăn dặm bột ngọt, mặn + Hoa quả tươi hoặc sữa chua12 tiếng

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ đói cần được bú sữa

Khi bé có những biểu hiện dưới đây chứng tỏ là bé đang đói và cần được cho bú, mẹ cần hết sức lưu ý tránh để bé đói lâu sẽ dễ cùn và khó dỗ hơn.

– Bé khó chịu, cáu gắt và quấy khóc

– Bé liếm môi, há và ngậm miệng

– Bé vùi đầu vào ngực mẹ và  cựa quậy đầu

Cách nhận biết trẻ đã bú no sữa

Trong giai đoạn từ 0 – 12 tháng sữa là chất dinh dưỡng chính [bữa ăn chính] của bé nên mẹ cần đặc biệt lưu ý tính toán lượng sữa cho phù hợp. Để biết bé đã bú đủ no hay chưa thì mẹ để ý đến các dấu hiệu sau:

– Bé tăng cân đều

– Bé không quấy khóc

– Khi no bé sẽ nhả ti mẹ ra hoặc nếu ngậm thì sẽ không ray hay mút đầu ti

– Bé đi tiểu đều, trung bình ngày thay từ 5-6 lần tã

Ngoài ra mẹ có thể tham chiếu Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ trong độ tuổi 0 – 12 tháng để biết rằng con đã phát triển được theo đúng chuẩn chưa. Nếu trẻ đã đạt được chuẩn rồi thì mẹ đã chăm sóc bé đúng cách, ngược lại trẻ thấp hơn hoặc cao hơn so với tiêu chuẩn này mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn của mẹ, của bé và lịch sinh hoạt điều độ hơn.

Trong nhiều trường hợp mẹ không đủ sữa cho con bú hoặc mất sữa hoàn toàn thì thật là đáng tiếc. Tuy nhiên mẹ đừng quá lo lắng vì ngày nay công nghệ hiện đại mẹ hoàn toàn có thể tìm được sản phẩm sữa có công thức tương đương và giống với sữa mẹ. Vì trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn non yếu nên mẹ nên ưu tiên tìm hiểu các loại sữa có công nghệ tiên tiến như sữa sinh học, sữa organic cho con. Sau giai đoạn 12 tháng mẹ có thể đổi sang các sản phẩm sữa khác theo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Trẻ bú sữa mẹ và sữa công thức phát triển thế nào?

Đối với trẻ bú sữa mẹ:

Dựa theo các nghiên cứu và khảo sát trẻ bú sữa mẹ, các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa kết luận: Bé trong 3 tháng đầu tăng trưởng và phát triển rất nhanh, do đó bé cần đảm bảo năng lượng, vitamin và khoáng chất đầy đủ. Trong 3 tháng sau thì bé bắt đầu tăng cân chậm hơn nên lượng sữa bé cần tăng không quá nhiều. Do đó mặc dù sữa mẹ không về nhiều hơn nhưng bé bú vẫn là đủ. Mẹ hoàn toàn yên tâm khi con được hưởng trọn vẹn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ dành cho con.

Đối với trẻ vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa công thức.

Khi sữa mẹ không đủ, mẹ phải đi làm hoặc vì lý do nào đó mà không thể cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì phương pháp kết hợp cho bé bú sữa mẹ với sữa công thức là hữu hiệu nhất hiện nay. Khi đó, lượng sữa ngoài bổ sung mỗi lần nên dựa vào lượng sữa mẹ thiếu hụt. Tuy nhiên mẹ nên cố gắng duy trì cho bé bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho con.

Đối với trẻ bú sữa công thức hoàn toàn:

Trường hợp mẹ cho con bú sữa công thức về tổng thể thì dinh dưỡng không thể tốt được như sữa mẹ nên bé sẽ hấp thu kém hơn. Chính vì vậy, lượng sữa được Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất in trên hộp sữa. Ngoài ra mẹ cũng cần trang bị cho mình thêm các kiến thức về công dụng của từng thành phần trong sữa công thức để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của con. Dưới đây là một số nhóm sữa được phân theo công dụng phù hợp với nhu cầu từng bé mẹ có thể tham khảo:

Chủ Đề